Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel

hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội để bạn đọc cùng tham khảo và có thể hiểu rõ hơn về tập đoàn Viễn thông Viettel nhé.

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) do Bộ Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin. Với slogan "Hãy nói theo cách của bạn", Viettel luôn cố gắng nỗ lực phát triển vững bước trong thời gian hoạt động.

Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao. Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 10 quốc gia (Lào, Campuchia, Peru, Myanmar, Haiti, Mozambique,...) ở 3 Châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, với tổng dân số hơn 190 triệu. Năm 2012, Viettel đạt doanh thu 7 tỷ USD[4] với hơn 60 triệu thuê bao trên toàn cầu. Năm 2018,theo đó, Viettel tiếp tục là thương hiệu đứng số 1 về giá trị, với mức định giá 3,178 tỷ USD (tăng 23,7% so với năm 2017), bằng tổng giá trị của thương hiệu đứng thứ 2 và thứ 3 trong bảng xếp hạng cộng lại. Trong bảng xếp hạng 300 thương hiệu viễn thông giá trị nhất thế giới năm 2018 của Brand Finance, Viettel đứng thứ 47 (tăng một bậc so với năm 2017), xấp xỉ các nhà mạng khác như Singtel (số một ở Singapore), Ooredoo (số 1 ở khu vực Trung Đông).

Năm 2018, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính xếp hạng Viettel ở vị trí số 1 trong danh sách những công ty nộp thuế lớn nhất Việt Nam.

Lịch sử hình thành

Ngày 1 tháng 6 năm 1989, Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO) được thành lập, là tiền thân của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel).

Năm 1990 đến năm 1994, Xây dựng tuyến vi ba răng Ba Vì - Vinh cho Tổng cục Bưu điện. Xây dựng tuyến vi ba băng rộng lớn nhất (140 Mbps); xây dựng tháp anten cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ (125m).

Năm 1995, Viettel là Doanh nghiệp duy nhất được cấp giấy phép kinh doanh dịch đầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam.

Năm 1999: Hoàn thành đường trục cáp quang 2.000 km Bắc – Nam với dung lượng 2.5Mbps có công nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công sáng kiến thu – phát trên một sợi quan. Thành lập Trung tâm Bưu chính Viette

Năm 2000: Chính thức tham gia thị trường Viễn thông phá thế độc quyền của VNPT. Doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại sử dụng công nghệ IP (VoIP) trên toàn quốc. Lắp đặt thành công cột phát sóng của Đài Truyền hình Quốc gia Lào cao 140m.

Năm 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế.

Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.

Tháng 1 năm 2003, Khởi công xây dựng tuyến cáp quang Quân sự Bắc Nam 1B.

Tháng 2 năm 2003, Đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Binh chủng Thông tin.

Tháng 3 năm 2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN) đường dài tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Tháng 4 năm 2003, Bắt đầu lắp đặt mạng lưới điện thoại di động.

Ngày 15 tháng 10 năm 2004: Cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Cổng cáp quang quốc tế.

Tháng 4 năm 2004, thành lập Tổng Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng

Năm 2005: Cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo.

Năm 2006: Đầu tư ở Lào và Campuchia.

Năm 2007: Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – Internet.

Năm 2007, thành lập Công ty Công nghệ Viettel (nay là Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel)

Năm 2008: Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. Số 1 tại Campuchia về hạ tầng viễn thông. Viettel lọt vào top 100 thương hiệu uy tín nhất thế giới (Intangible Business and Informa Telecoms 2008).

Năm 2009: Viettel trở thành Tập đoàn kinh tế, có mạng 3G lớn nhất Việt Nam và là mạng duy nhất trên thế giới ngay khi khai trương đã phủ được 86% dân số. Viettel nhận giải thưởng: Nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất của năm (Frost & Sullivan Asia Pacific ICT Award 2009).Viettel nhận giải thưởng: Nhà cung cấp tốt nhất tại thị trường đang phát triển (The World Communications Awards 2009)

Năm 2010: Đầu tư vào Haiti và Mozambique. Số 1 tại Campuchia về cả doanh thu, thuê bao và hạ tầng. Thương hiệu Metfone của Viettel tại Campuchia nhận giải thưởng: nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất tại thị trường mới nổi (Frost & Sullivan Asia Pacific ICT Award 2010).

Năm 2010, chuyển đổi thành Tập đoàn Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Năm 2011: Số 1 tại Lào về cả doanh thu, thuê bao và hạ tầng. Thương hiệu Metfone của Viettel tại Campuchia nhận giải thưởng: nhà cung cấp tốt nhất tại thị trường đang phát triển (The World Communications Awards 2011).

Năm 2011, Viettel vận hành chính thức dây chuyền sản xuất thiết bị viễn thông hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á.

Năm 2012: Thương hiệuUnitel của Viettel tại Lào nhận giải thưởng nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất tại thị trường đang phát triển (The World Communications Awards 2012). Thương hiệu Movitel của Viettel tại Mozambique nhận giải thưởng: doanh nghiệp có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện viễn thông ở vùng nông thôn châu Phi.

Năm 2013, doanh thu đầu tư nước ngoài cán mốc 1 tỷ USD.

Năm 2015, triển khai thử nghiệm mạng di động 4G tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Năm 2018, chuyển đổi thành Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Chính phủ theo Nghị định số 05/2018/NĐ-CP, Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Lãnh đạo hiện nay

Phụ trách Tổng Giám đốc: Thiếu tướng Lê Đăng Dũng,

Phó Tổng Giám đốc: Thiếu tướng Hoàng Sơn, Bí Thư Đảng ủy.

Phó Tổng Giám đốc: Đại tá Nguyễn Đình Chiến phụ trách lĩnh vực nghiên cứu sản xuất của Tập đoàn.

Phó Tổng Giám đốc: Thượng tá Đỗ Minh Phương phụ trách trực tiếp Tổng Công ty Viễn thông Viettel và chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh.

Phó Tổng Giám đốc: Thượng tá Tào Đức Thắng phụ trách mảng đầu tư nước ngoài của Tập đoàn Viettel.

Phó Tổng Giám đốc: Đại tá Nguyễn Thanh Nam

Tổ chức Đảng

Tổ chức chung

Từ năm 2006 thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội. Tổ chức Đảng bộ trong Tập đoàn Viettel theo phân cấp như sau:

Đảng bộ Tập đoàn Viettel là cao nhất.

Đảng bộ các Tổng công ty, Công ty trực thuộc Tập đoàn Viettel

Đảng bộ các Công ty, các đơn vị cơ sở trực thuộc Tổng công ty thuộc Tập đoàn Viettel

Chi bộ các phòng, ban cơ quan đơn vị trực thuộc đơn vị cơ sở

Thành phần

Về thành phần của Đảng ủy Tập đoàn Viettel thường bao gồm như sau:

Ban Thường vụ

  • Bí thư: Phó Tổng Giám đốc
  • Phó Bí thư: Tổng Giám đốc
  • Ủy viên Thường vụ: Phó Tổng Giám đốc
  • Ủy viên Thường vụ: Phó Tổng Giám đốc
  • Ủy viên Thường vụ: Phó Tổng Giám đốc

Ban Chấp hành Đảng bộ

  • Đảng ủy viên: Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp
  • Đảng ủy viên: Trưởng phòng Chính trị
  • Đảng ủy viên: Trưởng phòng Tài chính
  • Đảng ủy viên: Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Viettel.
  • Đảng ủy viên: Tổng Giám đốc Tổng Công ty Mạng lưới Viettel
  • Đảng ủy viên: Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel.
  • Đảng ủy viên: Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel
  • Đảng ủy viên: Giám đốc Công ty Bất động sản Viettel.
  • Đảng ủy viên: Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel.
  • Đảng ủy viên: Giám đốc Công ty
  • Đảng ủy viên: Giám đốc Công ty
  • Đảng ủy viên: Giám đốc Công ty

Tổ chức chính quyền

Cơ quan trực thuộc

  • Văn phòng
  • Thanh tra
  • Ủy ban kiểm tra
  • Phòng Kế hoạch Tổng hợp
  • Phòng Chính trị
  • Phòng Hậu cần
  • Phòng Kỹ thuật
  • Phòng Tài chính
  • Phòng Điều tra hình sự
  • Phòng Khoa học Quân sự
  • Phòng Thông tin Khoa học quân sự

Đơn vị Hạch toán trực thuộc

  • Tổng Công ty Viễn thông Viettel.
  • Tổng Công ty Mạng lưới Viettel
  • Công ty Bất động sản Viettel.
  • Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel.
  • Công ty Truyền hình Viettel.
  • Trung tâm Giải pháp công nghệ thông tin và viễn thông Viettel.
  • Trung tâm Phần mềm viễn thông Viettel.
  • Trung tâm Nghiên cứu phát triển thiết bị mạng viễn thông Viettel.
  • Trung tâm Nghiên cứu thiết bị thông minh Viettel.
  • Học viện Viettel.
  • Trung tâm Thể thao Viettel.
  • Trung tâm Đo lường chất lượng Viettel.
  • Công ty An ninh mạng Viettel.

Công ty con 100% Vốn Điều lệ

  • Công ty TNHH một thành viên Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel.
  • Công ty TNHH một thành viên Thông tin M1.
  • Công ty TNHH một thành viên Thông tin M3.
  • Công ty TNHH một thành viên Kinh doanh nhà Viettel.
  • Công ty TNHH một thành viên Đầu tư công nghệ Viettel.
  • Công ty Viettel America (VTA).
  • Công ty Thông tin viễn thông điện lực (EVNT).

Công ty con trên 50% Vốn Điều lệ

  • Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel.
  • Tổng Công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel (VTG).
  • Công ty cổ phần Công trình Viettel.
  • Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế Viettel.
  • Công ty TNHH Viettel - CHT.
  • Công ty cổ phần Công nghệ Viettel.
  • Công ty TNHH Phát triển nhà Viettel - Hancic.
  • Công ty Viettel - Peru.
  • Công ty cổ phần Phát triển đô thị Vinaconex - Viettel (VVHA).
  • Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả.

Công ty Liên kết

  • Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex - Viettel.
  • Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex).
  • Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB).
  • Công ty cổ phần Công nghiệp cao su COECCO.
  • Công ty cổ phần EVN Quốc tế.
  • Công ty cổ phần Phát triển thương mại Vinaconex.
  • Công ty cổ phần Vĩnh Sơn.
  • Công ty cổ phần IQ Links - EVNT.
  • Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ.
  • Công ty cổ phần Giải pháp thanh toán điện tử và viễn thông ECPAY - EVNT.

Các chi nhánh ở nước ngoài

  • Chi nhánh Cộng hòa Nam Phi
  • Văn phòng đại diện Cộng hòa Haitti
  • Văn phòng đại diện Cộng hòa Kenya

Các chi nhánh ở trong nước

Viettel có các chi nhánh ở cả 63 tỉnh thành phố trong cả nước.

Trường học/Học viện

Học viện Viettel

Cách tra mã vận đơn Viettel

Để tra mã vận đơn Viettel, mời các bạn tham khảo bài viết sau: Cách tra mã vận đơn Viettel

Khen thưởng

  • Huân chương Độc lập hạng Ba (2009)
  • Danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (2014)
  • Danh hiệu Anh hùng Lao động giai đoạn 1996-2005 (2007)
  • Danh hiệu Anh hùng Lao động (2011)
  • Huân chương Lao động hạng Ba (2008)
  • Giải thưởng Sao Khuê (2007)
  • Thương hiệu Quốc gia (2010)

Hoạt động kinh doanh

  • Cung cấp dịch vụ Viễn thông
  • Truyền dẫn
  • Bưu chính
  • Phân phối thiết bị đầu cuối
  • Đầu tư tài chính
  • Truyền thông
  • Đầu tư Bất động sản
  • Xuất nhập khẩu
  • Đầu tư nước ngoài
  • In ấn

Những thành tựu

Tại Việt Nam

Số 1 về dịch vụ di động tại Việt Nam (hết năm 2009 có hơn 47,6 triệu thuê bao hoạt động hai chiều và hơn 24,7 triệu thuê bao đã đăng kí)

Số 1 về tốc độ phát triển dịch vụ di động tại Việt Nam (năm 2005, 2006, 2007).

Số 1 về tốc độ truyền dẫn cáp quang ở Việt Nam. (???)

Số 1 về mạng lưới phân phối ở Việt Nam.

Số 1 về đột phá kỹ thuật: Thu – phát trên một sợi quang. VoIP.

Số 3 về quy mô tổng đài chăm sóc khách hàng ở Việt Nam.

Năm 2013, Danh hiệu Doanh nghiệp đóng Thuế nhiều nhất Việt Nam do Vietnam Report và Tổng cục Thuế trao tặng.

Trong khu vực

Là một trong những doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Là mạng di động được ưa chuộng tại Campuchia.

Trên thế giới

Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới.

Lọt vào top 20 nhà mạng lớn nhất thế giới.

Nhà cung cấp dịch vụ của năm tại thị trường mới nổi trong hệ thống Giải thưởng Frost & Sullivan Asia Pacific ICT Awards 2009.

Hiện tại, Viettel đang cung cấp 12 đầu số di động:

STT

Đầu số

Thời gian cung cấp

Thời gian chuyển đổi

1

098

15/10/2004

2

097

25/09/2006

3

0168

25/07/2007

19/9/2018

4

0169

28/03/2008

17/9/2018 (Đầu số 0169.66 được chuyển đổi từ ngày 15/9/2018)

5

0167

10/12/2008

23/9/2018

6

0166

04/08/2008

25/9/2018

7

0165

18/03/2009

27/9/2018

8

0164

23/11/2009

03/10/2018

9

0163

01/03/2010

05/10/2018

10

01626 - 01629

15/12/2011

07/10/2018

11

096

2012(EVN Sáp nhập)

12

086

3/2016

Nhân lực và tài chính

Vốn Điều lệ

Năm 2000 là 2.3 tỷ đồng

Năm 2010 là 22.000 tỷ đồng

Năm 2013 là 85.000 tỷ đồng

Năm 2014 là 100.000 tỷ đồng

Doanh thu và lợi nhuận

Doanh thu

Năm 1990: 1,461 tỷ đồng

Năm 1995: 13 tỷ đồng

Năm 1999: 36 tỷ đồng

Năm 2010: 60.000 tỷ đồng

Năm 2012: 140.000 tỷ đồng

Năm 2015: 222.700 tỷ đồng

Lợi nhuận

Năm 1990: 125 triệu đồng

Năm 1995: 620 triệu đồng

Năm 1999: 790 triệu đồng

Năm 2010: 15.500 tỷ đồng

Năm 2012: 27.000 tỷ đồng

Năm 2015: 45.800 tỷ đồng

Tổng Giám đốc qua các thời kỳ

2000-2014, Hoàng Anh Xuân, Trung tướng

2014-2018, Nguyễn Mạnh Hùng, Thiếu tướng (2012), nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel

1.2019-nay, Lê Đăng Dũng, Quyền Tổng giám đốc

Phó Tổng Giám đốc qua các thời kỳ

2000-2014, Dương Văn Tính, Thiếu tướng (2008), Bí thư Đảng ủy (2008-2014)

2000-2014, Nguyễn Mạnh Hùng Thiếu tướng (2012)

2000-2009, Tống Thành Đại, Đại tá, nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Công trình Viettel

2002-2018 Lê Đăng Dũng, Thiếu tướng (2011), Bí thư Đảng ủy (2014-2019)

2009-2018, Tống Viết Trung(1962), Thiếu tướng (2018) Giám đốc Công ty Viễn thông Viettel.(2004-2008)

2008-2017, Hoàng Công Vĩnh(1957), Thiếu tướng (2014), nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Công trình Viettel(1.2005-1.2008)

2014-nay, Hoàng Sơn(1962),Thiếu tướng (2018) Bí thư Đảng ủy (2019-nay), nguyên Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Viettel (2008-2014)

8.2015-nay Đại tá Nguyễn Đình Chiến, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel

8.2015-nay Thượng tá Đỗ Minh Phương, nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) (2014-8.2015)

8.2015-nay Thượng tá Tào Đức Thắng, nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global)

11.2018-nay Đại tá Nguyễn Thanh Nam, nguyên Tổng giám đốc Viettel Myanmar (Mytel) và là Phó Tổng giám đốc Viettel Global.

Cửa hàng giao dịch Viettel tại các tỉnh thành

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 5.357
0 Bình luận
Sắp xếp theo