Sáng kiến kinh nghiệm về y tế học đường
Sáng kiến kinh nghiệm về y tế học đường cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông được Hoatieu.vn chia sẻ đến bạn đọc gồm file word tải về hoàn chỉnh, là mẫu sáng kiến kinh nghiệm về một số biện pháp làm tốt công tác y tế trường học hay và bổ ích. Mời các bạn tải file đầy đủ để tham khảo chi tiết nhé.
Một số sáng kiến kinh nghiệm về y tế học đường
- 1. Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh ở trường học THCS
- 2. SKKN Quản lý, chăm sóc sức khỏe học sinh nội trú trường THCS
- 3. Sáng kiến công tác y tế học đường trong trường tiểu học
- 4. Phương pháp vận động học sinh của trường tiểu học và trung học cơ sở mua Bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ cao
- 5. Sáng kiến Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học
- 6. Biện pháp đổi mới công tác quản lý chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non
Y tế học đường hay y tế trong trường học đang rất được các cấp ngành, phụ huynh học sinh quan tâm hiện nay. Y tế học đường bao gồm các hệ thống dụng cụ y tế, phương pháp can thiệp nhằm đảm bảo vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần cho học sinh. Đồng thời, giúp học sinh có những kĩ năng cơ bản nhất trên cơ sở khoa học thực tiễn để tự nhận biết, chăm sóc sức khỏe bản thân. Y tế học đường bao gồm một số lĩnh vực như sau: vệ sinh trường học, quản lý và chăm sóc sức khỏe trong trường học, giáo dục sức khỏe trong trường học,… Hiện nay, trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, bên cạnh việc đổi mới phương pháp giáo dục, lấy người học làm trung tâm, nâng cao chất lượng giáo dục thì việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức để hoàn thiện nhân cách cho học sinh cũng là việc làm vô cùng quan trọng của toàn ngành giáo dục, hướng đến xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện phòng, chống bạo lực học đường. Điều này đặt ra nhiệm vụ cho các nhà trường và giáo viên cần có giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng y tế học đường. Sáng kiến kinh nghiệm về một số giải pháp làm tốt công tác y tế trường học được Hoatieu chia sẻ sau đây được đánh giá trình bày rõ ràng, các giải pháp đưa ra có tính thực tiễn và ứng dụng cao. Mời bạn đọc tham khảo để có thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn áp dụng cho trường, lớp của mình nhé.
1. Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh ở trường học THCS
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Cơ sở lí luận:
Trường học là nơi giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh cũng có nghĩa là làm tốt nội dung giáo dục khác. Thật vậy, số lượng học sinh chiếm một phần tư dân số, thuộc lứa tuổi trẻ tương lai của đất nước, vì vậy sức khỏe của học sinh hôm nay có nghĩa là sức khỏe của dân tộc ta mai sau.
Công tác y tế học đường là một khâu rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh ở trường học và đã được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng góp phần đảm bảo cho sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho thế hệ tương lai của đất nước.
Bởi vì sức khỏe liên quan mật thiết với sự phát triển con người. Sức khỏe tốt tạo điều kiện cho con người phát triển thể chất nói chung, học tập và lao động nói riêng. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy trí nhớ, sức chú ý, sự cần cù, độ dẻo dai trong học tập phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái chung của sức khỏe và thể lực.
Sức đề kháng của cơ thể học sinh còn yếu kém, dễ bị mắc các loại dịch bệnh. Do đặc điểm tâm lý của độ tuổi học sinh rất hiếu động dễ bị ngã xây xát ngoài da, dễ bị các tai nạn thương tích như bỏng nước sôi, điện giật, đuối nước…mà học sinh chưa thể biết tự đề phòng. Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh là nhằm bảo vệ sức khỏe cho học sinh, phòng chống các loại dịch bệnh đặc biệt là dịch bệnh Covid-19, các tai nạn thương tích cho học sinh, giúp cho học sinh phát triển tốt cả về vật chất lẫn tinh thần. Có thể nói công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh ở trường học là việc vô cùng quan trọng của toàn xã hội.
Chính vì vậy mà ngày 01/03/2000, Liên tịch Y tế-Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư số 03 về việc hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học đã đề cập đến việc “Sức khỏe tốt là một mục tiêu quan trọng của giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên trong trường học các cấp. Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho thế hệ học sinh ở các trường học là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, mỗi gia đình và toàn xã hội”. Ngày 12/7/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg về việc Tăng cường công tác y tế trong các trường học và ngày 4/12/2007 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định số 73/2007/QĐ-BGDĐT về việc Ban hành quy định về hoạt động y tế ở các cơ sở giáo dục phổ thông với mục đích “Hoạt động y tế trong các trường phổ thông nhằm bảo vệ, Giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên nhà trường”.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Công tác y tế của trường học vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Đội ngũ cán bộ y tế ở các trường kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho học sinh còn hạn chế, chưa linh hoạt trong việc xử trí các tình huống chăm sóc sức khỏe cho học sinh, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu, chưa đầy đủ. Các khó khăn tồn tại trên đã dẫn đến sự gia tăng một số bệnh tật ở lứa tuổi học đường như: Cận thị, cong vẹo cột sống, các bệnh răng miệng, bệnh giun sán, đặc biệt có nhiều bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời đã gây ra ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của học sinh. Muốn chăm sóc sức khỏe cho học sinh tốt, người phụ trách y tế phải nắm được chế độ chăm sóc sức khỏe ban đầu là vô cùng cần thiết và quan trọng.
Là một nhân viên y tế trong trường đảm nhận công tác y tế học đường. Hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, tôi xin được mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm cùng chị em đồng nghiệp sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh ở trường học”.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng của công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh ở trường học .
- Tìm ra các biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh ở trường học .
3. Đối tượng nghiên cứu và khảo sát thực nghiệm:
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
5. Phạm vi nghiên cứu và thời gian:
Đề tài được áp dụng cho học sinh, giáo viên toàn trường.
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Dựa vào các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp lãnh đạo
- Dựa trên điều kiện thực tế của nhà trường
- Dựa vào các tài liệu hướng dẫn, tham khảo về công tác y tế trường học
- Dựa vào các buổi tập huấn về công tác y tế trường học
- Dựa vào một số ý kiến đóng góp của đồng nghiệp.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận:
* Sức khỏe:
* Các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh:
- Xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh.
- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe (Là nền tảng).
- Phòng chống các dịch bệnh.
- Phòng chống tai nạn thương tích
- Đảm bảo an toàn trường học
- Tiêm chủng văcxin mở rộng.
...
2. Cơ sở thực tiễn.
2.1. Mô tả thực trạng:
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm lãnh đạo của UBND Huyện Đan Phượng, phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng, TTYT dự phòng huyện, sự chỉ đạo sát xao của Ban giám hiệu nhà trường, sự quan tâm phối kết hợp của chính quyền địa phương và của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường.
- Trường đã có phòng y tế riêng, có cơ số thuốc thiết yếu và trang thiết bị y tế đầy đủ theo danh mục quy định của Bộ y tế để chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
...
* Khó khăn:
- Một số giáo viên trẻ mới vào ngành nên kỹ thuật và kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh chưa được linh hoạt.
- Sức khỏe, thể lực của học sinh trong trường, lớp không đồng đều, nhiều học sinh hay ốm.
- Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến sức khỏe của con.
2.2. Số liệu khảo sát trước khi thực hiện đề tài:
...
3. Giải pháp khoa học tiến hành:
3.1. Biện pháp 1:
Tham mưu BGH nhà trường xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh năm học 2020-2021.
Kế hoạch là một yếu tố cần thiết trong quá trình thực hiện một mục tiêu nào đó. Nó giúp ta tiên liệu được những tình huống sắp xảy ra và có kế hoạch phối hợp được với những thành viên khác tạo nên một sức mạnh tổng hợp, nó giúp để đạt được mục đích cần đạt đến. Nhìn vào tình hình thực tế, cũng như vấn đề chăm sóc sức khỏe ban đầu mà toàn xã hội đang quan tâm. Tôi đã nhận định được những điểm mạnh và những điều còn hạn chế, trong công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong trường mình. Do vậy ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh trong cả năm học trong đó bao gồm các nội dung về phòng chống dịch bệnh Covid-19, phòng chống tai nạn thương tích, an toàn trường học, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống xâm hại, bạo lực học đường, phòng chống ma túy-HIV/AIDS, phòng chống dịch bệnh… phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
Đặc biệt, trong năm học 2020-2021 có dịch bệnh Covid-19 lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người bùng phát trên toàn cầu từ tháng 12/2019 cho đến nay. Mặc dù nước ta đang kiểm soát tốt không để cho dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng nhưng tình hình dịch của các nước trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp. Nhận thức rõ được tính nguy hiểm của dịch bệnh và dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của các cấp lãnh đạo, các ban ngành tôi đã tham mưu Ban giám hiệu xây dựng các kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 trong đó có bao gồm các kịch bản, các phương án phòng chống dịch và đảm bảo an toàn đón học sinh đi học trở lại.
..............................
Mời bạn đọc tải file word chi tiết để tham khảo
2. SKKN Quản lý, chăm sóc sức khỏe học sinh nội trú trường THCS
Phần 1. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi người là thành viên quan trọng nhất trong xã hội, sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Con người muốn có sức khỏe tốt thì công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe phải được quan tâm và ưu tiên hàng đầu.
Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ ở các trường học là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Để có một thế hệ kế cận có đầy đủ năng lực trí tuệ và sức khỏe để cống hiến cho xã hội, thì nhiệm vụ giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho học sinh là một trách nhiệm lớn của ngành giáo dục. Nhưng thực tế hiện nay công tác này vẫn đang là vấn đề bất cập, chưa thực sự được sự quan tâm đầu tư, hướng dẫn cụ thể theo một trình tự nhất định cả về chuyên môn lẫn cách thức thực hiện. Tuy nhiên với thực trạng ở nước ta hiện nay tình hình bệnh tật học đường ngày càng gia tăng như các bệnh lây nhiễm, Bệnh giun sán, bệnh sâu răng, bệnh đau mắt hột, bệnh đau mắt đỏ, bệnh Tai – Mũi - Họng, Bệnh đường tiêu hóa, bệnh ngoài da… và một số tật trong trường học đang ở mức báo động, đây là vấn đề bức xúc gây nhiều khó khăn cho ngành giáo dục và là vấn đề nóng mà xã hội rất quan tâm. Do đó tôi mạnh dạn đưa ra đề xuất “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS DÂN TỘC NỘI TRÚ HUYỆN LONG PHÚ” làm sáng kiến kinh nghiệm để nghiên cứu trong năm học 20... - 20...
2. Nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh tại trường THCS dân tộc nội trú Long Phú
- Thực trạng và giải pháp quản lý chăm sóc sức khỏe học sinh trường THCS dân tộc nội trú Long Phú
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Tính mới của đề tài
Giáo dục cho các em biết các cách phòng chống các loại dịch bệnh có liên quan đến sức khỏe học đường.
Chỉ ra cho học sinh thấy một số bệnh và tật thường phát sinh trong học đường.
Phần 2. Nội dung
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn
Căn cứ thông tư số: 03/2000/TTLT-BYT-BGD&ĐT, ngày 01/03/2000 của liên bộ Y tế - GD&ĐT về quy định nhiệm vụ y tế trường học.
Căn cứ Chỉ thị số 40/2008/BGDĐT, ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phát động phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Căn cứ phương hướng nhiệm vụ trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh của nhà trường.
Căn cứ thực trạng nguy cơ mắc bệnh ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe học sinh trong năm 20... - 20...:
Bên cạnh nguy cơ mắc các bệnh học đường thì nguy cơ nhiễm các bệnh dịch như Cúm, Tiêu chảy, đau Mắt đỏ trong trường học là rất cao. Đối với trường THCS DTNT huyện Long Phú là một loại hình trường chuyên biệt thực hiện nhiệm vụ nuôi và dạy con em các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Trong những năm qua làm công tác chăm sóc sức khỏe học sinh ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú Long Phú, tôi nhận thấy tình trạng sức khỏe, bệnh tật của học sinh diễn biến rất phức tạp, công tác quản lý và chăm sóc sức khoẻ gặp rất nhiều khó khăn. Hàng năm cứ nhập học được từ nửa tháng đến một tháng thì có nhiều học sinh bị sốt, đau bụng, cảm cúm, viêm họng, đau mắt đỏ .
Nguyên nhân: do môi sống thay đổi, do học sinh ở tập thể dễ lây nhiễm, sức đề kháng lứa tuổi yếu, hơn nữa lứa tuổi các em rất hiếu động, khó cách ly. Một số học sinh có bệnh mãn tính, cứ thay đổi thời tiết lại bệnh, Về tâm lý lứa tuổi các em còn nhỏ phải xa cha mẹ. Song song cùng tồn tại đó là việc nhận thức và ý thức vệ sinh của học sinh rất kém, nhiều em bước chân vào trường nội trú các em hoàn toàn chưa biết sử dụng nhà vệ sinh tự hoại, khạc nhổ và xả rác bừa bãi, ăn uống mất vệ sinh... chính những điều này làm cho công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe ban đầu gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp.
3. Giải pháp thực hiện
3.1. Xác định vai trò trách nhiệm và thực hiện tốt công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh trong nhà trường
Đây là một việc rất quan trọng vì có xác định được vai trò trách nhiệm của mình, xác định được nhiệm vụ trọng tâm trong công việc thì mới thực hiện tốt và có hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu công tác. Sau khi nghiên cứu các văn bản chỉ đạo về công tác y tế học đường, tôi xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong khi làm công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe ban đầu là một nhiệm vụ rất quan trọng . Bởi vì tất cả học sinh dân tộc nội trú các em được về đây ăn, ở, sinh hoạt và học tập tại trường theo chủ trương của Đảng là đào tạo một thế hệ có đủ sức, đủ tài sau này trở về địa phương làm cán bộ nòng cốt xây dựng quê hương đất nước.
Nhiệm vụ đầu tiên là kết hợp với cán bộ y tế trường là phân loại sức khỏe của học sinh ngay từ đầu năm học. Hiện nay cơ sở phân loại sức khỏe học sinh phổ thông dựa theo cuốn “Thường quy kỹ thuật Y học Lao động – Vệ sinh môi trường – Sức khỏe trường học”. Theo đó, sức khỏe của học sinh phổ thông chia ra làm 3 loại.
Loại I: loại này gồm những học sinh khỏe mạnh, không mắc bất kì bệnh/tật gì. Nhóm này là nhóm sức khỏe tốt hay còn gọi là nhóm sức khỏe loại A.
Loại II: Loại này gồm những học sinh khỏe mạnh nhưng có thể có 2 hay vài bệnh thông thường ở mức độ nhẹ như bệnh mắt đỏ, mắt hột, sâu răng…Nhóm này là nhóm có sức khỏe trung bình hay còn gọi là nhóm sức khỏe loại B.
Loại III: loại gồm những học sinh có thể lực yếu, mắc một hay nhiều bệnh/tật đáng kể hay hen phế quản, tim bẩm sinh, bệnh khuyết tật, suy dinh dưỡng…nhóm này là nhóm sức khỏe kém hay còn gọi là nhóm sức khỏe loại C. Trong năm20... - 20... học sinh toàn trường THCS DTNT huyện Long Phú là 266 em không có học sinh sức khỏe loại C.
...................................
Mời bạn đọc tải file word chi tiết để tham khảo
3. Sáng kiến công tác y tế học đường trong trường tiểu học
A. MỞ ĐẦU:
I. Lí do chọn đề tài:
Theo đánh giá chung, nguồn nhân lực y tế học đường cả nước nói chung và ngành giáo dục tỉnh Đồng Nai nói riêng còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế. Thế nên, bắt đầu từ năm 2007 đến nay, trên cơ sở chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ Giáo dục giao cho từng địa phương, nhu cầu đạo tạo cán bộ y tế của các địa phương trong tỉnh, Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh điều phối chỉ tiêu theo yêu cầu, mở các lớp đào tạo cán bộ y tế học đường theo địa chỉ ở các huyện để phục vụ y tế học đường. Cho đến nay, một số kết quả bước đầu trong chương trình này đã được ghi nhận.
Giai đoạn hiện nay, tình trạng cán bộ y tế học đường còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế, phụ cấp và các chế độ cho cán bộ y tế còn hạn chế nên chưa thu hút được cán bộ y tế về các trường học. Việc đào tạo theo địa chỉ là một chương trình thiết thực nếu quản lý tốt đầu ra sẽ giúp hoàn thiện đội ngũ y tế học đường theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục – Đào tạo nhằm đáp ứng việc chăm lo sức khỏe cho học sinh – sinh viên tại các trường học.
1. Tình hình về y tế học đường trong trường học:
2. Tình hình về nhân viên y tế trong trường học:
Hiện nay cán bộ y tế học đường còn thiếu trầm trọng, thời gian qua Sở Giáo dục và Đào tạo đã cùng Trường cao đẳng y tế Đồng Nai đẩy mạnh đào tạo theo địa chỉ cán bộ y tế học đường theo nhu cầu của các địa phương. Qua 4 năm liên kết đào tạo, đến nay, các địa phương Định Quán, Cẩm Mỹ, Tân Phú và Nhơn Trạch đã có 147 học viên tốt nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh lực lượng cán bộ y tế học đường sau khi được đào tạo bổ sung vào phòng y tế của các trường, hiện công tác đào tạo theo địa chỉ cán bộ y tế học đường vẫn còn khó khăn trong tuyển sinh và thu hút nguồn lực...
II. Mục đích nghiên cứu:
...
III. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm và phương pháp nghiên cứu hiện trạng.
IV. Kế hoạch nghiên cứu:
Nghiên cứu kĩ từng dạng tài liệu bổ trợ để thực hiện đề tài...
B. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:
...
I. Tập huấn công tác y tế học đường:
- Nội dung tập huấn:
- Hướng dẫn kĩ thuật giám sát các điều kiện vệ sinh trường học.
- Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh.
- Hướng dẫn tổ chức khám, lập hồ sơ và quản lí sức khỏe học sinh.
- Hướng dẫn thống kê, báo cáo và triển khai một số văn bản về y tế trường học.
- Thành phần tham dự: Mỗi trường 02 người, gồm:
- 01 đại diện Ban giám hiệu.
- 01 cán bộ (hoặc giáo viên) phụ trách y tế học đường.
1. Nội dung tập huấn:
a. Hướng dẫn kĩ thuật giám sát các điều kiện vệ sinh trường học:
Đẩy mạnh công tác bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên; triển khai có hiệu quả các chương trình y tế trong các cơ sở giáo dục, tập trung ưu tiên công tác phòng, chống dịch; chăm sóc mắt học đường; chăm sóc sức khỏe răng miệng; phòng, chống tật cong vẹo cột sống; phòng, chống giun sán; chăm sóc sức khỏe sinh sản; phòng, chống HIV/AIDS; bảo đảm an toàn thực phẩm; cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em; xây dựng trường học an
toàn phòng, chống tai nạn thương tích; thực hiện Bảo hiểm Y tế bắt buộc với học sinh, sinh viên theo quy định.
An toàn thực phẩm
- Chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học, phấn đấu 100% các trường học có tổ chức ăn bán trú, nội trú đảm bảo các điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Cải thiện tình trạng dinh dưỡng học sinh
- Chỉ đạo các trường học phối hợp các cơ sở y tế địa phương thực hiện chương trình Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em. Phấn đấu đến năm 20..., 100% các trường tại thành phố khống chế tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh dưới 10%; 100% các trường vùng nông thôn có tỷ lệ học sinh suy dinh dưỡng thể gầy dưới 20% thông qua các hoạt động giáo dục dinh dưỡng và tổ chức bữa ăn học đường tại các cơ sở giáo dục có tổ chức ăn bán trú, nội trú.
- Xây dựng các tài liệu hướng dẫn thực hành xây dựng khẩu phần ăn, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho học sinh trong các trường tổ chức ăn nội trú, bán trú.
...................................
Mời bạn đọc tải file word chi tiết để tham khảo
4. Phương pháp vận động học sinh của trường tiểu học và trung học cơ sở mua Bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ cao
Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
1. Mục đích của giải pháp:
Mục đích của giải pháp là tìm mọi biện pháp để vận động học sinh mua BHYT năm học 20...-20... đạt tỷ lệ cao nhất, tập trung ở khối THCS rồi nhân rộng ra khối TH của trường. Khi thực hiện tốt công tác này sẽ đem lại các ích lợi sau:
- Các em sẽ được chăm sóc sức khỏe tốt nếu chẳng may bị ốm đau bệnh tật;
- Thực hiện thắng lợi chủ trương nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước và kế hoạch của Ngành về công tác BHYT;
- Góp phần từng bước chuyển biến nhận thức của cộng đồng dân cư về công tác an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước nói chung, của công tác BHYT nói riêng.
- Tạo sự lan tỏa trong toàn trường, lan tỏa ra cộng đồng dân cư về việc mua BHYT. Từ đó, tạo đà và động lực cho việc vận động mua BHYT cho các năm tiếp theo.
2. Nội dung giải pháp:
2.1. Tìm hiểu, nắm bắt những thông tin cơ bản nhất về công tác mua Bảo hiểm y tế của học sinh trong năm học trước, trước khi tiến hành tuyên truyền vận động mua Bảo hiểm y tế năm học này.
Ngay từ đầu năm học, giáo viên phải tìm hiểu nắm bắt trước một bước học sinh của mình năm học trước em nào đã mua BHYT, em nào chưa mua BHYT? nguyên nhân tại sao học sinh đó không mua BHYT? hoàn cảnh gia đình gia đình học sinh đó như thế nào?,… Nghĩa là, giáo viên phải nắm những thông tin cơ bản nhất về học sinh mình trước khi tiến hành tuyên truyền, vận động mua BHYT. Đây chính là cơ sở khá quan trọng mà hầu như nhiều giáo viên xem nhẹ. Nếu chịu khó nắm bắt tốt thông tin ban đầu sẽ giúp ích rất nhiều cho giáo viên lập kế hoạch vận động có hiệu quả hơn.
2.2. Nghiên cứu thật kỹ Luật Bảo hiểm y tế, các văn bản hiện hành về BHYT, các quyền lợi, nghĩa vụ,…của người tham gia BHYT, cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên Trạm y tế phường; cập nhật các trường hợp cụ thể đã xảy ra tại địa phương khi tham gia BHYT và không tham gia BHYT;…
Đây chính là công việc cực kỳ quan trọng trong công tác vận động mua BHYT. Bạn không thể tuyên truyền vận động người khác mua BHYT trong khi bạn không nắm chắc, nắm rõ về công tác này. Những thông tin cơ bản nhất về công tác này như: các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác BHYT; Luật BHYT; các kế hoạch hành động của các cấp, các ngành về công tác này; tại sao phải vận động toàn dân mua BHYT; mức đóng BHYT của từng đối tượng; các hình thức mua (mua cá nhân, mua hộ gia đình,…); nhà nước hỗ trợ như thế nào với từng đối tượng; quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; các thông tin ghi trên thẻ BHYT và quyền lợi gắn với thông tin trên thẻ như thế nào?; khám thế nào là đúng tuyến, sai tuyến, quyền lợi khi khám đúng tuyến, khi khám sai tuyến;….
Khi nắm thật chắc, thật rõ về công tác BHYT bạn sẽ tự tin, chủ động và ứng xử, xử lý phù hợp với từng tình huống gặp phải khi vận động học sinh, thuyết phục cha mẹ học sinh mua BHYT cho con em mình. Và trên thực tế, bản thân tôi đã giải đáp, trả lời được tất cả các thắc mắc của cha mẹ học sinh (sau đây viết tắt là CMHS) tại cuộc họp, qua điện thoại, qua trao đổi bên ngoài,…làm cho mọi người hiểu và nắm rõ, góp phần tích cực vào hiệu quả vận động.
2.3. Lập kế hoạch vận động học sinh mua Bảo hiểm y tế
Bất cứ công việc nào muốn đạt hiệu quả đều phải có kế hoạch hành động cụ thể. Thông thường, giáo viên thường xem nhẹ việc này, cứ trên bảo sao thì xuống lớp triển khai lại như vậy. Hàng tuần, cứ kêu học sinh đóng tiền mua BHYT, cứ nhắc, cứ nhắc hàng ngày. Như vậy là không ổn, kết quả sẽ không cao. Để công tác vận động đạt hiệu quả, buộc người giáo viên phải xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể, định ra từng mốc thời gian. Kế hoạch không cần quá cầu kỳ, chỉ cần đơn giản nhưng chi tiết, cụ thể là được. Có kế hoạch với mốc thời gian cụ thể thì bản thân chúng ta mới chủ động và cố gắng hoàn thành đúng tiến độ được. Ví dụ, tôi xây dựng mốc thời gian vận động mua BHYT của năm học 20...-20... như sau:
...................................
Mời bạn đọc tải file word chi tiết để tham khảo
5. Sáng kiến Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin ngoài những tác động tích cực đến đời sống xã hội nó cũng gây ra không ít tác động tiêu cực như: tạo một hình tượng hư ảo trên mạng xã hội, nghiện game, phát tán những thông tin thất thiệt,… Học sinh phổ thông là những đối tượng dễ bị tác động tiêu cực nhất bởi lẽ các em đang ở độ tuổi có sự thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý, muốn khẳng định bản thân hay nổi loạn để gây sự chú ý.
Bên cạnh đó, với những áp lực trong cuộc sống đối với các em như: gia đình đổ vỡ, thường xuyên bị bố mẹ la mắng hay sự kỳ vọng quá lớn từ gia đình, thầy cô khiến các em bị áp lực, căng thẳng. Khi tình trạng này kéo dài, khiến các em dễ rơi vào tình trạng trầm cảm hoặc rối loạn cảm xúc.
Có không ít học sinh vì áp lực học tập đã bị trầm cảm dẫn đến các em chọn cách tìm cái chết để giải thoát cho bản thân. Chỉ 0,29 giây với khoảng 400.000 kết quả khi gõ tìm kiếm cụm từ “bạo lực học đường” khiến ta thật bất ngờ. Những hình ảnh học sinh nam - nữ giải quyết vấn
đề bằng nắm đấm chứng tỏ mình là các đàn anh, đàn chị khiến dư luận không khỏi phẩn nộ. Đây là những hành vi lệch lạc do các em không kiềm chế được cảm xúc, thiếu kĩ năng giải quyết vấn đề.
Tóm lại, có thể thấy học sinh có những biểu hiện hay hành vi sai lệch là do các em đang gặp khó khăn về tâm lí. Nếu được tư vấn kịp thời sẽ giúp các em có thể tự giải tỏa căng thẳng, có những hành vi đúng đắn hơn. Giáo viên chủ nhiệm chính là người mẹ thứ hai, là một nhà tư vấn, là một người làm công tác xã hội giúp các em vượt qua những khó khăn, trở ngại ấy một cách khoa học. Để làm được điều này giáo viên chủ nhiệm cần trang bị cho mình những kĩ năng và kiến thức về tâm - sinh của Sáng kiến: “Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học”
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
1.1 Khái niệm
“Tư vấn học đường” là hoạt động của những người có chuyên môn nhằm trợ giúp học sinh, cha mẹ học sinh và nhà trường (dưới các hình thức cố vấn, chỉ dẫn, tham vấn,…), để giải quyết những khó khăn của học sinh liên quan đến học đường như: Về tâm - sinh lí, định hướng nghề nghiệp, về học tập, về định hướng giá trị sống và kĩ năng sống, về pháp luật,…
“Tham vấn học đường” là là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó nhà tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực với học sinh nhằm giúp các em nhận thức được hoàn cảnh vấn đề để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và hành vi và tiềm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình.
1.2 Vai trò của tư vấn học đường
1.2.1 Hỗ trợ học sinh vượt qua khó khăn về tâm lí
1.2.2 Hỗ trợ học sinh giải quyết những yếu tố nảy sinh trong quá trình học tập
1.3 Nội dung tư vấn học đường
Tư vấn học đường cho học sinh gặp khó khăn trong học tập
Tham vấn học đường cho những học sinh có vấn đề về cảm xúc và hành vi
2. Cơ sở thực tiễn
2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
2.2. Mục tiêu tư vấn học đường
Một là, tham vấn học đường tạo động lực cho sự phát triển ở học sinh tiểu học và các thành viên khác trong trường học. Các hoạt động tham vấn học đường định hướng cho học sinh tìm được mục đích và sự hứng thú trong học tập, học sinh tự vượt qua những khó khăn trong học tập.
Hai là, tham vấn học đường phòng ngừa các tình huống đẩy học sinh – giáo viên đế bất lực hoặc cản trở quá trình phát triển của học sinh.
Ba là, tham vấn học đường khắc phục những vấn đề hiện có cản trở quá trình phát triển của học sinh. Hoạt động tham vấn học đường can thiệp vấn đề bạo lực học đường, học sinh chán học, vi phạm kỉ luật, …
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.4 Thuận lợi, khó khăn khi nghiên cứu đề tài
2.4.1 Thuận lợi
2.4.2 Khó khăn
Một bộ phận phụ huynh vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em, thiếu sự phối kết hợp với nhà trường.
Địa bàn xã rộng, dân cư thưa thớt nên việc tập trung học sinh còn gặp một số khó khăn; phần lớn phụ huynh là nông dân, công nhân cao su các em phải ở nhà phụ giúp gia đình làm công việc ảnh hưởng đến việc học tập.Sáng kiến: “Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học”
Nhận thức của học sinh còn hạn chế, chưa nhận thấy hậu quả từ những hành vi sai trái; các em dễ bị cám dỗ trước những chiêu trò của kẻ xấu. Hôn nhân gia đình không bền vững, nhiều em phải sống xa và thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, các em cảm thấy mặc cảm, xấu hổ về gia đình dẫn tới xa lánh, không hòa đồng cùng bạn bè.
PHẦN III: CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cần nắm rõ đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học
Để hoạt động tư vấn học đường cho học sinh đạt kết quả cao nhất đòi hỏi người làm công tác tư vấn cần xác định, nắm rõ về đối tượng cần được tư vấn. Qua đó đưa ra nội dung, phương pháp và hình thức tối ưu nhất phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau.
Sau quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấy được học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp tôi chủ nhiệm có một số đặc điểm như sau:
a. Đa cảm, dễ xúc động
Các em hết sức hồn nhiên, trong sáng. Các em luôn tự hào về những năng lực sở trường, mong muốn được người khác công nhận. Cá em rất vui khi được thưởng bằng vật chất hơn là những lời khen. Khi nhận xét học sinh, giáo viên cần tránh phê bình hay quát tháo.
Các em có một tình yêu to lớn dành cho gia đình mình. Trong trường hợp nếu gia đình đỗ vỡ các em sẽ dễ mặc cảm và rất dễ xúc động. Các em dễ bị tổn thương trước những hành động thô bạo hoặc những lời trách móc. Những hình ảnh bạo lực, những lời nói xúc phạm có thể gây ám ảnh cho các em một thời gian dài.
b. Hiếu động
Về mặt tâm - vận động: Các em thích khám phá thế giới xung quanh bằng nhiều cách khác nhau. Các em chơi hang say hết mình, luôn muốn giành chiến thắng để khẳng định bản thân mình.
Về sinh hoạt học tập: Các em dễ hào hứng cuốn theo các ý tưởng, các kiến thức lí thú mới lạ và không ngừng đặt ra các câu hỏi “Tại sao?”, “Làm thế nào?”
c. Nhiều ước mơ
Trí tưởng tượng của các em rất phong phú. Các em dễ tin vào những yếu tố huyền bí, những truyện thần thoại dân gian. Khi tiếp xúc với người lớn có nhân cách chuẩn mực, các em nhanh chóng hình thành ước mơ “Em sẽ trở thành một chú công an” hay “Em sẽ trở thành một phi hành gia”,… và những ước mơ này sẽ là động lực để các em phấn đấu rèn luyện.
d. Tin tưởng ở người lớn, đặc biệt là thầy cô giáo
Nếu các em nhận được sự quan tâm, che chở, cảm thông từ người lớn các
em sẽ quấn quýt, tin tưởng tuyệt đối và xem người ấy là thần tượng. Ở lứa tuổi tiểu
học, thầy cô giáo sẽ là thần tượng của các em bởi lẽ thầy cô biết mọi thứ, giải đáp
được mọi thắc mắc của các em, chữ viết đẹp, giọng nói dịu dàng,…
e. Dễ được cảm hóa
...
Tóm lại, với tất cả các đặc điểm tâm sinh lý trẻ em lứa tuổi tiểu học: nhận thức qua trực quan, tư duy hình ảnh, hiếu động, thích bắt chước người xung quanh, muốn được khen ngợi, dễ vui và dễ giận hờn, một số em đã có dấu hiệu dậy thì,…
Người làm công tác tư vấn phải vào vị trí, vai trò vừa là tư vấn vừa là người cha, người mẹ và vừa làm người bạn để lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của các em định hướng giúp các em giải quyết những khó khăn theo hướng tích cực.
2. Cần nắm rõ đặc điểm sự phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học
Các em gắn liền với hoạt động học tập ở trường. Nhiệm vụ học tập đặt ra cho trẻ là phải đạt được mục đích định trước dưới sự tổ chức, hướng dẫn của thầy cô giáo. Dễ dàng nhận thấy, nhận thức của học sinh tiểu học được chia 2 loại cụ thể như sau:
Một là, nhận thức cảm tính. Tri giác của các em mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và không ổn định. Ở buổi học đầu tiên tri giác thường gắn liền với hành động trực quan. Trẻ thích quan sát các hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn.
Chính vì vậy, chúng ta cần thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang tính màu sắc, khác lạ so với bình thường khi đó sẽ kích thích được trẻ tri giác tích cực và chính xác.
...................................
Mời bạn đọc tải file word chi tiết để tham khảo
6. Biện pháp đổi mới công tác quản lý chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non
Mục tiêu
Sự nghiệp giáo dục có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước về trước mắt cũng như lâu dài. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định “cùng với khoa học và công nghệ, Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển Giáo dục - Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững”. Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"…
Mục tiêu của giáo dục là đào tạo, xây dựng những thế hệ con người mới có đủ tài, đức, bản lĩnh để đưa đất nước tiến lên đuổi kịp trào lưu phát triển của thế giới, hình thành những người công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, sự nghiệp giáo dục không phải của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới XHCN Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học một cách tốt nhất. Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”.
Là một phó Hiệu trưởng, tôi luôn quan niệm rằng: để nhà trường thực sự nhà trường có chất lượng thu hút được phụ huynh đưa con đến trường thì vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu đó là công tác quản lý chuyên môn của Phó Hiệu trưởng. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao; cần phải chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để họ duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường, phải làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo và tuyên truyền cho các bậc phụ huynh và cộng đồng thấy được tầm quan trọng của giáo dục mầm non. Làm thế nào để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ nhằm đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài nghiên cứu "Biện pháp đổi mới công tác quản lý chuyên nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non Ninh Đa".
Về nội dung của sáng kiến:
Biện pháp 1: Tăng cường chức năng quản lý chuyên môn
Biện pháp 2. Phối hợp thực hiện tốt công tác thi đua- khen thưởng
Biện pháp 3. Cải tiến hội họp chuyên môn
Biện pháp 4. Xây dựng, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
Biện pháp 5. Công tác tham mưu tuyên truyền phối hợp tốt với các bậc phụ huynh và cộng đồng thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non
Biện pháp 6. Đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi
...................................
Mời bạn đọc tải file word chi tiết để tham khảo
Mời bạn đọc đón xem các mẫu sáng kiến kinh nghiệm tại mục Tài liệu - Sáng kiến kinh nghiệm nhé.
- Chia sẻ:Thanh Vân
- Ngày:
Sáng kiến kinh nghiệm về y tế học đường
07/12/2023 1:59:00 CHTham khảo thêm
SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6
SKKN Biện pháp phát triển trí thông minh cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Toán
SKKN Biện pháp xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 5
SKKN Biện pháp dạy ngữ âm tiếng Anh cho học sinh tiểu học
SKKN cấp quản lý bậc tiểu học mới nhất (5 mẫu)
SKKN: Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp 1 (5 mẫu)
SKKN: Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh lớp 1
SKKN Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh THCS
Gợi ý cho bạn
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy phép cộng, trừ trong phạm vi 10 cho học sinh lớp 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn Giáo dục công dân THCS file word (3 mẫu)
-
SKKN: Một số kĩ năng hướng dẫn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
-
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Thể Dục THCS Chương trình mới
-
Sáng kiến Trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 3 trong Chương trình GDPT 2018
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Sáng kiến kinh nghiệm
SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Mĩ thuật ở trường Tiểu học
Báo cáo sử dụng sáng kiến môn Lịch sử 8, 9
SKKN: Một số biện pháp Giáo dục và rèn Kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh tích cực, chủ động cộng tác nhóm trong giờ học Toán lớp 2
Top 8 mẫu sáng kiến kinh nghiệm Địa lí THPT mới nhất 2024
SKKN Vận dụng phương pháp phân tích khi giải một số dạng Toán hình học Lớp 2+3