Mẫu giáo án môn Vật lý THPT theo công văn 5512
Mẫu giáo án môn Vật lý THPT theo công văn 5512 là mẫu giáo án vật lý lớp 10, 11, 12 theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Mời các thầy cô tham khảo.
Giáo án môn Vật lý theo công văn 5512
1. Mẫu giáo án môn Vật lý lớp 10 theo công văn 5512
PHẦN I: CƠ HỌC
CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Tiết 1 – Bài 1:
CHUYỂN ĐỘNG CƠ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Nêu được chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian, vận tốc là gì.
2. Về kĩ năng:
- Xác định được vị trí của một vật chuyển động trong một hệ quy chiếu đã cho.
3. Về thái độ:
- Có hứng thú học tập môn Vật lí, yêu thích tìm tòi KH.
- Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực
4.1. Năng lực được hình thành chung :
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
4.2. Năng lực chuyên biệt môn vật lý :
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm
- Năng lực trao đổi thông tin
- Năng lực cá nhân của HS
II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Về phương pháp:
- Phân tích kết hợp đàm thoại.
2. Về phương tiện dạy học
- Giáo án, sgk, thước kẻ, đồ dùng dạy học,…
III. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của GV:
- Chuẩn bị một số ví dụ thực tế về xác định vị trí của một điểm để cho hv thảo luận.
2. Chuẩn bị của HS:
- Ôn lại về phần chuyển động lớp 8.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số của hv & ổn định trật tự lớp, ghi tên những hv vắng mặt vào SĐB:
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. | ||
Trên đường đi từ BK đến TN có đoạn cột cây số ghi Thái Nguyên 40km, ở đây cột cây số được gọi là vật làm mốc. Vậy vật làm mốc là gì? Vai trò? Ta vào bài học h.nay để tìm hiểu. | Hs định hướng ND | PHẦN I: CƠ HỌC CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Tiết 1 – Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ |
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: được chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian, vận tốc là gì. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo | ||
CH1.1: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên? - Lấy ví dụ minh hoạ. CH1.2: Như vậy thế nào là chuyển động cơ? (ghi nhận khái niệm) cho ví dụ? - Khi cần theo dõi vị trí của một vật nào đó trên bản đồ (ví dụ xác định vị trí của một chiếc ôtô trên đường từ Cao Lãnh đến TP HCM) thì ta không thể vẽ cả chiếc ô tô lên bản đồ mà có thể biểu thị bằng chấm nhỏ. Chiều dài của nó rất nhỏ so với quãng đường đi. CH1.3: Vậy khi nào một vật chuyển động được coi là một chất điểm? Nêu một vài ví dụ về một vật chuyển động được coi là một chất điểm và không được coi là chất điểm? - Từ đó các em hoàn thành C1. - Trong thời gian chuyển động, mỗi thời điểm nhất định thì chất điểm ở một vị trí xác định. Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó được gọi là quỹ đạo của chuyển động | - Chúng ta phải dựa vào một vật nào đó (vật mốc) đứng yên bên đường. - Hv tự lấy ví dụ. - Hv phát biểu khái niệm chuyển động cơ. Cho ví dụ. - Từng em suy nghĩ trả lời câu hỏi của gv. - Cá nhân hv trả lời. (dựa vào khái niệm SGK) - Tự cho ví dụ theo suy nghĩ của bản thân. - Hv hoàn thành theo yêu cầu C1. - Hv tìm hiểu khái niệm quỹ đạo chuyển động. | I. Chuyển động cơ. Chất điểm. 1. Chuyển động cơ. Chuyển của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian. 2. Chất điểm. Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến). 3. Quỹ đạo. Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó được gọi là quỹ đạo của chuyển động. |
Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút vào link sau đây để tải đầy đủ Mẫu giáo án môn Vật lý lớp 10 theo công văn 5512 nhé: https://hoatieu.vn/mau-giao-an-mon-vat-ly-lop-10-theo-cong-van-5512-205915
2. Mẫu giáo án môn Vật lý lớp 11 theo công văn 5512
CHỦ ĐỀ ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a) Kiến thức
- Nêu được các cách nhiễm điện một vật cọ xát. Điện tích, hai loại điện tích.
- Phát biểu được định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực tương tác điện giữa hai điện tích điểm
b) Kĩ năng
- Xác định phương chiều của lực Cu-lông tương tác giữa các điện tích điểm.
- Giải bài toán về cân bằng của hệ điện tích.
c) Thái độ
- Quan tâm đến các sự kiện, hiện tượng liên quan đến lực tương tác tĩnh điện.
- Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học.
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực tự học, đọc hiểu.
- Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm.
- Năng lực tính toán, Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác và cách bố trí thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Video lực đẩy giữa hai điện tích điểm
Bài tập vận dụng
2. Học sinh
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp...
- Ôn lại một số kiến thức về điện tích ở cấp THCS.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1. Hướng dẫn chung
Từ việc quan sát video thí nghiệm, yêu cầu học sinh dự đoán hiện tượng vật lý xảy ra
Thông qua thí nghiệm, đặt vấn đề vào bài mới giải quyết vấn đề đặc điểm của lực tương tác này gồm: phương, chiều và độ lớn của lực tương tác.
Chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau:
Các bước | Hoạt động | Tên hoạt động | Thời lượng dự kiến |
Khởi động | Hoạt động 1 | Tạo tình huống và phát biểu vấn đề về lực tương tác giữa hai điện tích điểm. | 5 phút |
Hình thành kiến thức | Hoạt động 2 | - Nội dung và biểu thức định luật Cu - Lông. - Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính. Hằng số điện môi. | 25 phút |
Luyện tập | Hoạt động 3 | Hệ thống hóa kiến thức. Bài tập về lực tương tác giữa hai điện tích điểm. | 5 phút |
Vận dụng | Hoạt động 4 | Áp dụng các kiến thức đã học về định luật Cu - Lông, giải bài tập. | 10 phút |
Tìm tòi mở rộng | Hoạt động 5 | Nghiên cứu bài toán cân bằng điện tích do chịu nhiều lực tác dụng. Tìm hiểu ứng dụng định luật Cu - Lông để sơn tĩnh điện. | Ở nhà, 30 phút ở lớp |
2. Tổ chức từng hoạt động
Hoạt động 1 (Khởi động): Tạo tình huống xuất phát.
a) Mục tiêu:
- Kiểm tra sự chuẩn bị kiến thức cũ GV đã giao về nhà.
- Tìm hiểu Lực tương tác giữa hai điện tích điểm.
b) Nội dung:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh bằng phiếu trả lời câu hỏi của GV.
+ Quan sát thí nghiệm lực đẩy hai điện tích điểm
c) Tổ chức hoạt động:
- GV phát phiếu kiểm tra cho các nhóm ( mỗi HS 1 tờ giấy có đánh số thứ tự từ 1 đến 10). YC HS ghi các phương án lựa chọn của mình vào phiếu khi GV đọc câu hỏi từ 1 đến 10. Nội dung ôn tập: nhiễm điện do cọ xát, các loại điện tích, tương tác giữa hai điện tích và điện tích điểm.
- GV cho HS quan sát một đoạn video thí nghiệm lực đẩy giữa hai điện tích điểm.
- Yêu cầu HS thảo luận xác định vấn đề nghiên cứu. HS dự đoán lực này có đặc điểm như thế nào ?
- Tổ chức HS báo cáo kết quả trước lớp và dẫn dắt HS giải quyết vấn đề cần xác định.
d) Sản phẩm mong đợi: Ý kiến của các nhóm và nội dung ghi của học sinh.
- Đặc điểm lực tương tác : phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm, độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
e) Đánh giá:
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép).
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút vào link sau đây để tải đầy đủ Mẫu giáo án môn Vật lý lớp 11 theo công văn 5512 nhé: https://hoatieu.vn/mau-giao-an-mon-vat-ly-lop-11-theo-cong-van-5512-205917
3. Mẫu giáo án môn Vật lý lớp 12 theo công văn 5512
Chương I: DAO ĐỘNG CƠ
Tiết 1,2: DAO ĐỘNG ĐIỀU HOÀ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được thế nào là: Dao động, dao động tuần hoàn, chu kì dao động, tần số dao động và dao động điều hòa.
- Học sinh biết dạng phương trình dao động, xác định được các đại lượng đặc trưng của vật dao động điều hòa. Viết được phương trinhg vận tốc, gia tốc và hiểu được đặc điểm vận tốc gia tốc của vật DĐĐH.
- Vẽ được đồ thị của vật dao dộng điều hòa. Từ đồ thị xác định được PT vật dao động
2. Kĩ năng:
- Viết được phương trình của dao động điều hoà và giải thích được các đại lượng trong phương trình.
- Tính được vận tốc và gia tốc vật dđđh
- Vẽ được đồ thị của vật dao dộng điều hòa. Từ đồ thị xác định được PT vật dao động
3. Thái độ: Nghiêm túc, hứng thú trong học tập.
4. Năng lực hướng tới
a, Phẩm chất năng lực chung
Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
b, Năng lực chuyên biệt môn học
Học sinh hiểu được phương trình li độ, vận tốc, gia tốc vật dđđh. Đặc điểm tính chất của chúng.
Xác định được các dại lượng đặc trưng vật dao động điều hoa: Biên độ, chu kì tàn số, tần số góc. pha ban đầu, lí độ, vận tốc và gia tốc
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thật dặt câu hỏi, kĩ thuật XYZ
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Hình vẽ mô tả dao động của hình chiếu P của điểm M trên đường kính P1P2và thí nghiệm minh hoạ.
2. Học sinh: Ôn lại chuyển động tròn đều.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở và sách của học sinh
- Giới thiệu chương I
2. Bài mới:
Họat động của giáo viên | Họat động của học sinh | Nội dung | ||
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: định hướng nội dung chính của bài: dao động điều hòa Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. | ||||
Giởi thiệu về chương Cho học sinh quan sát dao động của chiếc đồng hồ quả lắc. Dao động của quả lắc đồng hồ là dao động như thế nào? GV đi vào bài | Hs định hướng nội dung của bài | Chương I: DAO ĐỘNG CƠ Tiết 1,2: DAO ĐỘNG ĐIỀU HOÀ | ||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: Dao động, dao động tuần hoàn, chu kì dao động, tần số dao động và dao động điều hòa. - dạng phương trình dao động, xác định được các đại lượng đặc trưng của vật dao động điều hòa. Viết được phương trình vận tốc, gia tốc và hiểu được đặc điểm vận tốc gia tốc của vật DĐĐH. - Vẽ được đồ thị của vật dao dộng điều hòa. Từ đồ thị xác định được PT vật dao động Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
- Lấy ví dụ về dao động trong thực tế mà hs có thể thấy từ đó yêu cầu hs định nghĩa dao động cơ. - Lấy một con lắc đơn cho dao động và chỉ cho hs dao động như vậy là dao động tuần hoàn - Dao động tuần hoàn là gì? - Kết luận | - Theo gợi ý của GV định nghĩa dao động cơ. - Quan sát và trả lời câu hỏi của GV - Đình nghĩa dao động tuần hòan (SGK) - Ghi tổng kết của GV | I. Dao động cơ 1. Thế nào là dao động cơ? Dao động cơ là chuyển động là chuyển động qua lại quanh một vị trí đặc biệt gọi là vị trí cân bằng. 2. Dao động tuần hoàn - Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ (vị trí cũ và hướng cũ) sau những khoảng thời gian bằng nhau. - Dao động tuần hoàn đơn giản nhất là dao động điều hòa |
Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút vào link sau đây để tải đầy đủ Mẫu giáo án môn Vật lý lớp 12 theo công văn 5512 nhé: https://hoatieu.vn/mau-giao-an-mon-vat-ly-lop-12-theo-cong-van-5512-205919
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Mẫu đánh giá kết quả học tập môn tiếng Việt 1, 2, 3 theo khung năng lực (PPT)
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
-
Phân phối chương trình sách Toán 12 Cánh Diều
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Công nghệ 4 Kết nối tri thức
-
Tài liệu tập huấn ma trận đề kiểm tra Khoa học tự nhiên THCS file word
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Dành cho giáo viên
Giáo án điện tử Công nghệ 10 Kết nối tri thức trọn bộ
Tiết dạy minh họa SGK lớp 6 bộ sách Chân trời sáng tạo
Giáo án lớp 8 Chân trời sáng tạo tất cả các môn
Giáo án Sinh 10 Cánh Diều cả năm tải miễn phí
Nội dung ghi bảng Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
Đáp án tập huấn sách giáo khoa lớp 7 Cánh Diều tất cả các môn