Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện 2024

Tải về

1. Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện là gì?

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện 2024 là bộ kinh rất cơ bản xây dựng đời sống đạo đức của người đệ tử Phật. Trong đó làm con phải có hiếu với cha mẹ, làm trò học đạo phải biết phụng dưỡng sư trưởng là nội dung chủ đạo trong bộ kinh này.

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện gồm ba quyển Thượng, Trung, Hạ với 13 phẩm, là những giáo lý căn bản mà người tu học Phật cần nắm rõ trên lộ trình giác ngộ và giải thoát.

2. Khái quát về Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

Như đã chia sẻ tại phần trên, Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện gồm 3 quyển thượng, trung, hạ, cụ thể như sau:

1. Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện quyển thượng

- Phẩm thứ nhất: Thần thông trên cung trời Đao Lợi.

- Phẩm thứ hai: Phân thân tập hội.

- Phẩm thứ ba: Quán chúng sanh nghiệp duyên.

- Phẩm thứ tư: Nghiệp cảm của chúng sanh.

2. Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện quyển trung

- Phẩm thứ năm: Danh hiệu của địa ngục.

- Phẩm thứ sáu: Như lai tán thán.

- Phẩm thứ bảy: Lợi ích cả kẻ còn người mất.

- Phẩm thứ tám: Các vua diêm la khen ngợi.

- Phẩm thứ chín: Xưng danh hiệu chư Phật.

3. Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện quyển hạ

- Phẩm thứ mười: So sánh nhân duyên công đức của sự bố thí.

- Phẩm thứ mười một: Địa thần hộ Pháp.

- Phẩm thứ mười hai: Thấy nghe được lợi ích.

- Phẩm thứ mười ba: Dặn dò cứu độ nhơn thiên.

13 phẩm của bộ kinh rất tiêu biểu, gần gũi với hàng đệ tử Phật để giúp chúng ta dễ dàng thấm nhuần, đọc tụng và ứng dụng vào cuộc sống, mang lại công đức phước báu to lớn cho bản thân và mọi người.

3. Cách chép Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện

Hiện nay, có nhiều bản dịch kinh Địa Tạng tiếng Việt. Phật tử có thể chọn lựa theo bản nào cũng được, miễn là thực hiện đúng cách chép kinh Địa Tạng đúng. Vì phong cách hành văn của các dịch giả tuy khác nhau, nhưng nội dung lời dạy trong kinh không khác biệt.

Phật tử có thể phát tâm chép kinh Địa Tạng tùy theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi biên chép, chúng ta cần giữ ba nghiệp thanh tịnh: tay viết, miệng đọc, đầu suy nghĩ. Như vậy, chúng ta sẽ có được sự tập trung vào lời kinh để chiêm nghiệm một cách sâu sắc.

  • Chép chậm, từ từ, không nên nôn nóng, không mong chép nhanh cho xong .
  • Cố gắng nắn nót chữ cho đẹp, khi chép đến tên danh hiệu Phật Bồ Tát thì cần phải viết hoa,….
  • Khi chép phải đặt lòng tôn kính Kinh ở một mức độ cao nhất, thiêng liêng nhất.
  • Thêm vào đó, cần phải thể hiện lòng biết ơn Chư Tổ đã có công lao biên soạn và kết tập kinh điển, cũng như giữ gìn lưu truyền, để ngày hôm nay, những thế hệ sau mới có kinh để học, để tu.
  • Khi chép cần mặc quần áo trang nghiêm, chọn nơi để ngồi chép phải yên tĩnh, vị trí thoáng mát, sạch sẽ.
  • Không những bản thân chép, mà cũng nên tạo cơ hội, giới thiệu, khuyến khích cho người khác như bạn bè, hàng xóm, con cháu trong gia đình,….để họ cũng có cơ hội được chép, giúp họ gieo phước lành, kết duyên với Tam Bảo.

4. Cách tụng Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện là bộ kinh rất cơ bản xây dựng đời sống đạo đức của người đệ tử Phật.
Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện là bộ kinh rất cơ bản xây dựng đời sống đạo đức của người đệ tử Phật

Trước khi bắt đầu tụng Kinh Địa Tạng, ta nên rửa tay, súc miệng cho sạch sẽ và y phục phải trang nghiêm. Khi ngồi, đứng phải giữ thân mình cho thẳng. Lúc lạy hay quỳ luôn giữ thân đoan nghiêm. Miệng tụng đọc âm thanh vừa đủ mình nghe.

Người tụng gắng bố trí thời gian để tụng trọn bộ là tốt nhất. Nếu tụng nửa chừng mà có việc bận thì gắng tụng hết trang. Lúc nào có thời gian lại tụng tiếp. Chỉ cần trước khi tụng tiếp nhớ đọc bài kệ Khai Kinh là được. Khi bạn tụng đủ 10 trang là hết một Bộ, cũng gọi là tụng một biến kinh Địa Tạng.

5. Nội dung Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện

Bản Kinh Địa Tạng được HoaTieu.vn chia sẻ dưới đây là bản được dịch bởi một bậc Chân tu, giới hạnh cực tinh nghiêm: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh. Có thể khẳng định rằng đây là bản chuẩn chỉnh nhất tại Việt Nam. Phật tử trong nước từ trước đến nay tụng bản kinh này được cảm ứng rất nhiều, xin được giới thiệu cùng bạn đọc.

Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng

Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Bài tựa Địa Tạng Bồ Tát

Chí Tâm Quy Mạng Lễ:

U Minh Giáo Chủ Bổn Tôn Ðịa Tạng Bồ tát Ma ha tát.

Lạy đức từ bi đại Giáo chủ!

“Ðịa” là dày chắc, “Tạng” chứa đủ.

Cõi nước phương Nam nổi mây thơm.

Rưới hương, rưới hoa, hoa vần vũ.

Mây xinh, mưa báu số không lường.

Lành tốt, trang nghiêm cảnh dị thường.

Người, trời bạch Phật: Nhơn gì thế?

Phật rằng: Ðịa Tạng đến Thiên đường!

Chư Phật ba đời đồng khen chuộng.

Mười phương Bồ tát chung tin tưởng.

Nay con sẵn có thiện nhơn duyên.

Ngợi khen Ðịa Tạng đức vô lượng:

Lòng từ do chứa hạnh lành.

Trải bao số kiếp độ sanh khỏi nàn.

Trong tay đã sẵn gậy vàng.

Dộng tan cửa ngục cứu toàn chúng sinh.

Tay cầm châu sáng tròn vành.

Hào quang soi khắp ba ngàn Ðại Thiên.

Diêm Vương trước điện chẳng hiền.

Ðài cao nghiệp cảnh soi liền tội căn.

Ðịa Tạng Bồ tát thượng nhơn.

Chứng minh công đức của dân Diêm Phù!

Ðại Bi, Ðại Nguyện, Ðại Thánh, Ðại Từ, Bổn Tôn Ðịa Tạng Bồ tát Ma ha tát. ( 3 lần)

Bài tán nguyện hương

Nguyện mây hương mầu này.

Khắp cùng mười phương cõi.

Cúng dường tất cả Phật.

Tôn pháp, các Bồ tát.

Vô biên chúng Thanh văn.

Và cả thảy Thánh Hiền.

Duyên khởi đài sáng chói.

Trùm đến vô biên cõi.

Xông khắp các chúng sinh.

Ðều phát Bồ đề tâm.

Xa lìa những nghiệp vọng.

Trọn nên đạo vô thượng.

Nam mô Hương cúng dường Bồ tát Ma ha tát. (3 Lần)

Bài văn phát nguyện

Lạy đấng Tam giới Tôn.

Quy mạng mười phương Phật.

Nay con phát nguyện rộng.

Thọ trì kinh Ðịa Tạng.

Trên đền bốn ơn nặng.

Dưới cứu khổ tam đồ.

Nếu có kẻ thấy nghe.

Ðều phát bồ đề tâm.

Hết một báo thân này.

Sanh qua cõi Cực Lạc.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần)

Bài kệ khai kinh

Pháp vi diệu rất sâu vô lượng.

Trăm nghìn muôn ức kiếp khó gặp.

Nay con thấy nghe được thọ trì.

Nguyện hiểu nghĩa chơn thật của Phật.

Nam mô U Minh giáo chủ hoằng nguyện độ sanh:

Ðịa ngục vị không, thệ bất thành Phật.

Chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ đề.

Ðại Bi, Ðại Nguyện, Ðại Thánh, Ðại Từ, Bổn Tôn Ðịa Tạng Bồ tát Ma ha tát.(03 lần)

Kinh Địa Tạng Bồ tát Bổn Nguyện

(Quyển Thượng)

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện – Thần thông trên cung trời Đao Lợi – Phẩm thứ nhất

Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện: 1. Phật Hiện Thần Thông

Ta nghe như thế này: Một thuở nọ, tại cung Trời Ðao Lợi, Ðức Phật vì Thánh Mẫu mà thuyết pháp:

Lúc đó, bất khả thuyết bất khả thuyết tất cả chư Phật và đại Bồ tát trong vô lượng thế giới ở mười phương đều đến hội họp. Rồi đồng khen ngợi rằng:

Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni có thể ở trong đời ác ngũ trược mà hiện sức “đại trí huệ thần thông chẳng thể nghĩ bàn”, để điều phục chúng sinh cang cường làm cho chúng nó rõ “pháp khổ pháp vui”. Khen xong, chư Phật đều sai thị giả kính thăm đức Thế Tôn.

Bấy giờ, đức Như Lai mỉm cười phóng ra trăm nghìn vừng mây sáng rỡ lớn. Như là: Vừng mây sáng rỡ đầy đủ, vừng mây sáng rỡ đại từ bi. Vừng mây sáng rỡ đại trí huệ, vừng mây sáng rỡ đại Bát nhã. Vừng mây sáng rỡ đại tam muội, vừng mây sáng rỡ đại kiết tường. Vừng mây sáng rỡ đại phước đức, vừng mây sáng rỡ đại công đức. Vừng mây sáng rỡ đại quy y, vừng mây sáng rỡ đại tán thán… Ðức Phật phóng ra bất khả thuyết vừng mây sáng rỡ như thế rồi lại phát ra các thứ tiếng vi diệu.

Như là: Tiếng Bố thí độ, tiếng Trì giới độ, tiếng Nhẫn nhục độ, tiếng Tinh tấn độ. Tiếng Thiền định độ, tiếng Bát nhã độ, tiếng Từ bi, tiếng Hỷ xả, tiếng Giải thoát, tiếng Vô lậu. Tiếng Trí huệ, tiếng Sư tử hống, tiếng Ðại Sư tử hống, tiếng Mây sấm, tiếng Mây sấm lớn.

Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện: 2. Trời, Rồng… Hội Họp.

Khi đức Phật phát ra bất khả thuyết bất khả thuyết tiếng vi diệu như thế xong. Thời có vô lượng ức hàng Trời, Rồng, Quỷ, Thần ở trong cõi Ta bà và cõi nước phương khác cũng đến hội họp nơi cung Trời Ðao Lợi.

Như là: Trời Tứ Thiên Vương, trời Ðao Lợi, trời Tu diệm Ma, trời Ðâu Suất Ðà. Trời Hóa Lạc, trời Tha Hóa Tự Tại, trời Phạm Chúng, trời Phạm Phụ, trời Ðại Phạm. Trời Thiểu Quang, trời Vô Lượng Quang, trời Quang Âm, trời Thiểu Tịnh, trời Vô Lượng Tịnh. Trời Biến Tịnh, trời Phước Sanh, trời Phước Ái, trời Quảng Quả, trời Nghiêm Sức. Trời Vô Lượng Nghiêm Sức, trời Nghiêm Sức Quả Thiệt, trời Vô Tưởng, trời Vô Phiền, trời Vô Nhiệt. Trời Thiện Kiến, trời Thiện Hiện, trời Sắc Cứu Cánh, trời Ma Hê Thủ La. Cho đến trời Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng Xứ. Tất cả Thiên chúng, Long chúng, cùng các chúng Quỷ, Thần đều đến hội họp.

Lại có những vị Thần ở cõi Ta bà cùng cõi nước phương khác như: Thần biển, Thần sông. Thần rạch, Thần cây, Thần núi, Thần đất, Thần sông chằm, Thần lúa mạ. Thần chủ ngày, Thần chủ đêm, Thần hư không, Thần trên trời, Thần chủ ăn uống, Thần cây cỏ… Các vị thần như thế đều đến hội họp.

Lại có những Ðại Quỷ Vương ở cõi Ta bà cùng cõi nước phương khác, như: Ác Mục Quỷ Vương, Ðạm Huyết Quỷ Vương, Ðạm Tinh Khí Quỷ Vương. Ðạm Thai Noãn Quỷ Vương, Hành Bịnh Quỷ Vương, Nhiếp Ðộc Quỷ Vương, Từ Tâm Quỷ Vương. Phước Lợi Quỷ Vương, Ðại Ái Kính Quỷ Vương… Các Quỷ Vương như thế đều đến hội họp.

............

Do nội dung của Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện quá dài nên HoaTieu.vn đã tổng hợp lại thành file tải để bạn đọc tham khảo và tải về máy sử dụng cho thuận tiện.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
9 28.364
Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện 2024
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm