Hỏi đáp về sách Mỹ thuật lớp 2 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

SGK Mỹ thuật lớp 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Cùng tìm hiểu về sách qua bài Hỏi đáp về sách Mỹ thuật lớp 2 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống sau đây nhé.

Tìm hiểu SGK lớp 2 Mỹ thuât bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi 1. SGK mĩ thuật lớp 2 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống có bao nhiêu chủ đề?

SGK mĩ thuật lớp 1 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống có 9 chủ đề.

SGK mĩ thuật lớp 2 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống có 10 chủ đề

Các chủ đề này được biên soạn theo 2 dạng chủ đề chính là: Hình thành khái niệm và sử dụng khái niệm, theo định hướng chủ đề trong Chương trình môn học như: Thiên nhiên, con người, gia đình, nhà trường, xã hội.

Câu hỏi 2. Cấu trúc mỗi chủ đề trong SGK Mĩ thuật - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được thể hiện thế nào?

Trong SGK môn Mĩ thuật– bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, cấu trúc trong mỗi chủ đề thể hiện tính hệ thống trong xây dựng nội dung, cũng chính là sự thống nhất trong cấu trúc của tổng thể bộ sách, thể hiện ở bốn mục cơ bản: Quan sát – Thể hiện – Thảo luận – Vận dụng. Logic khoa học của 4 mục này được diễn giải như sau:

Quan sát: Giúp HS tri nhận đối tượng thẩm mĩ theo hướng dẫn của GV. Phần này giúp HS làm quen và tiếp cận ban đầu với chủ đề của bài học.

Thể hiện: Giúp HS thể hiện đối tượng theo sự hiểu biết của cá nhân HS. Phần này giúp học sinh hình thành kiến thức, kĩ năng mới gắn với chủ đề.

Hai hoạt động này bước đầu chuyển hoá tri thức vào bên trong trí não HS.

Thảo luận: Giúp HS luyện tập, củng cố lại nội dung, mục tiêu cần đạt được của bài học.

Vận dụng: Giúp HS sử dụng những kiến thức, kĩ năng trong bài học để giải quyết những vấn đề của cuộc sống liên quan đến môn học.

Hai bước này giúp chuyển hoá tri thức từ trí não bên trong HS ra hoạt động bên ngoài.

Tính hệ thống trong cấu trúc mỗi chủ đề giúp giáo viên kiểm soát hiệu quả quá trình dạy học, biết được học sinh vướng mắc ở đâu để có thể hỗ trợ kịp thời

Câu hỏi 3. Quan điểm chung của SGK môn Mĩ thuật được thể hiện thế nào trong bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống?

SGK Mĩ thuật - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn dựa trên những cơ sở lí luận chặt chẽ, tiếp thu những thành tựu của nền tâm lí học hiện đại, khoa học chuyên ngành cũng như xu hướng biên soạn SGK của các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Các chủ đề được xây dựng có tính đến yếu tố văn hoá phù hợp lứa tuổi, thể hiện kết hợp hình ảnh minh hoạ và lời văn, thiết kế linh hoạt, đơn giản, dễ hiểu, bước đầu đảm bảo được mục tiêu giáo dục đặt ra, phù hợp với bối cảnh đất nước, với HS ở các vùng miền và cơ sở giáo dục trên toàn quốc, đặc biệt là thể hiện tính liên ngành với các môn học khác.

Câu hỏi 4. Những phương pháp dạy học mĩ thuật theo Chương trình mĩ thuật trước đây có phù hợp khi triển khai sách Mĩ thuật – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống không?

Phương pháp dạy học mĩ thuật - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, theo Chương trình Mĩ thuật 2018, có tính kế thừa các phương pháp dạy học mĩ thuật trước đây. Theo đó, giáo viên vận dụng một cách có hiệu quả các phương pháp dạy học hiện có theo quan điểm dạy học tích cực, kết hợp với các phương pháp mới cho phù hợp với nội dung, hướng tới mục tiêu đa dạng trong cách giải quyết vấn đề mà bài học nêu ra. Tựu chung lại có hai vấn đề trọng tâm về phương pháp: Một là, giáo viên bằng các kĩ năng dạy học nêu tình huống và giúp học sinh phát hiện vấn đề qua những sự vật, hiện tượng xung quanh mình. Hai là, với những vấn đề phát hiện được, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh giải quyết vấn đề theo nhiều cách thông qua bài thực hành (không còn khuôn mẫu vào một cách nhất định) và mỗi cách giải quyết phản ánh nhận thức, kĩ năng của mỗi học sinh. Điều này tạo nên sự hứng khởi với môn Mĩ thuật khi mỗi học sinh hứng thú làm việc và có sản phẩm cho chính mình.

Câu hỏi 5. Tính mở trong Chương trình GDPT 2018 được thể hiện như thế nào trong SGK mĩ thuật – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Chương trình GDPT 2018 được xây dựng theo hướng mở, được thể hiện rõ nhất là chỉ quy định nguyên tắc định hướng chung, không quy định quá chi tiết nội dung phần dạy học. Cùng với đó, Chương trình GDPT 2018 cũng hướng đến việc trao quyền cho các cơ sở giáo dục được chủ động triển khai chương trình giáo dục như không quy định số tiết trong 1 tuần như chương trình hiện nay, mà chỉ quy định số tiết hoc, phần học trong cả một năm. Một tuần dạy và học bao nhiêu tiết là do sự chủ động của giáo viên tùy vào điền kiện tiếp thu của học sinh để đạt được hiệu quả cao nhất.

Trong môn Mĩ thuật – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tính mở được thể hiện ở nội dung như giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng tranh, ảnh, sản phẩm mĩ thuật mở rộng hay bổ sung cho các chủ đề cho phù hợp với đặc thù của địa phương, cũng như khai thác vốn kinh nghiệm của học sinh trong dạy học, trên cơ sở bám sát vào mục tiêu của chủ đề. Theo đó, với SGK mĩ thuật – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, giáo viên được thực sự trao quyền chủ động, linh hoạt trong dạy học và điều này mới giúp các thầy cô có thể sáng tạo trong dạy học được.

Câu hỏi 6. SGK mĩ thuật – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống có phù hợp phát triển năng lực của đối tượng học sinh phổ thông không?

SGK mĩ thuật – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn trên cơ sở đáp ứng được yếu tố đại trà – phân hóa – năng khiếu nên đáp ứng được các mức độ phát triển năng lực của học sinh phổ thông trong quá trình học trong nhà trường.

Câu hỏi 7. SGK mĩ thuật – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống có phù hợp triển khai ở các cơ sở giáo dục có điều kiện khác nhau không?

SGK mĩ thuật – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn hướng đến việc sử dụng các đồ dụng dạy học, vật liệu thực hành sản phẩm mĩ thuật sẵn có ở địa phương nên phù hợp trong triển khai ở các cơ sở giáo dục từ khu vực thuận lợi cho đến những vùng còn khó khăn về cơ sở vật chất.

Câu hỏi 8. SGK mĩ thuật – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống có phù hợp với các cơ sở giáo dục đã lựa chọn bộ sách Mĩ thuật khác không?

SGK mĩ thuật – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn theo hướng mở, có nội dung và cấu trúc chủ đề bám sát định hướng trong Thông tư 33 và Thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên phù hợp trong việc điều chỉnh, chuyển đổi từ những bộ sách khác sang mà vẫn đảm bảo được mục tiêu do Chương trình môn học đặt ra, cũng như phù hợp với năng lực sẵn có của giáo viên.

Câu hỏi 9. Giáo viên có sự hỗ trợ gì trong việc xây dựng Kế hoạch bài dạy khi triển khai SGK mĩ thuật – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống?

Khi triển khai SGK mĩ thuật – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, giáo viên có các công cụ hỗ trợ trong xây dựng Kế hoạch bài dạy như:

  • Sách giáo viên;
  • Tài liệu tập huấn;

và sự trao đổi, hỗ trợ của các tác giả, giáo viên cốt cán và các giáo viên mĩ thuật thông qua diễn đàn của bộ sách trên mạng xã hội.

Câu hỏi 10. Việc triển khai SGK mĩ thuật – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống có thuận lợi trong kế hoạch giáo dục chung trong nhà trường không?

Khi lập kế hoạch giáo dục môn Mĩ thuật, nhà trường có quyền chủ động xây dựng thời gian triển khai các chủ đề, phù hợp với thời điểm tương ứng của các hoạt động giáo dục khác mà không ảnh hưởng đến mục tiêu giáo dục.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 2.817
0 Bình luận
Sắp xếp theo