Hãy nêu ưu và nhược điểm của phiếu đánh giá theo tiêu chí

Hãy nêu ưu và nhược điểm của phiếu đánh giá theo tiêu chí. Mỗi phương pháp đánh giá đều tồn tại điểm mạnh và điểm yếu riêng. Phiếu đánh giá theo tiêu chí cũng không nằm ngoài quy luật này. Hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu ưu điểm, nhược điểm của phiếu đánh giá theo tiêu chí nhé

Nêu ưu và nhược điểm của phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubric)

1. Phiếu đánh giá theo tiêu chí là gì?

Phiếu đánh giá theo tiêu chí (hay còn gọi là rubic) là một bản mô tả cụ thể các tiêu chí đánh giá và các mức độ đạt được của từng tiêu chí đó về quá trình hoạt động hoặc sản phẩm học tập của học sinh.

Phiếu đánh giá theo tiêu chí gồm hai yếu tố cơ bản:

  • Các tiêu chí đánh giá
  • Mức độ đạt được của từng tiêu chí

Trong đó các mức độ thường được thể hiện dưới dạng thang mô tả hoặc kết hợp giữa thang số và thang mô tả để mô tả một cách chi tiết các mức độ thực hiện nhiệm vụ của HS.

2. Ưu và nhược điểm của phiếu đánh giá theo tiêu chí

Phiếu đánh giá theo tiêu chí là gì?

2.1 Ưu điểm của phiếu đánh giá theo tiêu chí

  1. Phiếu đánh giá theo tiêu chí dễ dàng sử dụng.
  2. Được xây dựng sát với mỗi học sinh (mỗi học sinh khác nhau có thể xây dựng các tiêu chí đánh giá khác nhau để đánh giá chuẩn những học sinh đó).
  3. Đánh giá tỉ mỉ, toàn diện học sinh: Phiếu đánh giá gồm nhiều tiêu chí, có thể đánh giá được nhiều mặt của vấn đề.
  4. Có nhiều sự lựa chọn hơn cho giáo viên.
  5. Đa dạng hóa các phương pháp đánh giá.
  6. Các tiêu chí, mức độ đánh giá được công khai, minh bạch trên cơ sở đối chiếu so sánh, thảo luận trước với nhóm/tổ chuyên môn, nhà quản lí, với cả học sinh tùy theo phạm vi dự án, bài kiểm tra, bài thực hành.
  7. Học sinh có thể dễ dàng định hướng được nội dung bài học, các kĩ năng, kiến thức cần hình thành. Từ đó chủ động trong việc lập kế hoạch học tập trên lớp và cả tự học ở nhà; đặt ra mục tiêu phấn đấu của cá nhân; lựa chọn phương pháp học tập phù hợp.
  8. Có thể được sử dụng linh hoạt trong các hình thức tổ chức dạy học đa dạng như bài viết, làm việc nhóm, giờ thực hành, giờ seminar, nhật kí đọc sách...
  9. Căn cứ vào các tiêu chí được mô tả, học sinh có thể cung cấp cho giáo viên những phản hồi kịp thời, chính xác về mức độ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng.

2.2 Nhược điểm của phiếu đánh giá theo tiêu chí

Bên cạnh những ưu điểm trên thì phiếu đánh giá theo tiêu chí có những khuyết điểm sau:

  • Mất thời gian, công sức do phải xây dựng nhiều tiêu chí và phải cập nhật nếu cần thiết.
  • Phải luyện tập cho học sinh quen với cách sử dụng, xây dựng tiêu chí.
  • Có thể hạn chế sự đa dạng và sáng tạo trong đánh giá, đặc biệt đối với các nội dung học tập phức tạp hoặc ngoài lề.

3. Cách xây dựng phiếu đánh giá theo tiêu chí

Giáo viên có thể xây dựng phiếu đánh giá theo tiêu chí dựa vào các bước sau:

Bước 1: Xác định chuẩn kiến thức kĩ năng của kiến thức ở nội dung bài học.

Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học theo cấp độ nhận thức, nhiệm vụ công việc.

Bước 3: Xác định các tiêu chí cùng HS:

  • Liệt kê các tiêu chí và thảo luận để lựa chọn, phân loại tiêu chí, từ đó xác định các tiêu chí cần thiết.
  • Bổ sung thông tin cho từng tiêu chí.
  • Phân chia các mức độ của mỗi tiêu chí. Các mức độ phân bậc này cần mô tả chính xác mức độ chất lượng tương ứng.
  • Gắn điểm cho mỗi mức độ, điểm cao nhất ứng với mức cao nhất
  • Lập bảng Rubric

Bước 4. Áp dụng thử. HS thử nghiệm Rubric đối với các bài làm mẫu do GV cung cấp. Phần thực hành này có thể gây sự tự tin ở HS bằng cách chỉ cho HS cách GV sử dụng Rubric để đánh giá bài làm của các em thế nào. Đồng thời nó cũng thúc đẩy sự thống nhất giữa HS và GV về độ tin cậy của Rubric;

Bước 5: Điều chỉnh Rubric cho phù hợp dựa trên thông tin phản hồi từ việc áp dụng thử.

Bước 6: Sử dụng Rubric cho hoạt động dánh giá và tự đánh giá hoặc đánh giá đồng đẳng đối với HS và GV.

4. Nguyên tắc thiết kế phiếu đánh giá theo tiêu chí

Phiếu đánh giá theo tiêu chí được xây dựng dựa vào các nguyên tắc sau:

  • Các mô tả tiêu chí cần phải được diễn đạt theo phổ đi từ mức cao nhất đến mức thấp nhất hoặc ngược lại.
  • Các mô tả tiêu chí cần phải chỉ ra được ranh giới giữa các mức độ hoàn thành đối với từng HS và giữa các HS với nhau.
  • Các mô tả tiêu chí cần phải thể hiện được hết các đặc tính khía cạnh của hoạt động hoặc kết quả sản phẩm thực hiện theo mục tiêu.
  • Các mô tả tiêu chí cần phải chỉ ra được những định hướng mà HS hoặc GV cần hướng tới để thực hiện mục tiêu, giúp họ tự đánh giá và cùng đánh giá.

Vừa rồi, Hoatieu.vn đã Nêu ưu và nhược điểm của phiếu đánh giá theo tiêu chí. Để việc vận dụng các phương pháp đánh giá được tốt, hiệu quả thì việc nắm rõ các ưu nhược điểm của phương pháp đó là rất quan trọng. Các thầy cô có thể đọc thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
4 8.108
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi