Giáo án môn Sinh lớp 7 Cánh Diều cả năm

Tải giáo án Cánh Diều lớp 7 môn Sinh

Giáo án môn Sinh 7 Cánh Diều là mẫu giáo án được biên soạn theo chương trình giao dục phổ thông mới. Với mẫu giáo án môn Sinh học lớp 7 file word được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây sẽ giúp thầy cô có thêm tư liệu tham khảo khi soạn giáo án bài giảng môn Sinh lớp 7 của bộ sách Cánh Diều. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án Sinh học 7 theo đúng hướng dẫn của công văn 5512, mời các thầy cô cùng tham khảo.

Lưu ý: Do file word giáo án Sinh học 7 Cánh Diều rất dài, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài để xem nội dung chi tiết.

Kế hoạch bài dạy môn Sinh lớp 7 bộ Cánh Diều

BÀI 17 VAI TRÒ CỦA TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để hiểu được khái niệm và vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong vận dụng kiến thức đối với bản thân.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :

* Nhận biết KHTN

- Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoán năng lượng.

- Biết được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.

* Tìm hiểu KHTN

- Lấy được các ví dụ về sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của thực vật và động vật.

* Vận dụng KHTN

- Vận dụng kiến về sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giải thích các

hiện tượng thực tế.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ thực hiện các nhiệm vụ học tâp.

- Trung thực khi báo cáo kết quả.

- Trách nhiệm với các công việc được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Giáo viên

- Hình 17.1, 17.2 SGK

- Giáo án, sgk, sgv...

2. Học sinh

- Nghiên cứu và chuẩn bị trước nội dung bài học

Dự kiến chia tiết dạy:

- Tiết 1: Khởi động, tìm hiểu khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Tiết 2: Tìm hiểu vai trò trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.

- Tiết 3: Luyện tâp, vận dụng.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu:

- Gắn kết những kiến thức, kĩ năng khoa học mà các em đã được học về thực vật, động vật ở cấp tiểu học và từ cuộc sống với chủ đề bài học mới, kích thích học sinh suy nghĩ.

- Góp phần hình thành, phát triển các biểu hiện của các năng lực.

b) Nội dung:

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân quan sát hình 17.1, trao đổi nhóm trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập -> Mọi hoạt động đều cần năng lượng.

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của học sinh ghi trên phiếu học tập.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Gv sử dụng kĩ thuật động não, thu thập ý kiến của HS bằng các câu hỏi( trả lời vào phiếu học tập số 1)

? Xe máy đang chạy và người đang đẩy tạ có sử dụng năng lượng không?

? Xe máy cần năng lượng từ đâu?

? Con người vận động thì lấy năng lượng từ đâu?

? Năng lượng cung cấp cho sinh vật lấy từ đâu và nhờ quá trình nào?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu hình 17.1 SGK

- HS phát triển các ý kiến dựa trên kinh nghiệm của bản thân về hình 17.1 SGK; từ đó tiến hành thảo luận để tìm ra câu trả lời.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- Kết quả thực hiện yêu cầu đưa ra: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật bao gồm các hoạt động như: quang hợp, trao đổi nước, trao đổi khí, ăn uống, thải bã, tích trữ năng lượng ….

- Nội dung HS thảo luận hình 17.1 SGK và vốn sống của HS: Mọi hoạt động đều cần năng lượng (xe máy lấy năng lượng từ xăng hoặc điện, người cử tạ lấy năng lượng từ chuyển hóa năng lượng trong tế bào nhờ quá trình trao đổi chất).

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

- GV dẫn dắt vào bài học bằng các câu hỏi: Trao đổi chất là gì? Chuyển hóa năng lượng là gì? Nêu vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:

- Mọi hoạt động đều cần năng lượng.

+ Phân tích vd sgk

-> Xe máy cần năng lượng từ xăng, xe đạp điện cần năng lượng điện từ ắc quy

-> Con người vận động cần năng lượng từ thức ăn

- Năng lượng sinh vật lấy từ quá trình Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng:

+ Ở thực vật: quá trình quang hợp.

+Ở động vật: Quá trình tiêu hóa thức ăn (trao đổi nước, trao đổi khí, ăn uống, thải bã, tích trữ năng lượng ….)

1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

a) Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Góp phần hình thành và phát triển các biểu hiện của các năng lực.

b) Nội dung:

- Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát tìm hiểu H17.2, H17.3.

- HS hoạt động nhóm hoàn thành Sơ đồ trao đổi chất ở người(H17.3)

- HS trả lời câu hỏi: Dựa vào sơ đồ H17.3, cho biết cơ thể người lấy vào và thải ra những gì trong quá trình trao đổi chất

- HS đọc thông tin về trao đổi chất. từ đó rút ra nội dung: Dựa vào kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật thành 2 nhóm: Sinh vật tự dưỡng(TV), sinh vật dị dưỡng(Đv và con người)

- HS hoạt động cá nhân phần tìm hiểu thêm:

? Hãy lấy thêm các biện pháp giúp tăng cường trao đổi chất của cơ thể và giải thích?

-> Phơi nắng lúc 8-9h sáng để cơ thể có thể hấp thu ánh sáng chuyển hóa chất tiền VTm D dưới da thành VTM D cung cấp cho cơ thể chuyển hóa hấp thu Ca chống bệnh còi xương ở trẻ em và bệnh loãng xương ở người già.

-> Tập hít thở thật sâu và thở ra thật mạnh để cung cấp oxygen cho cơ thể.

- HS hoạt động cá nhân tìm hiểu phần 2. Chuyển hóa năng lượng

- HS thực hiện trả lời câu hỏi:

? Kể tên các dạng năng lượng, nêu một số ví dụ về sự chuyển hóa năng lượng ở thực vật và động vật.

-> Các dạng năng lượng: năng lượng ánh sáng, năng lượng hóa học, ...

VD: Ở thực vật: Lá cây tiếp nhận năng lượng ánh sáng mặt trời tạo chất diệp lục cho cây

Ở động vật: Động vật ăn thức ăn, giữa lại các chất cần thiết có trong thức ăn để tạo năng lượng nuôi sống cơ thể, còn những chất không cần thiết sẽ đào thải qua phân ra ngoài.

- Hs thực hiện phần bài tập: Các hoạt động ở con người(đi lại, chạy..) đều cần năng lượng. Năng lượng đó được biến đổi từ dạng nào sang dạng nào?

-> Năng lượng hóa học biến đổi sang dạng động năng và nhiệt năng.

c) Sản phẩm:

- HS qua hoạt động nhóm hoàn thành sơ đồ H17.3.

- HS trả lời câu hỏi 2.

........................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
3 2.090
0 Bình luận
Sắp xếp theo