Giáo án môn Công nghệ theo chương trình GDPT mới

Giáo án môn Công nghệ theo chương trình GDPT mới là mẫu giáo án một bài giảng theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.

Giáo án phát triển năng lực môn Công nghệ

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 4

LẮP GHÉP MÔ HÌNH KỸ THUẬT

1. Thông tin bài học:

- Dạng bài: Lý thuyết

- Chủ đề lớn: Thủ công kỹ thuật

- Chủ đề con: Lắp ghép mô hình kỹ thuật

- Thời lượng: 6 tiết

- Vị trí bài học: Tiết 1 + 2.

2. Mục tiêu:

a) Kiến thức:

- HS kể tên và nhận biết được các chi tiết của bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.

b) Kỹ năng:

- HS biết lựa chọn các chi tiết theo tên gọi của bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.

c) Thái độ:

- Giáo dục HS yêu thích và bảo quản các chi tiết của bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.

Năng lực phát triển: Nhận thức công nghệ (Nêu được tên, vai trò và mô tả được các chi tiết của bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật).

3. Nội dung chủ đề bài học: HS kểtên và nhận biết được các chi tiết của bộ lắp ghépmô hình kỹ thuật.

4. Thiết bị, học liệu:

Giáo viên: Sách giáo khoa, Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật, Phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP

Các em hãy quan sát các chi tiết bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật và trả lời các câu hỏi sau:

1. Quan sát và gọi tên các chi tiết có trong bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật?

2. Mỗi chi tiết có hình dạng và đặc điểm gì?

3. Nêu tác dụng của các chi tiết em biết?

4. Liệt kê danh mục các chi tiết có trong bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật vào bảng sau:

STT

Tên chi tiết

Số lượng

Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.

5. Tiến trình sư phạm:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Quan sát khám phá đặc điểm dụng cụ lắp ghép (15 phút):

Mục tiêu: HS tìm hiểu gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ.

Phương pháp kỹ thuật dạy học: Quan sát, vấn đáp.

Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm.

Sản phẩm: Phiếu học tập của từng HS và bản báo cáo kết quả làm việc và thảo luận nhóm trả lời phiếu học tập.

Cách tiến hành:

- GV phát PHT, giao nhiệm vụ : Nhóm trưởng điều hành nhóm mình đọc và tự tìm hiểu gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ, hoàn thành vào PHT.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

* Các tấm nền

* Các loại thanh thẳng

* Các thanh chữ U và chữ L

* Bánh xe, bánh đai, các chi tiết khác

* Các loại trục

* Ốc và vít, vòng hãm

* Cờ-lê, tua-vít

- Cho HS nhận dạng, gọi tên, đếm chi tiết.

- Hướng dẫn cách xếp các chi tiết.

- Cho các nhóm tự kiểm tra tên gọi, nhận dạng từng loại chi tiết, dụng cụ.

- Mời đại diện HS trình bày kết quả hoạt động của nhóm.

- GV tổ chức cho HS nhận xét, bổ sung.

- GV chốt lại nội dung kiến thức trong hoạt động này.

- Các nhóm trưởng điều hành nhóm mình đọc và tự tìm hiểu gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ.

- HS trong nhóm cùng nhau đọc các thông tin và quan sát hình SGK.

- HS trong nhóm cùng nhau thảo luận để kể tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ.

- Học sinh thực hành nhận dạng, gọi tên đếm các chi tiết.

- Nhóm trưởng tập hợp ý kiến của bạn trong nhóm.

- Giơ thẻ báo cáo kết quả.

- Đại diện HS trình bày kết quả hoạt động của nhóm.

- Nhận xét và bổ sung.

Hoạt động 2: Cùng nhau kiểm tra lại kết quả (10 phút).

Mục tiêu: HS kể tên được các chi tiết của bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.

Phương pháp kỹ thuật dạy học: Trình bày 1 phút, vấn đáp.

Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm và cả lớp.

Sản phẩm: HS nói rõ ràng tên các chi tiết của bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.

Cách tiến hành:

- GV mời HS giới thiệu từng chi tiết chính trong bộ lắp ghép kỹ thuật.

- Mời HS nhận xét, bổ sung.

- GV chốt lại nội dung kiến thức trong hoạt động này.

- HS giới thiệu từng chi tiết chính gồm 34 loại chi tiết khác nhau.

- HS nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 3 : HS biểu diễn thao tác cách cầm cờ- lê, tua-vít (15 phút).

Mục tiêu: HS thực hiện cầm cờ-lê, tua-vít.

Phương pháp kỹ thuật dạy học: Thực hành.

Hình thức tổ chức: Hoạt động hoạt động nhóm và cá nhân.

Sản phẩm: HS biết cách cầm cờ- lê, tua-vít.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS những thao tác khó.

- Cho HS thực hiện trong nhóm.

- Mời HS thực hiện trước lớp.

- GV nhận xét cách thực hiện thao tác, động viên, khuyến khích HS.

- HS quan sát, nhận biết các chi tiết.

- HS thực hiện trong nhóm.

- HS thực hiện trước lớp.

- Nhận xét và bổ sung.

Hoạt động 4: Xem hướng dẫn và làm thử (15 phút).

Mục tiêu: HS đọc hướng dẫn và tiến hành làm thử.

Phương pháp kỹ thuật dạy học: Trình bày 1 phút, vấn đáp.

Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm và cả lớp.

Sản phẩm: HS biết cách tháo, lắp vít.

Cách tiến hành:

- GV kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của HS.

- Yêu cầu HS tìm cách sử dụng cờ-lê, tua-vít.

- HS tự tìm cách lắp vít bằng cờ-lê.

- Gọi HS lên thao tác.

- HS tự tìm cách tháo vít bằng cờ-lê.

- Cho HS thực hành cách tháo, lắp vít.

- GV nhận xét và hỏi: Để tháo vít em sử dụng cờ-lê và tua-vít như thế nào?

- GV chốt lại nội dung kiến thức trong hoạt động này.

- Cho học sinh sắp xếp dụng cụ vào hộp.

- HS đọc hướng dẫn sử sung và tìm cách sử dụng cờ-lê, tua-vít.

- HS tập thực hành cách tháo, lắp vít.

- HS sắp xếp dụng cụ vào hộp.

Hoạt động 5: Tổng kết, đánh giá (5 phút)

Mục tiêu: Tổng kết lại kiến thức của bài học và đánh giá hoạt động của HS.

Phương pháp kỹ thuật dạy học: Thuyết trình, vấn đáp.

Hình thức tổ chức: Hoạt động cả lớp.

Cách tiến hành:

- GV hỏi HS: Sau bài học, em biết được những gì?

- GV nhận xét, đánh kết quả học tập của các cá nhân, nhóm học tập.

- GV tổng kết lại những nội dung cần ghi nhớ. Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.

- HS trình bày.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe, ghi chép và đặt câu hỏi để đảm bảo hiểu rõ nội dung tổng kết bài học.

Mời các bạn tham khảo các bài khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 32.849
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo