Giáo án lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống - Tất cả các môn

Hoatieu xin chia sẻ tới quý thầy cô Trọn bộ Giáo án lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống tất cả các môn năm học 2023- 2024 theo Công văn 2345, bao gồm: Giáo án Toán lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống cả năm, Giáo án Tiếng Việt lớp 3 bộ Kết nối tri thức, Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 Kết nối tri thức cả năm, Giáo án Công nghệ 3 Kết nối tri thức cả năm, Giáo án Đạo đức lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, Giáo án môn Tin học lớp 3 sách Kết nối tri thức sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô trong việc soạn giáo án bài giảng theo chương trình mới.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm mẫu Giáo án lớp 3 theo Công văn 2345 đầy đủ 35 tuần học cả học kì 1 và học kì xuyên, suốt năm học, nhằm phục vụ cho công tác biên soạn giáo án hay, hiệu quả, sinh động cho học sinh.

Mời thầy cô click vào các đường link dưới đây để tải Giáo án lớp 3 KNTT theo từng môn học.

1. Giáo án Tiếng Việt lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

  • Tải trọn bộ kế hoạch bài dạy Tiếng việt 3 Kết nối tri thức Tại đây.

TUẦN 1

Tiếng Việt

CHỦ ĐIỂM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ

Bài 01: NGÀY GẶP LẠI (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngày gặp lại”.

- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm.

- Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật.

2. Năng lực :

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.

- PC nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Máy tính, ti vi, máy chiếu, Kế hoạch bài dạy, các slide minh họa, SGK.

- HS: SGK, vở ghi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. MỞ ĐẦU:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Xem tranh trả lời các bạn nhỏ đang làm gì?

+ Câu 2: các bạn nhỏ đang làm gì?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

2.1. Đọc văn bản.

a) GV đọc mẫu toàn bài: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.

- GV HD HS chia đoạn:

- GV chia đoạn: (4 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến cho cậu này.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến bầu trời xanh.

+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến ừ nhỉ.

+ Đoạn 4: Còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

b) Hướng dẫn đọc đoạn

* Đoạn 1:

- Câu 1: cửa sổ, tia nắng – GV đọc C1

- Câu 5: giơ, diều, rối rít – GV đọc C5

=> Đoạn 1: đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ sau dấu chấm, dấu phẩy. GV đọc

* Đoạn 2:

- Câu 1: mừng rỡ – GV đọc C1

- Luyện đọc câu dài: Sơn về quê từ đầu hè,/ giờ gặp lại,/ hai bạn/ có bao nhiêu chuyện.

- Câu 5: nằm lăn, bãi cỏ– GV đọc C5

- Câu 6: ngủ thiếp đi– GV đọc C6

? Em hiểu như thế nào là ngủ thiếp đi?

=> Đoạn 2: Đọc to, chú ý ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và những chỗ cô đã hướng dẫn. GV đọc

* Đoạn 3:

- Câu 1: đen nhẻm, lấp lánh – GV đọc C1

? Em hiểu như thế nào là đen nhẻm?

=> Đoạn 3: Đọc to, rõ ràng, chú ý ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu. Chú ý đọc đúng câu hội thoại. GV đọc

* Đoạn 4:

- GV giải nghĩa từ: bon bon

- Luyện đọc câu dài: Ngày mai đi học rồi,/ nhưng mùa hè/ chắc sẽ theo các bạn vào lớp học.

=> Đoạn 4: Đọc đúng ngắt nghỉ câu, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

* Gọi đọc nối tiếp đoạn lần 2

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

- GV nghe và chỉnh sửa cách phát âm, cách ngắt nghỉ hơi cho HS, nhận xét các nhóm.

c. HD đọc cả bài: Đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng lời nhân vật.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- GV nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

4. Vận dụng:

+ Học sinh đọc lại bài

+ Cho HS quan sát video cảnh một số bạn nhỏ thả diều trên đồng quê.

+ GV nêu câu hỏi bạn nhỏ trong video nghỉ hè làm gi?

+ Việc làm đó có vui không? Có an toàn không?

- Nhắc nhở các em tham khi nghỉ hè cần đảm bảo vui, đáng nhớ nhưng phải an toàn như phòng tránh điện, phòng tránh đuối nước,...

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: các bạn nhỏ đang thả diều.

+ Trả lời: các bạn nhỏ đang câu cá.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại tên bài, ghi vở

- Hs lắng nghe.

- HS đọc thầm, xác định đoạn

- HS đánh dấu vào SGK.

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- 1 dãy HS đọc - Nhận xét

- 1 dãy HS đọc - Nhận xét

- 2- 3 HS đọc - Nhận xét

- 1 dãy HS đọc – Nhận xét

- 2-3 HS đọc câu dài.

- 1 dãy HS đọc – Nhận xét

- HS nêu theo ý hiểu.

- 2-3 HS đọc – Nhận xét

- 1 dãy HS đọc - Nhận xét

- HS nêu theo ý hiểu.

- 2-3 HS đọc – Nhận xét

- HS lắng nghe

- 2-3 HS đọc câu dài.

- 2-3 HS đọc – Nhận xét

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- 1-2 lượt đọc.

- HS nhận xét

- HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................

KÍ DUYỆT BÀI DẠY

2. Giáo án Toán lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

  • Tải trọn bộ kế hoạch bài dạy Toán 3 Kết nối tri thức Tại đây.

TUẦN 1

TOÁN

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

Bài 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1000 (T1) – Trang 6

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Đọc, viết, xếp được thứ tự các số đến 1 000 (ôn tập).

- Nhận biết được cấu tạo và phân tích số của số có ba chữ số, viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị (ôn tập).

- Nhận biết được ba số tự nhiên liên tiếp (bổ sung)

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng PowerPoint.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HĐ mở đầu: (3-5p)

- 1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1:

+ Câu 2:

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời:

+ Trả lời

- HS lắng nghe.

2. HĐ luyện tập: (33-35p)

- Mục tiêu:

+ Ôn tập, củng cố về kiến thức đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh các số đến 1 000.

+ Ôn tập, củng cố về kiến thức về cấu tạo phân tích số có ba chữ số, viết số có ba chữ số các trăm, chục, đơn vị (và ngược lại).

+ Bổ sung kiến thức mới về ba số liên tiếp (dựa vào số liên trước, số liền sau trên tia số đã học).

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Nêu số và cách đọc số. (5-7p)

? Bài yêu cầu gì?

- GV hướng dẫn cho HS nhận biết câu 1.

- Câu 2, 3, 4 học sinh làm bảng con.

- - GV quan sát, hỗ trợ HS còn lúng túng

? Khi đọc số 245 em cần lưu ý gì?

? Khi đọc số có chữ số đơn vị là 1 em đọc như thế nào?

- GV nhận xét, tuyên dương.

=> Chốt KT: Cách đọc số, viết số có 3 chữ số

Bài 2: (Làm việc nhóm 2) (4-6p)

? Bài yêu cầu gì?

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS còn lúng túng

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

? Vì sao em điền được số 750 vào dấu ? ở con thỏ số 1?

? Số gồm 5 trăm, 0 chục, 4 đơn vị được viết ntn?

? Để làm được bài này em làm ntn?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

=> Chốt KT: Cách viết số có 3 chữ số khi biết đọc số

Bài 3a: (Làm việc cá nhân) (3-5p)

? Đọc thầm, nêu yêu cầu?

- Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu: Số 437

? Số 437 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?

Tương tự mẫu, hãy thực hiện cá nhân sau đó trao đổi nhóm đôi, hoàn thành vào PBT

GV cho HS làm bài tập vào PBT.

- GV quan sát, hỗ trợ HS còn lúng túng

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- - Gọi hs chia sẻ bài

? Hãy phân tích số 305?

? Vì sao bạn điền 6 trăm, 2 chục, 0 đơn vị...?

? Vận dụng kiến thức gì để làm được bài tập này?

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3b. (Làm việc cá nhân) (6-8p)

Viết các số 385, 538, 444, 307, 640 thành tổng các trăm, chục và đơn vị.

- ? Bài yêu cầu gì?

- GV hướng dẫn làm VD:

? Phân tích số 385 thành tổng các trăm, chục, đơn vị?

(385 = 300 + 80 + 5)

- Tương tự, hãy thực hiện cá nhân vào vở

- GV quan sát, hỗ trợ HS còn lúng túng

- Gọi HS soi bài, chia sẻ kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

? Vì sao số 307 bạn lại viết là 307 = 300 + 7?

? Khi viết số 640 thành tổng các trăm, chục, đơn vị ta cần lưu ý gì?

? Khi trình bày em cần lưu ý gì?

- GV nhận xét tuyên dương.

=> Chốt KT: Cách viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị

Bài 4. (Làm việc nhóm 4) Số? (5-7p)

? Nêu yêu cầu?

- Yêu cầu HS quan sát bảng, nhận xét mẫu

? Nêu số đã cho?

? Muốn tìm số liền trước của số 42 ta làm ntn?

? Số liền sau của số 42 là số nào? Giải thích cách làm?

? Muốn tìm số liền trước hoặc liền sau của một số ta làm ntn?

- Dựa vào mẫu, hãy thực hiện cá nhân vào PBT, sau đó trao đổi nhóm đôi, nêu cách làm

- Mời đại diện nhóm chia sẻ

? Vì sao bạn điền được số 36, 37 vào chỗ trống?

? Để điền được số 324, 325 vào chỗ trống bạn làm ntn?

? Bài tập này đã củng cố kiến thức gì?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

=> Chốt KT: Cách tìm số liền trước, số liền sau của 1 số

Bài 5a. (Làm việc cá nhân) Số? (5-7p)

? Bài yêu cầu gì?

GV cho HS đọc tia số.

? Em có nhận xét gì về các số trên tia số này?

? Các số 14, 15, 16 trong khung xám có đặc điểm gì?

- GV giải thích: số liền trước 15 là 14, số liền sau của 15 là 16. Ta có 14, 15, 16 là ba số liên tiếp. 16, 15, 14 là ba số liên tiếp.

- Yêu cầu HS quan sát tia số, nêu:

+ Số liền trước của 19 là?

+ Số liền sau của 19 là?

+ 18, 19, ? là ba số liên tiếp.

+ 20, 19, ? là ba số liên tiếp.

? Vậy em hiểu thế nào là ba số liên tiếp?

GV chốt: Ba số liên tiếp là 3 số nối tiếp nhau, hơn kém nhau 1 đơn vị.

Bài 5b. (Làm việc cá nhân) Tìm số ở ô có dấu “?” để được ba số liên tiếp.

- Bài 5b. Tìm số ở ô có dấu “?” để được ba số liên tiếp.

- GV cho HS làm cá nhân, chia sẻ cách làm.

- Mời 1-2 HS soi bài, chia sẻ

210

211

?

210

?

208

? Vì sao em điền được số 212 sau số 211?

? Nêu cách điền được số 209?

- GV nhận xét tuyên dương.

=> Chốt KT: Ba số liên tiếp, cách tìm ba số liên tiếp

- HS đọc thầm, nêu yêu cầu

1 HS nêu cách viết số (134) đọc số (Một trăm ba mươi tư).

- HS lần lượt làm bảng con viết số, đọc số:

+ Viết số: 245; Đọc số: Hai trăm bốn mươi lăm.

+ Viết số: 307; Đọc số: Ba trăm linh bảy.

+ Hàng trăm: 2, hàng chục: 7, hàng đơn vị: 1; Viết số: 271; Đọc số: Hai trăm bảy mươi mốt.

- Chữ số 5 ở cột đơn vị đọc là “lăm”

- Đọc là “mốt”

- HS nhận xét, lắng nghe

- HS đọc thầm, nêu yêu cầu

- HS làm việc theo nhóm.

+ Con thỏ số 1: 750.

+ Con thỏ số 2: 999.

+ Con thỏ số 4: 504.



- HS làm vào vở.

- HS giải thích cách làm

- HS nêu cách viết số

- HS nêu cách làm

- HS nhận xét, lắng nghe

+ 222: 2 trăm, 2 chục, 2 đơn vị.

+ 305: 3 trăm, 0 chục, 5 đơn vị.

+ 598: 5 trăm, 9 chục, 8 đơn vị.

+ 620: 6 trăm, 2 chục, 0 đơn vị.

+ 700: 7 trăm, 0 chục, 0 đơn vị.

- HS đọc thầm, nêu yêu cầu

- Số 437 gồm 4 trăm, 3 chục, 7 đơn vị

- HS làm vào vở.

+ 538 = 500 + 30 + 8

+ 444 = 400 + 40 + 4

+ 307 = 300 + 0 + 7 (300 + 7)

+ 640 = 600 + 40 + 0 (600 + 40)

HS soi bài, chia sẻ

- Số 305 gồm: 3 trăm, 0 chục, 5 đơn vị

- Vì tớ thấy số 620 là tổng của 6 trăm, 2 chục và 0 đơn vị...

- Vận dụng KT phân tích số thành tổng các trăm, chục, đơn vị

- HS nhận xét, lắng nghe

- Phân tích các số đã cho thành tổng các trăm, chục, đơn vị

- HS nêu: 385 gồm 3 trăm, 8 chục, 5 đơn vị; viết là: 385 = 300 +80 +5

- HS làm vào vở.

- HS soi bài, chia sẻ

+ 538 = 500 + 30 + 8

+ 444 = 400 + 40 + 4

+ 307 = 300 + 7

+ 640 = 600 + 40

- HS giải thích cách làm

- Chữ số 0 ở đơn vị khi viết thành tổng các trăm, chục, đơn vị ta không viết + 0

- Chữ số 0 ở chục hoặc ở đơn vị ta không viết vào tổng.

- HS nhận xét, lắng nghe

- HS đọc thầm, nêu yêu cầu

- HS quan sát, nhận xét

- Số 42

- Lấy số 42 trừ đi 1 đơn vị

- Là số 43. Lấy số 42 cộng thêm 1 đơn vị

- HS nêu

- 1 HS nêu: Giá trị các số liền trước, liền sau hơn, kém nhau 1 đơn vị.

- HS làm việc cá nhân, trao đổi theo nhóm 2.

Số liền trước

Số đã cho

Số liền sau

425

426

427

879

880

881

998

999

1 000

35

36

37

324

325

326

- Đại diện nhóm soi bài, chia sẻ

- HS nêu

- HS nêu

- Cách tìm số liền trước, số liền sau của 1 số

- HS nhận xét, lắng nghe

- Điền số

- HS đọc tia số.

- HS quan sát, nhận xét

- HS nêu nhận xét

- HS quan sát, lắng nghe

- HS quan sát, nêu:

+ Số liền trước của 19 là 18

+ Số liền sau của 19 là 20

+ 18, 19, 20 là ba số liên tiếp.

+ 20, 19, 18 là ba số liên tiếp.

- HS nêu theo ý hiểu

- HS lắng nghe, ghi nhớ

- HS làm cá nhân, nêu kết quả

- HS soi bài, chia sẻ

210

211

212

210

209

208

- HS nhận xét lẫn nhau.

- Vì số liền sau số 211 là số: 211+1= 212, nên em điền số 212.

- Số 210 bớt đi 1 đơn vị ta được số 209, số 209 bớt đi 1 đơn vị ta có số 208. Vậy số 209 là số đứng giữa 210 và 208. (hay: 210, 209, 208 là ba số liên tiếp)

- HS nhận xét, lắng nghe

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (2-3p)

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh nhận biết số liền trước, số liều sau, đọc số, viết số...

+ Bài toán:....

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS tả lời:.....

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

3. Giáo án Đạo đức lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

  • Tải trọn bộ kế hoạch bài dạy Đạo đức 3 Kết nối tri thức Tại đây.

TUẦN 1

ĐẠO ĐỨC

CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM

Bài 01: Chào cờ và hát Quốc Ca (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:

- Nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.

- Thực hiện được nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca.

- Thực hiện được hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam; yêu quý, bảo vệ thiện nhiên; trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.

- Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.

- Hình thành và phát triển lòng yêu nước.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam; yêu quý, bảo vệ thiện nhiên; trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát: “Lá cờ Việt Nam” (sáng tác Lý Trọng (Đỗ Mạnh Thường) để khởi động bài học.

+ GV nêu câu hỏi về lá cờ Việt Nam có trong bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe bài hát.

+ HS trả lời theo hiểu biết cảu bản thân

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

Hoạt động 1: Tìm hiểu Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam. (Làm việc cá nhân)

- Mục tiêu:

+ Nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 1HS đọc đoạn hội thoại trong SGK.

+ Quốc hiệu của nước ta là gì?

+ Hãy mô tả Quốc kì Việt Nam.

+ Nêu tên bài hát và tác giả Quốc ca Việt Nam.

+ Vì sao phải nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca?

- GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có)

- 1 HS đọc đoạn hội thoại.

+ Quốc hiệu là tên một nước. Quốc hiệu của nước ta là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng.

+ Quốc ca Việt Nam là bái hát “Tiến quân ca” do cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác.

+ Nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca là thể hiện tình yêu Tổ quốc và niềm tự hào dân tộc.

+ HS lắng nghe, rút kinh nghiêm.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm khi chào cờ và hát Quốc ca. (Hoạt động nhóm)

- Mục tiêu:

+ Học sinh biết những việc cần làm khi chào cờ và hát Quốc ca.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Khi chuẩn bị chào cờ, em cần phải làm gì?

+ Khi chào cờ, em cần giữ tư thế như thế nào?

+ Khi chào cờ, em cần hát quốc ca như thế nào?

- GV mời các nhóm nhận xét.

- GV chốt nội dung, tuyên dương các nhóm.

- HS làm việc nhóm 2, cùng nhau thảo luận các câu hỏi và trả lời:

+ Khi chuẩn bị chào cờ, em cần chỉnh sửa trang phục, bỏ mũ, nón.

+ Khi chào cờ, em cần giữ tư thế nghiêm trang, dáng đứng thẳng, mắt nhìn cờ Tổ quốc.

+ Khi chào cờ, em cần hát Quốc ca to, rõ ràng, trôi chảy, diễn cảm.

- Các nhóm nhận xét nhóm bạn.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức về cách chào cờ và hát Quốc ca.

+ Vận dụng vào thực tiễn để thực iện tốt lễ chào cờ và hát Quốc ca.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng hình thức thi đua chào cờ đúng nhất. Lớp trưởng điều hành lễ chào cờ.

+ GV yêu cầu học sinh chia ra thành các nhóm (3-4 nhóm). Mỗi nhóm thực hành lèm lễ chào cờ và hát Quốc ca 1 lượt.

+ Mời các thành viên trong lớp nhận xét trao giải cho nhóm chào cờ tốt nhất, hát Quốc ca đúng và hay nhất.

- Nhận xét, tuyên dương

- HS chia nhóm và tham gia thực hành chào cờ.

+ Lần lượt các nhóm thực hành theo yêu cầu giáo viên.

+ Các nhóm nhận xét bình chọn

- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

4. Giáo án môn Tin học lớp 3 sách Kết nối tri thức

  • Tải trọn bộ kế hoạch bài dạy Tin học 3 Kết nối tri thức Tại đây.

Bài 1

THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng

Trong bài học này học sinh được học về thông tin và quyết định, ba dạng thông tin cơ bản: chữ, hình ảnh, âm thanh.

2. Phát triển năng lực, phẩm chất

2.1. Năng lực chung

Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm.

Hình thành năng lực giải quyết vấn đề thông qua tình huống thực tiễn

2.2. Năng lực đặc thù

Nêu được ví dụ đơn giản minh họa cho vai trò quan trọng của thông tin thu nhận hằng ngày đối với việc đưa ra quyết định của con người.

Nhận biết được thông tin và quyết định trong ví dụ cụ thể.

Nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp là chữ, âm thanh, hình ảnh.

2.3. Phẩm chất

HS có ý thức ra quyết định cần dựa trên thông tin, từ đó hình thành đức tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định trong hoạt động hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Giáo viên:Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử,...

Học sinh:SGK, SBT, đồ dùng học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

- Yêu cầu cần đạt.

Đặt HS vào ngữ cảnh nhận biết được thông tin trong hoạt động quen thuộc hàng ngày

- Năng lực

- Phẩm chất

GV tổ chức hoạt động

Hoạt động của học sinh

Kết quả/sản phẩm
học tập

- GV đưa ra nội dung khi có tiếng chuông đồng hồ thì Minh sẽ quyết định thế nào?

- Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá.

- GV chốt dẫn vào bài

- Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

- Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

- Khi tiếng chuông đồng hồ reo lên, Minh sẽ quyết định thức dậy, rời khỏi giường để đi vệ sinh cá nhân, ăn sáng và đi học.

5. Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 Kết nối tri thức

  • Tải trọn bộ kế hoạch bài dạy HĐTN 3 Kết nối tri thức Tại đây.

CHỦ ĐỀ: TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH

Sinh hoạt theo chủ đề: CHÂN DUNG EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh nhận ra được những đặc điểm đáng nhớ về hình dáng bên ngoài của mình.

- Tự tin về cơ thể của mình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: bản thân tự tin về hình dáng của bản thân trước tập thể.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xây dựng cho mình hình ảnh đẹp trước bạn bè (sạch sẽ, gọn gàng, mặc lịch sự,…).

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về chăm sóc bản thân để có hình ảnh đẹp.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh cảu bạn..

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Đây là ai” để khởi động bài học.

+ GV giới thiệu 3 bức tranh: nàng tiên cá, ông bụt, chú bé người gỗ. Yêu cầu HS quan sát để nhận ra nét riêng của mỗi nhân vật trong tranh: nụ cười, khuôn mặt, đối mắt, hàm răng, mái tóc, maug da, mũi,...

+ Lớp chia thành 3 nhóm và bốc thăm chọn nhân vật, thảo luận và miêu tả nhân vật của mình.

+ Mời đại diện các nhóm trình bày.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

- HS chia nhóm và bốc thăm nhân vật, thảo luận để miêu tả nhân vật theo các gợi ý.

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu: Nhận ra được nét độc đáo của mình trên gương mặt và cảm thấy tự hào, thú vị về điều đó.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Tạo hình gương mặt vui nhộn của em. (làm việc cá nhân)

- GV Yêu cầu học sinh soi gương và tìm ra nét riêng của mình.

- Chia sẻ những nét riêng của mình trước lớp.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt ý và mời HS đọc lại.

Mỗi người đều có một nét riêng của mình. Ai cũng có nét đáng yêu, đáng nhớ,...

- Học sinh đọc yêu cầu bài và quan sát bản thân tong gương để tìm ra những nét riêng của mình.

- Một số HS chia sẻ trước lớp.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Tạo và giới thiệu được với bạn nét riêng của mình qua sản phẩm tạo hình.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Tạo hình gương mặt vui nhộn của em. (Làm việc nhóm 2)

- GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2:

+ Tao hình gương mặt em bằng những nguyên liệu em có: lá cây, viên sỏi, cúc áo, sợi len,...

+ Chú ý nhấn mạnh nét đặc biệt của em trên gương mặt.

+ Giới thiệu với bạn nét riêng của em qua sản phẩm.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm giới thiệu về nét riêng của nhóm qua sản phẩm.

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:

+ Soi gương và nhận xét em giống ai.

+ Xác định những nét riêng của mỗi người và nét chung của cả nhà.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

6. Giáo án Công nghệ 3 Kết nối tri thức cả năm

  • Tải trọn bộ kế hoạch bài dạy Công nghệ 3 Kết nối tri thức Tại đây.

CHỦ ĐỀ 1: TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ

Bài 01: TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ.

- Nêu được tác dụng một số sản phẩm công nghệ trong gia đình.

- Phát triển năng lực công nghệ: Nêu được vai trò của các sản phẩm công nghệ trong đời sống gia đình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. Biết thu thập thông tin từ tình huống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Bước đầu giúp học sinh có cảm nhận khác nhau giữa đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Em yêu thiên nhiên” để khởi động bài học.

+ GV nêu câu hỏi: Trong bài hát bạn nhỏ yêu những gì?

+ Vậy thiên nhiên có những gì mà bạn nhỏ yêu nhỉ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe bài hát.

+ Trả lời: Trong bài hát bạn nhỏ yêu thiên nhiên, yêu mẹ cha, yêu Bác Hồ..

+ HS trả lời theo hiểu biết của mình.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu: Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Tìm hiểu về thiên nhiên và sản phẩm công nghệ. (làm việc cá nhân)

- GV chia sẻ các bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.

+ Em hãy quan sát và gọi tên những đối tượng có trong hình 1.

+ Trong những đối tượng đó, đối tượng nào do con người làm ra, đối tượng nào không phải do con người làm ra?

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.

Sản phẩm công nghệ là sản phẩm do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống. Đối tượng tự nhiên không phải do con người tạo ra mà có sẵn trong tự nhiên như: động vật, thực vật, đất, nước,...

- Học sinh đọc yêu cầu bài và trình bày:

+ a. cây xanh; b. nón lá; c. núi đá trên biển; d. đèn đọc sách; e. quạt; g. Tivi.

+ Những đối tượng do con người làm ra: b. nón lá; d. đèn đọc sách; e. quạt; g. Tivi.

+ Những đối tượng không phải do con người làm ra: a. cây xanh; c. núi đá trên biển;

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung HĐ1

Hoạt động 2. Tác dụng của một số sản phẩm công nghệ trong gia đình. (làm việc nhóm 2)

- GV chia sẻ một số bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả.

+ Quan sát tranh, dựa vào các từ gợi ý: giải trí, làm mát, chiếu sáng, bảo quản thực phẩm Em hãy nêu tác dụng của các sản phẩm công nghệ có tên trong hình.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS đọc lại:

Các sản phẩm công nghệ có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Càng ngày những sản phẩm công nghệ càng hiện đại giúp cho con người có cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày:

+ Tivi, máy thu thanh: có tác dụng giải trí.

+ Quạt điện: có tác dụng làm mát.

+ Tủ lạnh: có tác dụng bảo quản thực phẩm.

Bóng đèn điện: có tác dụng chiếu sáng.

.

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung HĐ2

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Xác định và nêu được một số sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Thực hành quan sát và nêu một số sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên. (Làm việc nhóm 2)

- GV mời các nhóm quan sát trong lớp học, ngoài sân trường và nêu một số sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên.

- Mời đại diện các nhóm trình bày

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

Hoạt động 4. Thực hành quan sát và nêu một số sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và kể tên các sản phẩm công nghệ mà em biết có tác dụng như mô tả dưới đây:

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày những sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên mà nhóm vừa quan sát được.

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày

+ Làm mát căn phòng: quạt, máy điều hoà,...

+ Chiếu sáng căn phòng: Bóng đèn điện,...

+ Cất giữ bảo quản thức ăn: tủ lạnh,...

+ Chiếu những bộ phim hay: Tivi,...

+ Làm nóng thức ăn: bếp điện, bếp ga,...

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”.

- Chia lớp thành 2 đội (hoặc 4 đội chơi, tuỳ vào thực tế), viết những sản phẩm công nghệ mà em biết.

- Cách chơi:

+ Thời gian: 2-4 phút

+ Mỗi đội xếp thành 1 hàng, chơi nối tiếp.

+ Khi có hiệu lệnh của GV các đội lên viết tên những sản phẩm công nghệ mà em biết.

+ Hết thời gian, đội nào viết được nhiều sản phẩm, đội đó thắng.

- GV đánh giá, nhận xét trò chơi.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Lớp chia thành các đội theo yêu cầu GV.

- HS lắng nghe luật chơi.

- Học sinh tham gia chơi:

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

7. Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Kết nối tri thức

Xem tại đây

8. Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 Kết nối tri thức

Xem tại đây

9. Giáo án Âm nhạc lớp 3 bộ Kết nối tri thức cả năm

Xem tại đây.

10. Giáo án Giáo dục thể chất lớp 3 Kết nối tri thức

Xem tại đây.

Trên đây mà mẫu Giáo án lớp 3 Kết nối tri thức bản word, mời thầy cô nhấn nút tải về để tải trọn bộ giáo án. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo, nhằm xây dựng những bài soạn thật hay, chất lượng cho năm học mới.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
55 47.684
0 Bình luận
Sắp xếp theo