Giáo án Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều (bài 1-6)
Giáo án môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10 bộ Cánh Diều
Giáo án Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10 Cánh Diều - Mời các thầy cô tham khảo kế hoạch bài dạy môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10 sách Cánh Diều được biên soạn theo hướng dẫn của Bộ giáo dục. Với mẫu giáo án Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10 file word của bộ sách Cánh Diều dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích giúp các thầy cô tiết kiệm thời gian khi soạn giáo án theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Để tải giáo án Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều 6 bài đầu, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.
Giáo án Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều file word
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 1: CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CƠ BẢN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Thời lượng: 3 tiết (Bộ Cánh diều vàng)
I. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức
Nêu được vai trò của các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
b. Về phẩm chất.
Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó có những định hướng về nghề nghiệp, việc làm sau khi ra trường. Tích cực tham gia tìm hiểu các hoạt động cơ bản của nền kinh tế để từ đó có kế hoạch học tập, xây dựng mục tiêu cho bản thân sau khi ra trường
Trách nhiệm: Nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế
c. Về năng lực.
Năng lực điều chỉnh hành vi: Ủng hộ những hoạt động đúng đắn hợp pháp đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất kinh doanh
Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội. Tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi. Tích cực, tự giác và nghiêm túc thực hiện tốt chính sách phát triển của nhà nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật tư liệu báo chí, thông tin, clip.
- Các hình ảnh, video, về các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TIẾT 1:
1. Hoạt động: Mở đầu
a) Mục tiêu. Phát hiện được những hoạt động kinh tế đang diễn ra trong đời sống hàng ngày, từ đó nhìn nhận, đánh giá được bước đầu về vai trò của các hoạt động đó
b) Nội dung. Học sinh quan sát tranh, nói về một số hoạt động kinh tế đang diễn ra và trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát các hình ảnh sau và chỉ ra mối liên hệ giữa các hoạt động trong hình ảnh đó.
c) Sản phẩm.
Hình 1: Trồng bắp cải.
Hình 2: Rau củ (bắp cải) được bán tại quầy.
Hình 3: Món ăn được chế biến từ bắp cải.
=> Các hoạt động trong 3 hình ảnh có sự liên kết với nhau tạo thành vòng tuần hoàn sản xuất, trao đổi, tiêu dùng.
- Thấy được mối liên hệ giữa: Sản xuất ( tạo ra sản phẩm), phân phối - trao đổi ( điều tiết sản phẩm), tiêu dùng ( thỏa mãn nhu cầu của con người)
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV chiếu cho học sinh quan sát hình ảnh. Sau thời gian quan sát học sinh làm việc cá nhân, yêu cầu học sinh tìm nội dung liên quan đến câu hỏi phía trên. Ghi câu trả lời vào vở
Sau thời gian làm việc cá nhân, học sinh trao đổi cặp đôi với các bạn xung quanh để cùng nhau hoàn thiện câu trả lời
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau quan sát hình ảnh.
- Học sinh làm việc cá nhân: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
- Làm việc cặp đôi để hoàn thiện sản phẩm chuẩn bị báo cáo
- Trong quá trình hs làm việc, giáo viên theo dõi, phát hiện các hs chưa tìm được câu trả lời để kịp thời hỗ trợ học sinh tìm được các hoạt động của nền kinh tế
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ suy nghĩ của mình về nội dung trên ( 2 – 3 HS)
- Gọi một số học sinh nhận xét kết quả.
- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Nếu không có các hoạt động kinh tế đó thì xã hội sẽ như thế nào. Trong các hoạt động đó hoạt động nào là cơ bản nhất
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của một số học sinh đã được yêu cầu trình bày
- Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội
Gv nhấn mạnh:
Hằng ngày, chúng ta thường biết đến những vấn đề kinh tế như mua bán, giá cả, lãi suất, thu nhập,... Bài học này sẽ giúp chúng ta biết rõ hơn về các hoạt động kinh tế cơ bản và vai trò của chúng trong đời sống xã hội để chủ động, tích cực tham gia các hoạt động kinh tế, tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, gia đình và đóng góp cho sự phồn vinh của đất nước.
2. Hoạt động: Khám phá
Nội dung 1: Tìm hiểu hoạt động sản xuất và vai trò của hoạt động sản xuất
a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được khái niệm, vai trò hoạt động sản xuất
b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm, chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau
+ Nhóm 1,2: Đọc thông tin 1
+ Nhóm 3,4: Đọc thông tin 2
+ Nhóm 5,6: Đọc thông tin 3
Các nhóm cùng nghiên cứu trả lời câu hỏi
Hoạt động sản xuất được đề cập trong các thông tin trên có vai trò gì đối với đời sống của con người và xã hội?
c) Sản phẩm.
- HS chỉ ra được
a) Vai trò của hoạt động sản xuất đối với đời sống của con người và xã hội:
- Thông tin 1: sản xuất và cung cấp các sản phẩm gốm sứ với mẫu mã đa dạng, kích thước và công năng khác nhau => dùng để làm đồ mĩ nghệ, đồ thờ cúng, đồ dùng sinh hoạt,…
- Thông tin 2: tạo ra các sản phẩm âm nhạc => đóng góp tích cực cho những sản phẩm âm nhạc của công chúng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, giúp con người sống tốt hơn, nhân văn hơn và đóng góp cho xã hội nhiều hơn.
- Thông tin 3: trồng lúa tạo ra lúa gạo để phục vụ đời sống người dân và xuất khẩu => đảm bảo an ninh lương thực, khẳng định vai trò, vị thế xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới của Việt Nam.
b) Điểm giống nhau và điểm khác biệt trong hoạt động ở thông tin 1, thông tin 3 với hoạt động ở thông tin 2:
- Điểm giống nhau: đều tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần đáp ứng các nhu cầu của con người.
- Điểm khác nhau:
Thông tin 1, thông tin 3: tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống vật chất của con người.
Thông tin 2: Tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống tinh thần của con người.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Dự kiến sản phẩm |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV tổ chức chia lớp thành các nhóm, từ 6 nhóm - Học sinh chia nhóm và làm việc theo nhóm của mình. + Nhóm 1,2: Đọc thông tin 1 + Nhóm 3,4: Đọc thông tin 2 + Nhóm 5,6: Đọc thông tin 3 Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh cùng các thành viên trong nhóm, đọc và trao đổi về tình huống của nhóm mình. - Viết kết quả chung của nhóm mình để báo cáo Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên cùng học sinh giải quyết từng thông tin Thông tin 1: + Gọi đại diện các nhóm trình bày nội dung làm việc và thảo luận của nhóm + Nhóm còn lại nhận xét bổ sung và rút ra khái niệm phân phối là gì Thông tin 2: + Gọi đại diện các nhóm trình bày nội dung làm việc và thảo luận của nhóm + Nhóm còn lại nhận xét bổ sung và rút ra khái niệm trao đổi là gì Thông tin 3: + Gọi đại diện các nhóm trình bày nội dung làm việc và thảo luận của nhóm + Nhóm còn lại nhận xét bổ sung và rút ra khái niệm trao đổi là gì Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung cho các nhóm Em hãy xác định điểm giống nhau và điểm khác biệt trong hoạt động ở thông tin 1 thông tin 3 với hoạt động ở thông tin 2 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét bài trả lời của từng nhóm. - Giáo viên chốt kiến thức làm rõ từng hoạt động mà học sinh đã tìm được - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội Gv nhấn mạnh: Hoạt động sản xuất là hoạt động con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.
| 1. Hoạt động sản xuất và vai trò của hoạt động sản xuất Khái niệm: Hoạt động sán xuất là hoạt dộng tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần đáp ứng các nhu cầu của con người. Sản xuất là một hoạt động kinh té cơ bản, quyết định sự tồn tại phát triền của cá nhân và xã hội. Sự phát triển của hoạt động sản xuất là cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của con người, làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần cùa xã hội. |
...................
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Với câu mở đầu Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa... (3 mẫu)
-
Top 11 bài phân tích nhân vật lão Hạc siêu hay
-
Kể tóm tắt văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân
-
(Siêu hay) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hành động dũng cảm của một bạn nhỏ mà em biết lớp 4
-
Thực hành tiếng Việt 8 trang 48 tập 2
-
Giáo án Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo cả năm file word
-
Top 6 bài phân tích khổ 2 Từ ấy hay chọn lọc
-
So sánh cảm hứng về đất nước trong Đất nước và Việt Bắc
-
Trắc nghiệm Sử 8 Kết nối tri thức cả năm có đáp án
-
(Mới 2024) Đề cương ôn thi học kì 2 Tiếng Anh lớp 4 Có file nghe
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Học tập
Giáo án Âm nhạc 9 Kết nối tri thức 2024 (Chủ đề 1-8)
Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng của lực lượng?
Xác định đề tài, bối cảnh của chuyện cười Khoe của và Con rắn vuông
Chút tình đầu đọc hiểu
06 Đề thi học kì 2 Công nghệ 4 Kết nối tri thức năm 2024 (có đáp án, ma trận)
(Mới nhất 2024) 13 Đề thi học kì 2 Toán lớp 2 Cánh Diều Có đáp án