Giáo án chuyên đề Hóa học 11 Kết nối tri thức
Kế hoạch bài dạy chuyên đề Hóa 11 Kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Hóa học 11 Kết nối tri thức trong bài viết dưới đây là mẫu soạn giáo án môn Hóa học lớp 11 sách chuyên đề của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Kế hoạch bài dạy chuyên đề Hóa học 11 KNTT được biên soạn bằng file word bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa mới lớp 11 môn Hóa học sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô trong công tác soạn giáo án cho năm học mới.
Mẫu giáo án chuyên đề Hóa học 11 bài Phân bón
CHUYÊN ĐỀ 1. PHÂN BÓN
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÂN BÓN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất; việc sử dụng phân bón phụ thuộc vào các loại cây trồng, thời gian sinh trưởng của cây, vùng đất khác nhau.
- Tìm hiểu được thông tin về một số loại phân bón được dùng phổ biến trên thị trường Việt Nam.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu được vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả các khái niệm, hiện tượng. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết được sử dụng phân bón là cần thiết để nâng cao năng suất cây trồng.
- Tìm hiểu tự nhiên: Thông qua các hoạt động thảo luận, tìm hiểu các thông tin về loại phân bón phổ biến, biết chọn lựa phân bón phù hợp với từng loại cây trồng và thời kì phát triển.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Hiểu và vận dụng sử dụng phân bón hợp lí, tránh lãng phí, tiết kiệm, không ảnh hưởng đến môi trường; tận dụng được rác thải hữu cơ để đưa ra các phương án phù hợp trong sử dụng phân bón.
3. Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT.
- Tranh ảnh, video thí nghiệm mô tả ảnh hưởng của phân bón đối với cây trồng.
- Video quy trình sản xuất phân bón ở một số nhà máy sản xuất phân bón ở Việt Nam.
- Các phiếu học tập về tác dụng của các loại phân bón khác nhau với từng thời kì sinh trưởng và phát triển của cây trồng, loại đất, thời tiết, khí hậu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt vấn đề:
Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây, dự đoán nguyên nhân và đề xuất giải pháp?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra những nhận định ban đầu.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Vai trò của phân bón góp phần nâng cao năng suất cây trồng đã được đúc kết dựa trên kinh nghiệm của người nông dân bằng câu ca dao: “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Những vai trò này sẽ được chúng ta tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Chúng ta cùng vào Bài 1: Giới thiệu chung về phân bón.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Giới thiệu về phân bón
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được khái niệm, phân loại, chức năng, vai trò của phân bón
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, hoàn thành phiếu học tập số 1, trả lời CH1, 2 SGK trang 7
3. Sản phẩm học tập: HS ghi vở khái niệm, phân loại, chức năng, vai trò của phân bón, kết quả hoàn thành phiếu học tập số 1, CH1, 2 SGK trang 7.
4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ * Khái niệm và phân loại phân bón - GV yêu cầu HS đọc mục I.1 SGK trang 5, rút ra khái niệm về phân bón và khắc sâu hai chức năng của phân bón: + Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng + Cải tạo đất - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành phiếu học tập. (Phiếu học tập số 1 ở cuối hoạt động 1) * Vai trò của phân bón - GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I.2 SGK trang 6 – 7 theo các ý sau: + Phân bón được sử dụng cho đất và cây bằng cách nào? + Nguyên tố nào là nguyên tố dinh dưỡng phổ biến nhất trong phân bón? Nguyên tố đó có nguồn gốc từ đâu? + Nông dân thường dùng phân bón ở dạng nào? - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, dựa vào các thông tin đã tìm hiểu ở trên đê trả lời CH1, 2 SGK trang 7: 1. Phân bón có vai trò gì đối với đất và cây trồng? 2. Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng? A. Nitrogen B. Platinum C. Phosphorus D. Kali Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập, CH1, 2 SGK trang 7 - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, trình bày phiếu học tập, CH1, 2 SGK trang 7. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết khái niệm, phân loại và vai trò của phân bón. | I. Giới thiệu về phân bón 1. Khái niệm và phân loại - Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất. - Phân loại các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng: + Nhóm nguyên tố đa lượng: nitơ (nitrogen), phosphorus, kali (potassium). + Nhóm nguyên tố trung lượng: calcium, magnesium, lưu huỳnh (sulfur). + Nhóm nguyên tố vi lượng: boron, đồng (copper), sắt (iron), chlorine, manganese, nickel, natri (sodium), molybdenum, kẽm (zinc),… - Dựa vào nguồn gốc tạo thành, phân bón được chia làm hai loại chính: + Phân bón vô cơ + Phân bón hữu cơ 2. Vai trò của phân bón - Phân bón được thêm vào đất làm tăng độ phì nhiêu của đất hoặc được tưới trực tiếp vào lá, thân cây nhằm bổ sung chất dinh dưỡng để cây trồng phát triển tốt. - Nguồn nguyên tố dinh dưỡng phổ biến nhất trong phân bón là nitrogen (không khí), potassium (nước biến, hồ, tro đốt, rơm rạ,…), phosphorus (đá). - Trong thực tiễn, nông dân thường bón các loại phân ở dạng tan hoặc không tan theo từng thời kì sinh trưởng của cây trồng. Trả lời CH1, 2 SGK trang 7 1. Phân bón vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng vừa có tác dụng cải tạo đất (như đất chua, đất nhiễm mặn) nằm mục đích giúp cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao. 2. Đáp án B. |
........................
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.
Tham khảo thêm
Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo cả năm
(Bản đẹp) Giáo án Hóa học 11 Cánh Diều 2024
Giáo án chuyên đề Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo
(Bài 1-17) Giáo án Địa lí 11 Cánh Diều 2024
(Cả năm) Giáo án Vật lí lớp 11 Cánh Diều 2024
Giáo án Công nghệ 10 Kết nối tri thức cả năm
Giáo án Hóa học 11 Kết nối tri thức 2024
Giáo án điện tử Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo thiết kế đẹp full cả năm
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Kết nối tri thức
-
Giáo án PowerPoint Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)
-
Kế hoạch dạy học Tiếng Việt 5 Cánh Diều file Word
-
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 9: Thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ
-
Giáo án lớp 7 chương trình mới - Cánh Diều, Kết nối, Chân trời sáng tạo
-
(File word) Giáo án ôn hè Ngữ văn 8 sách mới
-
Giáo án Vật lý 11 Chân trời sáng tạo 2024 cả năm file word
-
Giáo án lớp 1 bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục tất cả các môn
-
(Các môn) Giáo án PowerPoint lớp 7 Cánh Diều
-
Giáo án PowerPoint lớp 1 Sách mới năm 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27