Đặt gà cúng quay ra hay quay vào mới là đúng?
Khi cúng đặt gà thế nào là đúng cách nhất để đón tiền tài may mắn vào nhà xua mọi vận xui đi là điều không phải ai cũng biết. Mời tham khảo bài viết dưới đây để biết được cách đặt gà cúng sao cho chuẩn nhất.
Gà cúng là con vật linh thiêng dùng để hiến tế các quan, gia tiên, người đã khuất. Cách bày gà cúng làm sao cho đúng? Gà cúng nên hướng quay đầu ra ngoài hay quay vào trong? Có rất nhiều ý kiến trái triều về cách bày gà trên mâm cơm thắp hương thổ công, gia tiên vào dịp lễ tết, mùng 1, rằm, giao thừa... Để giải đáp được những câu hỏi này, hãy cùng đọc bài viết dưới đây của Hoatieu.vn ngay nhé.
Nên đặt gà quay ra hay quay vào để rước tài lộc vào nhà
1. Vì sao cúng gà ngày Tết?
Từ xa xưa, gà là một trong 12 con giáp thân thiện với loài người. Hơn nữa, với nền văn hóa lúa nước thì tiếng gà gáy còn giống như chiếc đồng hồ báo thức, giúp con người bất đầu ngày lao động mới.
TS Trần Thị Thu Thủy - công tác tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho biết, gà còn con vật hiệu điều lành, dữ, đoán định tương lai… Đầu năm, một số dân tộc đang sinh sống ở Việt Nam thường đặt gà trống cúng trước bàn thờ, cắt tiết, thả ra xem lúc giãy chết đầu gà sẽ quay về hướng nào để đoán định công việc làm ăn trong năm ấy thất hay phát.
Nếu lúc giãy chết đầu gà quay về nơi thờ cúng hoặc buồng chủ nhà thì năm đó gia đình sẽ làm ăn phát đạt. Nếu đầu gà quay ra cửa thì năm đó làm ăn khó khăn, hao tiền tốn của.
2. Cách đặt gà cúng trên bàn thờ - Nên đặt gà cúng quay ra hay quay vào?
Theo ông Hà Thanh (Trung tâm Nghiên cứu cổ học Phương Đông – Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam), mọi người quan niệm có được con gà cúng như ý sẽ yên tâm đón một năm mới tốt đẹp. Riêng gà đặt cúng trên ban thờ, quan niệm chung thường là đặt gà quay đầu vào trong bát hương. Gà cúng gia tiên nên đặt ở tư thế chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên và há miệng.
Tư thế này được coi là "con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu". Không đặt gà quay đầu ra, vì cho đó là gà "không chịu chầu". Bày gà cúng nếu đặt đầu quay ra phía ngoài sẽ đẹp mắt hơn. Còn quay đầu vào trong thì phao câu chổng ra ngoài, không đẹp mắt. Nhưng đó chỉ là hình thức đẹp, chứ không có ý nghĩa gì", ông Hà Thanh cho biết.
Tuy nhiên, một số người cho rằng, không cần quá chú trọng, gà cúng quay đầu hướng nào cũng được.
3. Cách đặt gà cúng giao thừa
Trên đây là cách đặt gà cúng trên bàn thờ ngày thường. Vậy vào đêm 30, cúng giao thừa nên đặt gà cúng như thế nào? Lại ngược lại hẳn đây nhé.
Gà cúng giao thừa cần phải đặt đầu hướng ra phía đường để đón quan Hành khiển cai quản năm mới. Vì theo quan niệm dân gian thì mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom việc hạ giới. Cúng Giao thừa là tiễn đưa quan quân cai quản năm cũ và đón quan quân cai quản năm mới.
Ngoài ra, việc đặt gà cúng giao thừa hướng ra đường còn có ý nghĩa là gọi mặt trời chiếu vào nhà mình để mọi thứ đều sáng sủa, mới mẻ và thuận lợi trong năm mới.
4. Cách đặt gà cúng Thần Tài – Thổ Địa
Tương tự như cách bày gà cúng trên bàn thờ gia tiên, gà cúng trên bàn thờ Thần Tài cũng đặt nguyên con trên đĩa (tiết lòng đặt phía dưới bụng gà). Miệng gà ngậm một bông hoa hồng đỏ, đầu gà cúng quay ra hướng cửa chính, hướng đón quan Hành.
5. Gà cúng cả con hay chặt miếng?
Theo ông Hà Thanh - Trung tâm Nghiên cứu cổ học Phương Đông – Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, khi cúng lễ thì nên để nguyên cả con gà trống vừa đẹp mắt, vừa nghiêm cẩn. Với gà mái, có thể chặt miếng, nhưng khi bày đĩa không được đẹp mắt và giảm bớt phần nghiêm cẩn. Nếu chặt miếng, phải để gà nguội thịt mới chặt để miếng thịt gà gọn mắt. Không nên chặt khi thịt gà còn nóng vì vừa bị bắn bẩn xung quanh, thịt gà lại bị nát nhũn, méo mó. Không nên dùng thịt gà quay, rán, ninh, om vì cả hình thức và màu sắc đều không đẹp, mất cân đối và không nghiêm cẩn.
6. Cách làm gà cúng đẹp
Ngoài việc đặt gà trên mâm cúng, để có một nghi lễ trang trọng nhất, các bạn nên lưu ý cẩn thận ngay từ khâu chọn gà.
Ví dụ, gà cúng Giao thừa phải là gà trống non, dâng cúng là chính. Gà cho mâm cơm tất niên là để ăn, do đó cần chọn gà mái béo đã đẻ trứng một đợt ăn sẽ ngon hơn.
Sau khi đã chọn được con gà đẹp đúng chuẩn, ta cũng cần chú trọng đến việc chế biến gà. Dưới đây là một cách chế biến gà cúng chuẩn và mẹo của chuyên gia chia sẻ để có con gà cúng ngon.
Theo chị Nguyễn Thị Thảo (Trưởng bộ phận bếp, Khách sạn Gondola, Hà Nội), để có con gà cúng đẹp, người ta cần mổ moi, làm sạch sẽ bổ miệng, cứa khớp để hai chân quặp vào bụng phía sau (khéo cứa chân để gà không bị co về phía trước – là tư thế gà bực tức, co chân chuẩn bị đá song phi). Đặt con gà nằm nghiêng trong nồi nước lạnh, đầu ngửa ra phía lưng, chân quặp phía sau bụng, hai cánh co tự nhiên (tốt nhất là buộc dáng trước khi bỏ vào nồi). Khi luộc cần lật đều hai bên để gà không bị vẹo.
Muốn gà cúng ngon, đẹp làm gà xong cần rửa sạch tiết để nước không bị đục. Cho gà vào nồi, đổ nước lạnh ngập thân gà (không cho gà vào nước nóng vì da gà bị nóng đột ngột sẽ co lại, dễ bị rách), đun lửa tới sôi lăn tăn (không sôi sùng sục) thì hớt bỏ bọt và cứ để thế khoảng 7- 8 phút. Nướng 1 củ gừng, 1 củ hành, đập giập bỏ vào nồi nước luộc gà rồi luộc tiếp (5 phút nếu là gà non để cúng Giao thừa, 10 phút với gà luộc để ăn).Tắt bếp, đậy vung, ngâm gà trong nước thêm 5 phút. Muốn da gà giòn khi vớt ra thả ngay vào nước thật lạnh. Sau đó tháo dây buộc gà, bày ra đĩa, mỏ gà cài bông hoa hồng đỏ rực (hoặc hoa tỉa từ củ hành lá xanh cũng đẹp mắt), tiết, lòng gà nhét lại vào bụng gà.
7. Một vài điều lưu ý khi thắp hương gà
Khi thắp hương mùng 1, ngày rằm, lễ tết,…gia chủ nên để nguyên con gà như vậy sẽ thể hiện sự nghiên cẩn và đẹp mắt. Còn gà mái có thể chặt miếng nhưng không đẹp bằng.
Sau khi thắp hương gà xong, bạn nên để gà nguội mới nên chặt sẽ giúp thịt săn chắc, không bị nát và méo mó. Chặt gà theo đúng quy trình không to và cũng không nhỏ quá. Đảm bảo đĩa gà bày lên mâm đẹp mắt và muốn ăn.
Lưu ý không nên thắp hương gà rán hoặc quay. Vì hình thức này không đẹp mắt và làm mất đi sự nghiêm cẩn, phong tụng thắp hương gà luộc truyền thống nhiều năm nay.
Gà luộc thắp hương cho mâm cơm tất niên khác với gà đêm giao thừa. Gà cúng giao thừa cần chọn con gà trống non, gà trống thiên con khỏe khoắn, nhanh nhạy.
Trên đây Hoatieu.vn đã giải đáp cho các bạn câu hỏi Đặt gà cúng quay ra hay quay vào mới là đúng?
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công