Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức

Tải về

Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và gợi ý trả lời theo nội dung các thầy cô giáo tập huấn chương trình Ngữ văn 10 cho năm học mới.

Tài liệu ngày được HoaTieu.vn sưu tầm và giới thiệu đến quý thầy cô qua bài viết dưới đây. Thầy cô tham khảo và theo dõi HoaTieu thường xuyên để nhận thêm nhiều câu hỏi cùng gợi ý đáp án mới nhất nhé!

Lưu ý: Đây chỉ là đáp án tham khảo, chưa được Bộ GDĐT công bố chính chức.

Đáp án câu hỏi kiểm tra sau khi tập huấn SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1. Theo SGK Ngữ văn lớp 10, khái niệm bài học cần được hiểu như thế nào?

  • A. Bản hướng dẫn chi tiết việc thực hiện một nội dung hoạt động cụ thể trong SGK.
  • B. Đơn vị kiến thức cần dạy học nhằm bổ sung hiểu biết về văn học và ngôn ngữ cho HS, giúp các em hình thành, phát triển các năng lực và phẩm chất cần thiết.
  • C. Tổ hợp yêu cầu hoạt động bám sát đặc trưng bộ môn, thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong chiến được hình thành, phát triển các năng lực và phẩm chất cho HS theo yêu cầu cần đạt của Chương trình
  • D. Tổ hợp VB tương đồng về loại, thể loại cần dạy học nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho người học.

Câu 2. Nguyên tắc đặt tên (nhan đề) cho các bài học trong SGK Ngữ văn lớp 10 là gì?

  • A. Nêu rõ định hướng của bài học trong việc phát triển năng lực và phẩm chất cho HS.
  • B. Làm rõ tính thống nhất về chủ đề của bài học.
  • C. Xác định rõ loại, thể loại của các VB đọc trong bài.
  • D. Nêu được vấn đề trung tâm cần khám phá, tìm hiểu hay một yếu tố phương diện nổi bật của loại, thể loại VB theo yêu cầu cần đạt trong Chương trình.

Câu 3. Ý nào sau đây KHÔNG phù hợp với quan điểm đổi mới phương pháp dạy đọc văn bản trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10?

  • A. Chú ý tìm hiểu tác giả, nhờ đó có thêm thông tin để hiểu VB.
  • B. Quy trình dạy đọc gồm 3 bước: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc.
  • C. Câu hỏi sau khi đọc được thiết kế bám sát vào yêu cầu cần đạt của bài học.
  • D, Câu hỏi sau khi đọc được thiết kế theo nhóm, phân biệt theo thang nhận thức: nhận biết phân tích và suy luận, đánh giá và vận dụng.

Câu 4. Trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, việc chú trọng phát triển kĩ năng tự đọc sách cho HS được thể hiện chủ yếu qua những hoạt động nào?

  • A. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành đọc những VB yêu thích.
  • B. Thực hành đọc một VB tự chọn sau mỗi bài học, đọc mở rộng suốt năm học.
  • C. Thực hành đọc một VB ở cuối mỗi bài, tự chọn văn bản đọc theo yêu cầu ở Củng cố, mở rộng của nhiều bài.
  • D. Thực hành đọc một VB ở phần củng cố, mở rộng cuối mỗi bài; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để đọc những VB yêu thích.

Câu 5. Nhận định nào sau đây là đúng đối với hoạt động viết trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10?

  • A. Các bước thực hành viết được lặp đi lặp lại qua các bài.
  • B. Với những kiểu bài viết quen thuộc, sách không thiết kế bài viết tham khảo.
  • C. Viết báo cáo nghiên cứu nhằm mục tiêu chính là giúp HS phát triển năng lực nghiên cứu khoa học.
  • D. Nội dung bài viết có thể linh hoạt và sáng tạo, không nhất thiết phải tuân theo yêu cầu của từng kiểu bài.

Câu 6. Mục đích chính của việc phân tích bài viết tham khảo là gì?

  • A. Giúp HS khai thác thông tin trong bài để dùng vào bài viết của mình.
  • B. Giúp HS học cách viết bài văn cho hấp dẫn, có nhiều ý tưởng sáng tạo.
  • C. Giúp HS nắm được cách trình bày vấn đề của tác giả để thực hành theo.
  • D. Giúp HS hình dung được cách triển khai VB đáp ứng yêu cầu của kiểu bài.

Câu 7. Việc đưa kiến thức văn học và kiến thức tiếng Việt vào sách phải đảm đảm tiêu chí nào?

  • A. Trang bị cho HS các kiến thức về văn học và tiếng Việt một cách hệ thống.
  • B. Phát triển hiệu quả kĩ năng đọc, tạo cơ sở cho việc phát triển kĩ năng viết, nói và nghe.
  • C. Tích hợp kiến thức văn học với kiến thức tiếng Việt trên cơ sở lấy kiến thức văn học làm trọng tâm.
  • D. Cả 3 phương án A, B,C đều đúng.

Câu 8. Trong hoạt động Nói và nghe ở từng bài học, tính tích cực của người nghe được thể hiện như thế nào?

  • A. Tạo ra bối cảnh giao tiếp sống động cho hoạt động nói đạt hiệu quả cao.
  • B. Rèn luyện được kĩ năng tập trung sự chú ý để nắm bắt ý kiến của người nói.
  • C. Giữ vai trò điều chỉnh hoạt động nói hướng vào trọng tâm vấn đề được đặt ra,
  • D. Tạo môi trường phản hồi tích cực đối với hoạt động nói, xây dựng quan hệ tương tác chặt chẽ giữa người nói và người nghe.

Câu 9. Thông tin nào sau đây về chuyên đề học tập KHÔNG đúng?

  • A. Có ba chuyên đề, chuyên đề 1: 10 tiết, chuyên đề 2: 15 tiết, chuyên đề 3: 10 tiết.
  • B. Các chuyên đề đều nhằm mục tiêu chính là nâng cao kiến thức về văn học và ngôn ngữ cho học sinh.
  • C. Cả ba chuyên đề đều triển khai theo trình tự HS được trang bị tri thức cơ bản, sau đó vận dụng để thực hành.
  • D. Hệ thống chuyên đề nhằm mục tiêu dạy học phân hóa và nâng cao theo định hướng giai đoạn giáo dục theo định hướng nghề nghiệp.

Câu 10. Thông tin nào sau đây là đúng?

  • A. GV cần dạy hết các VB đọc được đưa vào SGK Ngữ văn lớp 10.
  • B. SGK Ngữ văn lớp 10 đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS chỉ dựa trên đề kiểm tra cuối học kì và cuối năm học.
  • C. Với SGK Ngữ văn lớp 10, GV có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều phương pháp và hình thức dạy học khác nhau.
  • D. SGK Ngữ văn lớp 10, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống chú trọng cung cấp cho HS nhiều kiến thực hiện đại về văn học và tiếng Việt.

Thầy cô tham khảo tài liệu trên và tải file về máy để sử dụng khi cần ôn tập kiến thức tập huấn. Mong rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích trong quá trình học tập và giảng dạy của thầy cô.

Mời thầy cô tham khảo thêm tài liệu liên quan tại mục Dành cho giáo viên của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 2.357
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm