Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Giáo dục kinh tế pháp luật 10 Chân trời sáng tạo

Đáp án trắc nghiệm sau tập huấn môn Giáo dục kinh tế, pháp luật 10 - Bộ Chân trời sáng tạo đã được HoaTieu.vn sưu tầm và thực hiện tại bài viết dưới đây. Trong bài viết này sẽ tổng hợp các câu hỏi sau khi tập huấn môn Giáo dục kinh tế, pháp luật 10 bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo và đưa ra gợi ý trả lời cho quý thầy cô.

Các đáp án trên không phải là đáp án chính thức do nhà xuất bản hay các trường học công bố, chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng sẽ giúp cho thầy cô có thêm tài liệu hữu ích để tham khảo trong quá trình tập huấn và ôn tập kiểm tra đạt kết quả tốt. Mời thầy cô cùng theo dõi.

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục kinh tế, pháp luật 10

Đáp án trắc nghiệm sau tập huấn môn Giáo dục kinh tế, pháp luật 10 - Bộ Chân trời sáng tạo
Đáp án trắc nghiệm sau tập huấn môn Giáo dục kinh tế, pháp luật 10 - Bộ Chân trời sáng tạo

Câu 1. Sách giáo khoa Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 gồm có:

  • A. 9 chủ đề và 22 bài học.
  • B. 9 chủ đề và 23 bài học.
  • C. 9 chủ đề và 24 bài học.
  • D. 9 chủ đề và 25 bài học.

Câu 2. Các bài học trong sách giáo khoa Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 thuộc các mạch nội dung:

  • A. Giáo dục kinh tế và Giáo dục pháp luật.
  • B. Giáo dục kĩ năng sống và giáo dục đạo đức.
  • C. Giáo dục kĩ năng sống và giáo dục kinh tế.
  • D. Giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật.

Câu 3. Các hoạt động học tập chính trong sách giáo khoa Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 của bộ sách Chân trời sáng tạo gồm có:

  • A. Khám phá, Kết nối, Thực hành, Vận dụng.
  • B. Mở đầu, Kiến tạo tri thức mới, Luyện tập, Vận dụng.
  • C. Mở đầu, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng.
  • D. Mở đầu – Tạo cảm xúc, Tìm hiểu tri thức mới, Luyện tập, Vận dụng.

Câu 4. Sự khác biệt lớn nhất của dạng bài giáo dục kinh tế và dạng bài giáo dục pháp luật nằm ở những giai đoạn nào?

  • A. Mở đầu và Khám phá
  • B. Luyện tập và Vận dụng
  • C. Khám phá và Vận dụng
  • D. Mở đầu và Vận dụng

Câu 5. Nội dung đóng khung, chốt ghi nhớ sau hoạt động khám phá nhằm mục đích:

  • A. Giúp học sinh ghi nhớ chuẩn mực hành vi.
  • B. Giúp học sinh ghi nhớ thao tác, kĩ năng trong bài học.
  • C. Giúp học sinh ghi nhớ chuẩn mực hành vi và thao tác, kĩ năng trong bài học.
  • D. Giúp học sinh thuộc bài để làm bài kiểm tra.

Câu 6. Khi phân tích bài dạy minh họa môn Giáo dục kinh tế và pháp luật cần làm rõ các vấn đề:

  • A. Xác định được các hoạt động trong tiết học và cách tổ chức hoạt động của giáo viên.
  • B. Xác định được các hoạt động trong tiết học, cách tổ chức hoạt động của giáo viên và cách đánh giá của giáo viên.
  • C. Xác định được các hoạt động trong tiết học, mục tiêu của từng hoạt động, cách tổ chức, đánh giá của giáo viên sự tham gia của học sinh vào hoạt động.
  • D. Xác định được các hoạt động trong tiết học, cách tổ chức hoạt động, cách đánh giá của giáo viên và sự tham gia của học sinh.

Câu 7: Khi phân tích cách tổ chức hoạt động của giáo viên Giáo dục kinh tế và pháp luật cần làm rõ các vấn đề:

  • A. Mối liên hệ giữa mục tiêu của từng hoạt động với mục tiêu chung của bài.
  • B. Các phương pháp, hình thức mà giáo viên sử dụng, cách giao nhiệm vụ, cách động viên, khuyến khích và hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
  • C. Các phương pháp, hình thức mà giáo viên sử dụng cũng như cách giáo viên hỗ trợ học sinh.
  • D. Mối liên hệ giữa mục tiêu của từng hoạt động với mục tiêu chung của bài; các phương pháp, hình thức mà giáo viên sử dụng, cách giao nhiệm vụ, cách động viên, khuyến khích và hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Câu 8: Khi hướng dẫn học sinh quan sát tranh hoặc phân tích tình huống, giáo viên Giáo dục kinh tế và pháp luật cần lưu ý:

  • A. Hướng dẫn học sinh phân tích lời nói, việc làm của các nhân vật trong tranh.
  • B. Hướng dẫn học sinh phân tích hoàn cảnh xảy ra sự việc, phân tích lời nói, việc làm kết hợp với thái độ của các nhân vật trong tranh.
  • C. Hướng dẫn học sinh phân tích hoàn cảnh xảy ra sự việc và lời nói, việc làm của các nhân vật trong tranh.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 9: Để dạy học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở lớp 10 hiệu quả, giáo viên cần lưu ý:

  • A. Phân bổ thời gian của các hoạt động trong bài và hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước tiết học; giao nhiệm vụ cho học sinh ngắn gọn, rõ
  • B. Linh hoạt trong việc phân phối thời lượng dạy học của các  bài trong sách.
  • C. Phân bổ thời gian của các hoạt động; hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước tiết học; sử dụng phương pháp dạy học một cách hợp
  • D. Linh hoạt trong việc phân phối thời lượng dạy học của các bài đồng thời phân bổ thời gian của các hoạt động trong từng bài học; hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước tiết học; sử dụng phương pháp dạy học một cách hợp lí.

Câu 10: Các lực lượng tham gia đánh giá kết quả giáo dục kinh tế và giáo dục pháp luật gồm:

  • A. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách, phụ huynh học sinh.
  • B. Giáo viên tổng phụ trách, giáo viên chuyên biệt, phụ huynh học sinh.
  • C. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách, giáo viên chuyên biệt, Ban giám hiệu, phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội có liên quan.
  • D. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách, Ban giám hiệu.

Với mỗi môn học các thầy cô đều phải tham gia tập huấn chương trình học mới rất vất vả. Do đó, để giúp thầy cô tiết kiện thời gian và công sức ôn tập, HoaTieu.vn vẫn đang tiếp tục tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm và gợi ý đáp án trả lời để gửi đến quý thầy cô.

Các thầy cô nhớ theo dõi để cập nhật những câu hỏi và đáp án sơm nhất nhé.

Mời thầy cô tham khảo thêm các Tài liệu có liên quan tại chuyên mục Dành cho giáo viên của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 2.446
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm