(Đủ 10 câu) Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Kết nối tri thức
Đáp án câu hỏi tập huấn SGK mới lớp 12 môn Hoạt động trải nghiệm bộ Kết nối
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Kết nối tri thức - Hoatieu xin chia sẻ nội dung chi tiết 10 câu hỏi tập huấn sách giáo khoa mới lớp 12 môn Hoạt động trải nghiệm bộ KNTT có gợi ý đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích giúp các thầy cô hoàn thành tốt đợt tập huấn sách giáo khoa mới theo chương trình GDPT 2018.
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 12 môn HĐTN bộ Kết nối tri thức
Câu 1. Hãy xác định đâu không phải là đặc điểm, bản chất của HĐ TN, HN.
A. Trong HĐTN, HN có sự chuyển hoá từ kinh nghiệm cũ sang kinh nghiệm mới.
B. HĐTN, HN được tổ chức theo phương thức trải nghiệm và khai thác cảm xúc của HS.
C. HĐTN, HN được thiết kế theo quy trình các bước tương tự các môn học nên khi tổ chức HĐTN, HN theo quy mô lớp GV có thể triển khai HĐTN, HN giống như môn học.
D. HĐTN, HN tạo cơ hội cho mọi HS tham gia trải nghiệm, phát huy tính tích cực, sáng tạo.
Câu 2. Cấu trúc SGK HĐTN, HN 12 của bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” có đặc điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây?
A. SGK HĐTN, HN 12 dựa vào các tiểu mạch nội dung trong chương trình HĐTN, HN được cấu trúc thành 10 chủ đề đều được tổ chức theo quy mô lớp.
B. SGK HĐTN, HN 12 có 10 chủ đề. Nội dung của mỗi chủ đề phản ánh một trong các tiểu mạch thuộc 4 mạch nội dung: Hướng vào bản thân, Hướng đến xã hội, Hướng đến tự nhiên, Hướng nghiệp trong chương trình HĐTN, HN.
C. SGK HĐTN, HN 12 có 10 chủ đề thể hiện yêu cầu cần đạt của 4 mạch nội dung: Hướng vào bản thân, Hướng đến xã hội, Hướng đến tự nhiên và Hướng nghiệp với thời lượng cho từng mạch nội dung được phân bổ như nhau.
D. SGK HĐTN, HN 12 được cấu trúc thành 10 chủ đề. Mỗi chủ đề được thiết kế dựa vào yêu cầu cần đạt và thời lượng quy định cho từng tiểu mạch nội dung chương trình HĐTN, HN 12; được tổ chức theo các quy mô trường, lớp trong các không gian khác nhau.
Câu 3. Cấu trúc từng chủ đề trong SGK HĐTN, HN 12 của bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” có đặc điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây?
A. Bắt đầu mỗi chủ đề là trang giới thiệu khái quát về chủ đề bao gồm: mục tiêu của chủ đề bám sát yêu cầu cần đạt trong chương trình HĐTN, HN 12 và định hướng nội dung Hoạt động của chủ đề.
B. Hoạt động trong chủ đề được thiết kế theo quy trình trải nghiệm gồm các bước: Khám phá – Kết nối; Rèn luyện và Vận dụng. Các hoạt động có thể được tổ chức theo quy mô trường (hoặc khối lớp) và quy mô lớp ở các không gian khác nhau.
C. Cuối chủ đề là các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 4. Nhiệm vụ của bước nào trong quy trình của HĐTN, HN không tương tự các bước trong bài học của các môn học khác?
A. Khám phá: Khám phá xem HS đã có những kinh nghiệm nào, hiểu biết gì về vấn đề đặt ra.
B. Kết nối: Dựa trên kinh nghiệm, hiểu biết đã có của HS kết nối với kinh nghiệm mới mà các em cần nắm được (HS nắm được kinh nghiệm mới).
C. Rèn luyện: Yêu cầu HS vận dụng kinh nghiệm mới đã thu được ở bước kết nối vào giải quyết các nhiệm vụ, tình huống, vấn đề để hình thành kĩ năng mới.
D. Vận dụng: Tiếp tục củng cố kinh nghiệm và kĩ năng mới và phát triển phẩm chất năng lực qua việc yêu cầu HS giải quyết các nhiệm vụ, tình huống trong thực tiễn cuộc sống.
Câu 5. Tính mở và linh hoạt của SGK HĐTN, HN thể hiện ở những điều nào sau đây:
A. Có thể tổ chức các chủ đề không theo trật tự sắp xếp trong mục lục.
B. Có thể tổ chức các hoạt động trong từng chủ đề theo các quy mô trường hoặc khối lớp, hay lớp ở các không gian khác nhau tuỳ theo điều kiện của trường, địa phương.
C. Có thể thay thế bằng các tình huống phù hợp với thực tế địa phương hơn tình huống trong SGK.
D. Tất cả các điều trên.
Câu 6. Những phương pháp tổ chức hoạt động nào được dùng nhiều trong SGK HĐTN, HN 12?
A. Thảo luận, dự án, tranh biện.
B. Thảo luận, kịch tương tác, xử lí tình huống.
C. Khai thác trải nghiệm, xử lí tình huống, thảo luận nhóm.
D. Thảo luận, xử lí tình huống, lập kế hoạch.
Câu 7. Trong video tiết dạy minh hoạ HĐTN, HN, GV đã sử dụng những phương pháp nào?
A. Nghiên cứu trường hợp.
B. Thảo luận.
C. Kịch tương tác.
D. Tất cả các phương pháp trên.
Câu 8. Kết quả HĐTN của HS được đánh giá như thế nào?
A. Chỉ cần sau mỗi chủ đề hướng dẫn HS tự đánh giá dựa vào các tiêu chí đánh giá. Kết hợp đánh giá cá nhân với đánh giá đồng đẳng về thái độ, sự hợp tác, trách nhiệm, sáng tạo của HS trong quá trình tham gia hoạt động. Lôi cuốn gia đình và cộng đồng tham gia đánh giá. GV là người tổng hợp kết quả đánh giá.
B. Kết thúc mỗi chủ đề chỉ cần tổ chức cho HS tự đánh giá theo các tiêu chí dưới sự hướng dẫn của GV và lưu giữ sản phẩm làm được của HS làm chứng cứ đánh giá.
C. Kết thúc mỗi chủ đề cần hướng dẫn HS tự đánh giá và đánh giá dựa vào tiêu chí đánh giá để ghi kết quả đạt hay chưa đạt vào sổ. Đồng thời có đánh giá định kì giữa và cuối mỗi học kì.
D. Kết thúc mỗi chủ đề cần hướng dẫn HS tự đánh giá đạt hay chưa đạt dựa vào tiêu chí đánh giá, đồng thời kết hợp với sự tham gia đánh giá của gia đình, cộng đồng và GV. Lựa chọn kết quả 4 lần đánh giá thường xuyên cùng với kết quả đánh giá định kì vào giữa và cuối mỗi học kì để ghi vào sổ.
Câu 9. Yếu tố nào trong số những yếu tố dưới đây ảnh hưởng đến chất lượng HĐTN, HN 12 của HS?
A. GV có thói quen triển khai tổ chức HĐTN như dạy các môn học.
B. GV chưa biết cách kết nối vốn kinh nghiệm đã có của HS với kinh nghiệm mới mà thường áp đặt những kết luận đã chuẩn bị sẵn.
C. GV chưa quan tâm khai thác hết trải nghiệm của HS, tương tác giữa HS với nhau và không khai thác cảm xúc của HS qua trải nghiệm.
D. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 10. GV cần lưu ý những điều gì trong từng bước khi thiết kế HĐTN, HN 12 cho HS?
A. Xác định được Làm gì và làm thế nào để khai thác tối đa những trải nghiệm, kinh nghiệm đã có của HS về vấn đề được đặt ra trong chủ đề; Những kinh nghiệm nào của HS có thể kết nối với kinh nghiệm mới? Chuyển hoá kinh nghiệm đã có của HS thành kinh nghiệm mới như thế nào?
B. Lựa chọn được những nhiệm vụ phù hợp, mang tính thực tiễn để HS có thể áp dụng kinh nghiệm mới để hình thành kĩ năng theo kinh nghiệm mới. Sử dụng hình thức, phương pháp nào để tăng tính trải nghiệm và phát triển năng lực cho HS.
C. Yêu cầu và hướng dẫn HS vận dụng kinh nghiệm mới, kĩ năng mới như thế nào để phát triển năng lực và phẩm chất mong đợi cho HS.
D. Tất cả những điều trên.
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
(Đủ 10 câu) Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
(Đủ 4 chủ đề) Đáp án trắc nghiệm tập huấn Giáo dục thể chất 12 Kết nối tri thức
Full Đáp án trắc nghiệm tập huấn Tin học 12 Kết nối tri thức
(Chuẩn) Đáp án trắc nghiệm tập huấn Vật lí 12 Kết nối tri thức
(Chuẩn) Đáp án trắc nghiệm tập huấn Âm nhạc 12 Kết nối tri thức
(Đủ 10 câu) Đáp án trắc nghiệm tập huấn Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh
Gợi ý cho bạn
-
2 Mẫu khảo sát lấy ý kiến giáo viên về dự thảo thông tư quy định chế độ làm việc giáo viên phổ thông
-
(FULL) Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK mới lớp 5 Kết nối tri thức 2024-2025
-
Đáp án kiểm tra cuối khóa mô đun 2 môn Toán đầy đủ, mới nhất 2024
-
Mẫu chữ viết bảng đẹp cho giáo viên
-
Bài tập Tết lớp 4 năm 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Dành cho giáo viên
(Đủ 15 câu) Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Lịch sử lớp 12 Cánh Diều
Đáp án tự luận module 9 môn Công nghệ đầy đủ
Xây dựng các học liệu số phục vụ cho một hoạt động học trong kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội có ứng dụng CNTT ở cấp Tiểu học đã có
Ngân hàng câu hỏi kiểm tra mô đun 2
Đáp án trắc nghiệm tập huấn Lịch sử 11 Kết nối tri thức
Danh mục thiết bị dạy học môn Toán lớp 6