Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu Luật Thống Kê 2024
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu Luật Thống Kê. Cuộc thi này được phát động trên khắp cả nước. Thời gian bắt đầu từ ngày 20/11/2022 đến hết ngày 20/12/2022. Dưới đây Hoatieu.vn sẽ tìm hiểu và đưa ra đáp án gửi đến bạn đọc.
Cuộc thi Tìm hiểu về Luật Thống Kê
1. Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu về Luật Thống Kê
- Đối tượng tham gia cuộc thi là công chức, viên chức và người lao động trong ngành Thống kê, các cá nhân ngoài ngành Thống kê, không giới hạn độ tuổi, ngành nghề ngoại trừ Ban tổ chức, thư ký cuộc thi.
- Thời gian bắt đầu từ ngày 20/11/2022 đến hết ngày 20/12/2022.
- Hình thức thi trực tuyến, dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm tính thời gian, khoảng 30 câu.
- Link tham gia cuộc thi là: https://khaosat.me/survey/tim-hieu-luat-thong-ke-d34c369?fbclid=IwAR3gOyky1p8ky9IjOdp3McmKuema8bBR8sFoRx_kGCMUj7NkiSD8t1z4diE
Ban Tổ chức sẽ đăng tải đường link tham gia Cuộc thi trắc nghiệm trên Group Phổ biến thông tin thống kê.
- Cơ cấu giải thưởng đối với cá nhân gồm:
- 1 giải đặc biệt: 1,5 triệu đồng
- 1 giải nhất: 1 triệu đồng
- 2 giải nhì: 500.000 đồng/giải
- 3 giải ba: 300.000 đồng/giải
- 5 giải khuyến khích: 200.000 đồng/giải
2. Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu Luật Thống Kê 2024
Đáp án cuộc thi hiện đang được Hoatieu.vn tìm hiểu và cập nhật liên tục.
4.Chỉ tiêu thống kê là:
A. Tập hợp những dữ liệu, thông tin thống kê có liên quan với nhau được sắp xếp, tổ chức theo một cấu trúc nhất định để quản lý, cập nhật và khai thác phục vụ cho mục đích thống kê và mục đích khác theo quy định của pháp luật.
B. Tập hợp những dữ liệu, thông tin thống kê có liên quan với nhau được sắp xếp, tổ chức, phân tổ theo một cấu trúc nhất định để quản lý, cập nhật và khai thác phục vụ cho mục đích thống kê và mục đích khác theo quy định của pháp luật
C. Phản ánh đặc điểm về quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, trình độ phổ biến, quan hệ tỷ lệ của bộ phận hoặc toàn bộ hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể. Chỉ tiêu thống kê gồm tên chỉ tiêu và trị số của chỉ tiêu.
D. Phản ánh đặc điểm về quy mô, tốc độ phát triển, trình độ phổ biến, quan hệ tỷ lệ của bộ phận hoặc toàn bộ hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể. Chỉ tiêu thống kê gồm tên chỉ tiêu và trị số của chỉ tiêu.
5.Luật Thống kê năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày:
A. 23/11/2015
B. 04/12/2015
C. 12/4/2016.
D. 01/7/2016
6.Nguyên tắc nào dưới đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê nhà nước:
A. Tự nguyện, tự chịu trách nhiệm
B. Không xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
C. Công khai, minh bạch
D. Kinh phí của mọi hoạt động thống kê đều do nhà nước chi trả
7.Đối tượng áp dụng trong Luật thống kê 2015 được chia ra làm mấy đối tượng:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
8.Cơ quan nào dưới đây chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về thống kê:
A. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
B. Tổng cục Thống kê
C. Các Bộ và cơ quan ngang Bộ
D. Ủy ban nhân dân các cấp
9.Nội dung nào dưới đây không thuộc nội dung quản lý nhà nước về thống kê:
A. Phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê
B. Hợp tác quốc tế về thống kê
C. Đảm bảo tính so sánh quốc tế về thống kê
D. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thống kê
10.Hệ thống thông tin thống kê nhà nước bao gồm những hệ thống thông tin thống kê:
A. Hệ thống thông tin thống kê quốc gia; Hệ thống thông tin thống kê bộ, ngành; Hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh; Hệ thống thông tin thống kê cấp huyện.
B. Hệ thống thông tin thống kê tập trung và Hệ thống thông tin thống kê Bộ, ngành
C. Hệ thống thông tin thống kê quốc gia và Hệ thống thông tin thống kê bộ, ngành
D. Hệ thống thông tin thống kê quốc gia và Hệ thống thông tin thống kê tập trung
11.Trong hệ thống thông tin thống kê nhà nước có mấy loại hệ thống chỉ tiêu thông kê:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
12.Có bao nhiêu hình thức thu thập thông tin thống kê nhà nước:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
13.Cơ quan nào dưới đây thống nhất quản lý nhà nước về thống kê:
A. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
B. Chính phủ
C. Tổng cục Thống kê
D. Các Bộ và cơ quan ngang Bộ
14.Đâu là hình thức thu thập thông tin thống kê nhà nước:
A. Tổng điều tra thống kê
B. Điều tra thống kê
C. Chế độ báo cáo thống kê
D. Tất cả phương án trên
15.Ai có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các bộ, ngành xây dựng, trình Chính phủ ban hành nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia:
A. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ
B. Thủ tướng Chính phủ
C. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê
D. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
16.Cơ quan nào dưới đây có thẩm quyền ban hành nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia:
A. Chính phủ
B. Quốc hội
C. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
D. Tổng cục Thống kê
17.Ai có có thẩm quyền ban hành nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành:
A. Thủ tướng Chính phủ
B. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
C. Chính phủ
D. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê
18.Cơ quan nào có thẩm quyền thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê đối với hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành:
A. Cơ quan thống kê trung ương
B. Bộ, cơ quan ngang bộ
C. Chính phủ
D. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
19.Cơ quan nào dưới đây có trách nhiệm xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc điều chỉnh, bổ sung hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã:
A. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
B. Tổng cục Thống kê
C. Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
D. Chính phủ
20.Theo Luật Thống kê 2015, phân loại thống kê trong hoạt động thống kê nhà nước bao gồm:
A. Phân loại thống kê quốc gia; Phân loại thống kê tỉnh, huyện, xã
B. Phân loại thống kê ngành, lĩnh vực; Phân loại thống kê tỉnh, huyện, xã
C. Phân loại thống kê quốc gia; Phân loại thống kê ngành, lĩnh vực
D. Phân loại thống kê quốc gia; Phân loại thống kê ngành, lĩnh vực; Phân loại thống kê tỉnh, huyện, xã
21.Theo quy định trong luật Thống kê 2015, ai là người có thẩm quyền quyết định tiến hành tổng điều tra thống kê quốc gia?
A. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
B. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh
C. Chủ tịch nước
D. Thủ tướng Chính phủ
22.Theo quy định trong luật Thống kê 2015, có bao nhiêu cuộc tổng điều tra thống kê quốc gia?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
23.Theo quy định trong luật Thống kê 2015, phương án điều tra thống kê gồm mấy nội dung chủ yếu?
A. 10 nội dung
B. 8 nội dung
C. 9 nội dung
D. 11 nội dung
24.Theo Luật Thống kê 2015, phát biểu nào sau đây là đúng với dữ liệu thống kê
A. Dữ liệu thống kê là dữ liệu được cơ quan nhà nước báo cáo cho các cấp, các ngành.
B. Dữ liệu thống kê gồm dữ liệu định lượng và dữ liệu định tính để hình thành thông tin thống kê về hiện tượng nghiên cứu.
C. Dữ liệu thống kê là dữ liệu của cơ quan nhà nước được ghi chép, lưu giữ, cập nhật ở dạng giấy hoặc dạng điện tử.
D. Không có phương án nào đúng.
25.Theo Luật Thống kê 2015, điều tra viên thống kê là người:
A. Được cơ quan thống kê tập trung tuyển dụng và giữ ngạch thống kê viên
B. Được cơ quan thống kê bộ, ngành tuyển chọn làm công tác nhập tin, soát xét phiếu điều tra.
C. Được cơ quan, tổ chức tiến hành điều tra thống kê trưng tập, huy động để thực hiện việc thu thập thông tin của cuộc điều tra thống kê.
D. Không có phương án nào đúng.
26.Theo Luật Thống kê 2015, phát biểu nào sau đây là đúng với hệ thống chỉ tiêu thống kê:
A. Là tập hợp những thông tin thống kê phản ánh các đặc điểm của hiện tượng kinh tế - xã hội
B. Là tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản ánh các đặc điểm của hiện tượng kinh tế - xã hội
C. Là tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản ánh các đặc điểm của hiện tượng quy luật tự nhiên
D. Là tập hợp những dữ liệu thống kê phản ánh các đặc điểm của hiện tượng kinh tế - xã hội
27.Theo quy định trong luật Thống kê 2015, hồ sơ thẩm định phương án điều tra thống kê gồm có:
A. Văn bản đề nghị thẩm định và bản dự thảo phương án điều tra thống kê
B. Văn bản đề nghị thẩm định
C. Bản dự thảo phương án điều tra thống kê
D. Bản dự thảo phương án điều tra, trong một số trường hợp cần bổ sung thêm văn bản đề nghị thẩm định
28.Theo luật Thống kê 2015, Điều tra viên thống kê có các quyền nào sau đây:
A. Cung cấp thông tin điều tra thống kê thu thập được cho các cơ quan, tổ chức khác
B. Yêu cầu đối tượng điều tra thống kê cung cấp thông tin theo phương án điều tra thống kê và hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê
C. Sao chép, lưu trữ thông tin điều tra đã thu thập được
D. Tất cả nội dung trê
29.Theo luật Thống kê 2015, Điều tra viên thống kê có bao nhiêu nghĩa vụ:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
30.Theo luật Thống kê 2015, đâu là nghĩa vụ của Điều tra viên thống kê:
A. Được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra thống kê, được trang bị phương tiện phục vụ công việc thu thập thông tin và được trả công;
B. Giữ bí mật thông tin thu thập từ tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê;
C. Yêu cầu đối tượng điều tra thống kê cung cấp thông tin theo phương án điều tra thống kê và hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê;
D. Tất cả phương án trên.
31.Điều tra thống kê ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia gồm những loại điều tra nào dưới đây:
A. Điều tra trong chương trình điều tra thống kê quốc gia
B. Tổng điều tra
C. Điều tra thống kê nhằm thu thập thông tin có tính chất đặc thù phục vụ yêu cầu quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
D. Tất cả phương án trên.
32.Theo luật Thống kê 2015, sử dụng dữ liệu hành chính trong hoạt động thống kê nhà nước gồm mấy nội dung:
A. 3 nội dung
B. 4 nội dung
C.5 nội dung
D. 6 nội dung
33.Theo luật Thống kê 2015, khái niệm Báo cáo thống kê là:
A. Báo cáo thống kê là mẫu biểu và hướng dẫn ghi chép mẫu biểu để thu thập dữ liệu, thông tin thống kê về đối tượng nghiên cứu cụ thể theo phương pháp khoa học, thống nhất được quy định trong chế độ báo cáo thống kê trong một thời kỳ nhất định
B. Báo cáo thống kê là mẫu biểu để thu thập thông tin thống kê về đối tượng nghiên cứu cụ thể theo phương pháp khoa học, thống nhất được quy định trong chế độ báo cáo thống kê trong một thời kỳ nhất định
C. Báo cáo thống kê là những quy định và hướng dẫn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để tổng hợp các chỉ tiêu thống kê thuộc một hệ thống chỉ tiêu thống kê và tổng hợp thông tin thống kê khác phục vụ quản lý nhà nước
D. Báo cáo thống kê là hướng dẫn ghi chép mẫu biểu để thu thập dữ liệu, thông tin thống kê về đối tượng nghiên cứu cụ thể theo phương pháp khoa học, thống nhất được quy định trong chế độ báo cáo thống kê trong một thời kỳ nhất định
34.Chế độ báo cáo thống kê gồm mấy loại?
A. 2 loại
B. 3 loại
C.5 loại
D. 6 loại
35.Theo luật Thống kê 2015, người có thẩm quyền ban hành chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành gồm có:
A. Thủ tướng chính phủ
B. Chủ tịch nước
C.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
D. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê
36.Ai là người có thẩm quyền công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia:
A. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
B. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê
C.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
D. Thủ tướng Chính phủ
37.Theo QĐ số 10/2020/QĐ-TTg, cơ quan thống kê ở trung ương có mấy đơn vị hành chính
A. 12
B. 15
C. 17
D. 18
38.Theo QĐ số 10/2020/QĐ-TTg, Phó Tổng cục trưởng do ai bổ nhiệm:
A. Thủ tướng Chính phủ
B. Bộ trưởng Bộ Nội vụ
C. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
D. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
39.Theo quy định tại QĐ số 1006/QĐ-TCTK, ai là người quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Chi cục Thống kê:
A. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê
B. Cục trưởng Cục Thống kê
C. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê
D. Không phương án nào đúng
40.Theo quy định tại QĐ số 1007/QĐ-TCTK, Chi cục Thống kê có 6 người thì được bố trí mấy Phó Chi cục trưởng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
41.Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ của Cục Thống kê cấp tỉnh và Chi cục Thống kê cấp huyện phải thực hiện:
A. Ban hành các nội dung chỉ tiêu thống kê cấp xã
B. Tổ chức tuyền truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê
C. Thẩm định các thông tin thống kê của sở, ngành thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
D. Tất cả các nhiệm vụ trên
42.Có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thống kê và sử dụng thông tin thống kê nhà nước
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
43.Ai là người chịu trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh?
A. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
B. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê
C. Cục trưởng Cục Thống kê cấp tỉnh
D. Người đứng đầu các sở, ngành của tỉnh
44.Đối tượng áp dụng của Luật Thống kê số 89/2015/QH2013 gồm những ai?
A. Cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, thực hiện hoạt động thống kê và sử dụng thông tin thống kê.
B. Cơ quan, cá nhân cung cấp thông tin, thực hiện hoạt động thống kê và sử dụng thông tin thống kê.
C. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, thực hiện hoạt động thống kê và sử dụng thông tin thống kê.
D. Cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, thực hiện hoạt động sử dụng thông tin thống kê.
45.Điều nào sau đây là mục đích của hoạt động thống kê nhà nước?
A. Đáp ứng yêu cầu đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch, quy hoạch chính sách, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội.
B. Đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
C. Đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin thống kê của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
D. Cả A, B và C đều đúng.
46.Điều nào sau đây không phải là nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê nhà nước?
A. Trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời.
B. Tự nguyện, tự chịu trách nhiệm.
C. Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê; công khai, minh bạch.
D. Thống nhất về nghiệp vụ, không trùng lặp, không chồng chéo; có tính so sánh.
47.Một trong những nội dung của công tác quản lý nhà nước về hoạt động thống kê là gì?
A. Phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê
B. Xây dựng tổ chức thống kê nhà nước, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê
C. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về thống kê
D. Cả A, B và C đều đúng
48.Hành vi nào sau đây là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thống kê nhà nước và sử dụng thông tin thống kê nhà nước?
A. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời, cản trở việc cung cấp thông tin theo phương án điều tra thống kê, chế độ báo cáo thống kê và từ dữ liệu hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
B. Thực hiện sai các quy định trong phương án điều tra thống kê, chế độ báo cáo thống kê, sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê; tự sửa đổi thông tin khi thực hiện điều tra, báo cáo thống kê và cung cấp thông tin từ dữ liệu hành chính.
C. Báo cáo, công bố, phổ biến thông tin thống kê không chính xác.
D. Cả A, B và C đều đúng.
49.Hệ thống thông tin thống kê cấp huyện không bao gồm
A. Thông tin thống kê do cơ quan thống kê tập trung tại đơn vị hành chính cấp huyện thực hiện.
B. Thông tin thống kê do cơ quan chuyên môn thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ tại đơn vị hành chính cấp huyện thực hiện, cung cấp cho cơ quan thống kê cấp huyện tổng hợp.
C. Thông tin thống kê do cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện, cung cấp cho cơ quan thống kê cấp huyện tổng hợp.
D. Thông tin thống kê do cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn huyện, xã thực hiện.
50.Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp xã là gì?
A. Là tập hợp các chỉ tiêu thống kê để hình thành hệ thống thông tin thống kê cấp huyện.
B. Là tập hợp các chỉ tiêu thống kê để hình thành hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
51.Điều nào sau đây là đúng?
A. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã là cơ sở phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong hoạt động thống kê ở từng cấp và trong việc xây dựng chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
B. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được xây dựng phù hợp với hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và đáp ứng yêu cầu quản lý của địa phương.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
52.Phân loại thống kê trong hoạt động thống kê nhà nước gồm?
A. Phân loại thống kê quốc gia và phân loại thống kê ngành, lĩnh vực.
B. Phân loại thống kê hoạt động kinh tế và hoạt động xã hội.
C. Phân loại thống kê cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
D. Cả A, B và C đều đúng.
53.Các loại điều tra thống kê gồm
A. Tổng điều tra thống kê quốc gia và điều tra thống kê trong chương trình điều tra thống kê quốc gia.
B. Điều tra thống kê ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia.
C. Cả A và B đều sai.
D. Cả A và B đều đúng.
54.Câu nào sau đây là không đúng
A. Tổng điều tra thống kê quốc gia gồm: Tổng điều tra dân số và nhà ở; Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp; Tổng điều tra kinh tế; và Tổng điều tra thống kê quốc gia khác.
B. Chương trình điều tra thống kê quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định, được tiến hành định kỳ nhằm thu thập thông tin chủ yếu để tổng hợp các chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
C. Chương trình điều tra thống kê quốc gia gồm tên cuộc điều tra, mục đích, đối tượng, đơn vị, loại điều tra, nội dung điều tra, thời kỳ, thời điểm điều tra, kinh phí điều tra và cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện.
D. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung tổng điều tra thống kê quốc gia.
55.Tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê có các nghĩa vụ nào sau đây
A. Cung cấp thông tin trung thực, chính xác, đầy đủ và đúng thời hạn theo yêu cầu của điều tra viên thống kê hoặc cơ quan tiến hành điều tra thống kê.
B. Không được từ chối hoặc cản trở việc cung cấp thông tin điều tra thống kê.
C. Chịu sự kiểm tra của cơ quan tiến hành điều tra thống kê và thanh tra chuyên ngành thống kê về thông tin đã cung cấp.
D. Cả A, B và C đều đúng.
56.Điều tra viên thống kê không có các nghĩa vụ nào sau đây
A. Thực hiện thu thập thông tin theo đúng phương án điều tra thống kê và hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê.
B. Kiểm tra việc cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê.
C. Giữ bí mật thông tin thu thập từ tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê.
D. Giao nộp tài liệu, phiếu điều tra theo hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê.
57.Chế độ báo cáo thống kê bao gồm
A. Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
B. Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
58.Nội dung của chế độ báo cáo thống kê không bao gồm
A. Mục đích, phạm vi thống kê, đối tượng áp dụng, đơn vị báo cáo, đơn vị nhận báo cáo.
B. Ký hiệu biểu, kỳ báo cáo, thời hạn nhận báo cáo, phương thức gửi báo cáo.
C. Các biểu mẫu kèm theo giải thích biểu mẫu báo cáo thống kê cụ thể.
D. Kinh phí thực hiện báo cáo.
59.Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành gồm
A. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ đặt tại địa phương.
B. Cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
60.Câu nào sau đây là không đúng
A. Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ trong thực hiện nhiệm vụ thu thập, tổng hợp thông tin; được hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện chế độ báo cáo thống kê.
B. Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê có quyền được cung cấp, sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu hành chính thuộc quyền quản lý của cơ quan nhà nước có liên quan để tổng hợp số liệu thống kê.
C. Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm quy định về chế độ báo cáo thống kê.
D. Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê có quyền từ chối sự kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê của thanh tra chuyên ngành thống kê.
61.Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê có nghĩa vụ nào sau đây
A. Thu thập, tổng hợp, lập và nộp báo cáo theo quy định của chế độ báo cáo thống kê và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin thống kê.
B. Không được từ chối hoặc cản trở việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê.
C. Chịu sự kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê của thanh tra chuyên ngành thống kê.
D. Cả A, B và C đều đúng.
62.Mục đích của phân tích và dự báo thống kê
A. Phân tích và dự báo thống kê phục vụ việc xây dựng, đánh giá thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
B. Phân tích thống kê nhằm làm rõ các đặc trưng của hiện tượng kinh tế - xã hội; sự thay đổi và các yếu tố ảnh hưởng, vai trò và tác động qua lại của từng yếu tố đối với hiện tượng theo thời gian và không gian. Dự báo thống kê nhằm đưa ra xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội.
C. Phân tích và dự báo thống kê phải trung thực, khách quan, toàn diện trên cơ sở thông tin thống kê đã thu thập, tổng hợp, lưu trữ, hệ thống hóa và diễn biến của tình hình thực tế.
D. Cả A, B và C đều đúng.
63.Các hình thức phổ biến thông tin bao gồm
A. Trang thông tin điện tử của cơ quan thuộc hệ thống thống kê nhà nước; trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước.
B. Họp báo, thông cáo báo chí; Phương tiện thông tin đại chúng.
C. Xuất bản ấn phẩm, các hình thức lưu giữ thông tin điện tử.
D. Cả A, B và C đều đúng.
64.Điều nào sau đây là hành vi nghiêm cấm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng cơ sở dữ liệu thống kê?
A. Được sử dụng dữ liệu, thông tin có liên quan đến thông tin thống kê đã được công bố trong cơ sở dữ liệu thống kê.
B. Bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 57 của Luật Thống kê số 89/2015/QH13.
C. Cung cấp cho bên thứ ba dữ liệu từ cơ sở dữ liệu thống kê được cung cấp.
D. Không được cung cấp cho bên thứ ba dữ liệu từ cơ sở dữ liệu thống kê được cung cấp, trừ trường hợp được cơ quan thống kê trung ương cho phép.
65.Điều nào sau đây là đúng về việc sử dụng thông tin thống kê nhà nước?
A. Cơ quan nhà nước sử dụng thông tin thống kê nhà nước đã được công bố để đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch, chính sách, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và thanh tra, kiểm tra, giám sát.
B. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê nhà nước đã được công bố để phục vụ hoạt động của mình.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
66.Các thông tin thống kê nhà nước phải được giữ bí mật gồm
A. Thông tin được công bố từ kết quả của các cuộc tổng điều tra thống kê quốc gia và điều tra thống kê trong chương trình điều tra thống kê quốc gia.
B. Thông tin gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân đó đồng ý hoặc luật có quy định khác; Thông tin thống kê chưa được người có thẩm quyền công bố; và Thông tin thống kê thuộc danh mục bí mật nhà nước.
C. Thông tin được thủ trưởng cơ quan thống kê trung ương công bố thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
D. Cả A, B và C đều đúng.
67.Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước có quyền và nghĩa vụ nào sau đây
A. Bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng thông tin thống kê đã được công bố; tham gia ý kiến với cơ quan thống kê về chất lượng số liệu thống kê.
B. Trích dẫn, sử dụng thông tin thống kê đã được công bố phải trung thực và ghi rõ nguồn thông tin.
C. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê.
D. Cả A, B và C đều đúng.
68.Hệ thống tổ chức thống kê nhà nước bao gồm
A. Hệ thống tổ chức thống kê không tập trung và Tổ chức Thống kê chuyên ngành.
B. Hệ thống tổ chức thống kê tập trung và Tổ chức thống kê bộ, ngành.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
69.Khái niệm nào sau đây là sai
A. Chính phủ không quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của hệ thống tổ chức thống kê tập trung.
B. Hệ thống tổ chức thống kê tập trung được tổ chức theo ngành dọc gồm cơ quan thống kê trung ương và cơ quan thống kê địa phương.
C. Cơ quan thống kê trung ương trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
D. Cơ quan thống kê địa phương gồm cơ quan thống kê cấp tỉnh và cơ quan thống kê cấp huyện.
70.Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong hoạt động thống kê tại đơn vị hành chính cấp xã
A. Tổ chức thực hiện công tác thống kê phục vụ yêu cầu quản lý của cấp xã.
B. Tổ chức thực hiện điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê của nhà nước.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
71.Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm
A. Tổ chức công tác thống kê phục vụ yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin cho cơ quan thống kê thuộc hệ thống tổ chức thống kê tập trung.
B. Tổ chức thực hiện điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
72.Quy định nào sau đây không đúng đối với người làm công tác thống kê
A. Người làm công tác thống kê gồm người làm công tác thống kê trong hệ thống tổ chức thống kê nhà nước, người làm thống kê ở cấp xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và điều tra viên thống kê.
B. Người làm công tác thống kê phải có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, có ý thức chấp hành pháp luật và có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thống kê.
C. Người làm công tác thống kê không độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động thống kê.
D. Người làm công tác thống kê phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thống kê, thực hiện và chịu trách nhiệm về công việc được phân công.
73.Cơ sở dữ liệu hành chính nào được sử dụng trong hoạt động thống kê nhà nước
A. Cơ sở dữ liệu về đất đai; cơ sở kinh tế; thuế; hải quan; bảo hiểm và hành chính khác.
B. Cơ sở dữ liệu về con người; đất đai; cơ sở kinh tế; thuế; hải quan; bảo hiểm và hành chính khác.
C. Cơ sở dữ liệu về con người; cơ sở kinh tế; thuế; hải quan; bảo hiểm và hành chính khác.
D. Cơ sở dữ liệu về con người; đất đai; cơ sở kinh tế; hải quan; bảo hiểm và hành chính khác.
74.Ai có quyền được công bố thông tin thống kê theo quy định của Luật Thống kê số 89/2015/QH13
A. Thủ trưởng cơ quan thống kê trung ương công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
B. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước công bố thông tin thống kê thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách, trừ các thông tin thống kê quy định tại điểm a, khoản 2, điều 48 của Luật này.
C. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố thông tin thống kê từ kết quả điều tra thống kê quy định tại điểm c khoản 1 Điều 30 của Luật này; người đứng đầu cơ quan thống kê cấp tỉnh công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
D. Cả A, B và C đều đúng.
75.Khoản 5, điều 5 của Nghị định số 95/2016/NĐ-CP quy định mức tiền phạt đối với hành vi không thực hiện hoặc cản trở việc thực hiện điều tra thống kê là bao nhiêu?
A. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
D. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
76.Khoản 5, điều 7 của Nghị định số 95/2016/NĐ-CP quy định mức tiền phạt đối với hành vi không báo cáo thống kê, báo cáo tài chính là bao nhiêu?
A. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
D. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
77.Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê bao gồm
A. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Thanh tra và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thống kê.
B. Thanh tra và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thống kê; Thanh tra chuyên ngành khác.
C. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Thanh tra và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thống kê; Thanh tra chuyên ngành khác.
D. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và Thanh tra chuyên ngành khác.
78.Nhận định nào sau đây là không đúng
A. Khi phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê, người có thẩm quyền phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.
B. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê là công chức ngành Thống kê đang thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thống kê và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê đang thi hành công vụ.
C. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định 95 là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm.
D. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê chỉ bao gồm cá nhân, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê, điều tra thống kê và cá nhân, tổ chức được điều tra thống kê.
79.Khoản 1, Điều 16 của Nghị định số 95/2016/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã bao gồm các hình thức
A. Phạt cảnh cáo.
B. Phạt tiền đến 3.000.000 đồng.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
80.Khoản 2, Điều 16 của Nghị định số 95/2016/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bao gồm các hình thức
A. Phạt cảnh cáo.
B. Phạt tiền đến 15.000.000 đồng.
C. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
D. Cả A, B và C đều đúng.
81.Người làm công tác thống kê gồm những đối tượng nào được quy định trong Luật Thống kê số 89/2015/QH13?
A. Người làm công tác thống kê trong hệ thống tổ chức thống kê nhà nước.
B. Người làm thống kê ở cấp xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
C. Điều tra viên thống kê.
D. Cả A, B và C đều đúng.
82.Nghị định số 100/2021/NĐ-CP bổ sung những điểm gì mới đối với Điều 3 đã được quy định trong Nghị định số 95/2016/NĐ-CP
A. Bổ sung thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và vi phạm hành chính nhiều lần.
B. Bổ sung thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính; vi phạm hành chính nhiều lần và thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả.
C. Bổ sung thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả.
D. Bổ sung vi phạm hành chính nhiều lần và thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả.
83.Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được ban hành tại Quyết đinh nào?
A. Quyết định số 54/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 19 tháng 12 năm 2016.
B. Quyết định số 55/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 19 tháng 12 năm 2016.
C. Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 19 tháng 12 năm 2016.
D. Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 19 tháng 12 năm 2016.
84.Có mấy nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê nhà nước
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
85.Có mấy phân loại thống kê
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
86.Có mấy phân loại thống kê quốc gia?
A. 10
B. 11
C. 12
D. 13
87.Có mấy cơ sở dữ liệu hành chính được sử dụng trong hoạt động thống kê nhà nước?
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
88.Có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thống kê nhà nước và sử dụng thông tin thống kê nhà nước
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
89.Hình thức xử phạt tiền đối với hành vi không gửi báo cáo kết quả cuộc điều tra ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia cho cơ quan thống kê?
A. 1.000.000 - 3.000.000 đ
B. 3.000.000 - 5.000.000 đ
C. 5.000.000 - 7.000.000 đ
D.7.000.000 - 10.000.000 đ
90.Nộp báo cáo thống kê tháng chậm bao nhiêu ngày thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng?
A. 10 đến 15 ngày
B. 15 đến dưới 20 ngày
C. 20 đến dưới 30 ngày
D. Cả A,B,C đều sai
91.Trích dẫn không ghi rõ nguồn thông tin thống kê khi phổ biến, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các ấn phẩm bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt cảnh cáo.
B. 3.000.000 - 5.000.000 đ
C. 5.000.000 - 7.000.000 đ
D. Cả A,B,C đều sai
92.Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ?
A. Phạt cảnh cáo.
B. 3.000.000
C. Cả A, B đều sai
D. Cả A,B đều đúng
93.Thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ?
A. Phạt cảnh cáo.
B. Phạt tiền đến 21.000.000 đồng
C. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định số 95/2016/NĐ-CP.
D. Cả A,B,C đều đúng
Đây là đáp án do Hoatieu tự làm chỉ mang tính chất tham khảo không phải đáp án chính thức cuộc thi.
Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Tài liệu liên quan.
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
5 Mẫu bài tuyên truyền về biển đảo mới nhất năm 2024
-
Đồng chí nêu nội dung cơ bản trong quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về QPAN
-
Đề cương tuyên truyền 93 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
-
(Tuần 5) Đáp án thi trắc nghiệm chuyển đổi số tỉnh Bến Tre 2024
-
Bài dự thi viết cảm nhận về quyển sách em yêu (21 mẫu) 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Bài thu hoạch, bài dự thi
Tuần 3 - Đáp án cuộc thi "Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp" 2024
Thể lệ dự thi Tìm hiểu kiểm soát thủ tục hành chính
Bài thu hoạch môn Tiếng Việt - Chương trình giáo dục tổng thể
Giải pháp để người dân, tổ chức ưu tiên thực hiện các dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4
Bài thu hoạch đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo 2021
Bài dự thi Công an xã - Những tấm gương sáng đẹp 2021