11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Tin học

Tải về

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Tin học tiểu học trong Tập huấn trực tuyến chương trình GDPT 2018 mà Hoatieu.vn giới thiệu sau đây là tài liệu hữu ích để các thầy cô tham khảo để viết cho mình kế hoạch giảng dạy hay và đầy đủ nhất.

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy với hướng dẫn trả lời mang tính chất tham khảo, các bạn chỉ nên đọc để lấy ý tưởng làm bài, phù hợp với kiến thức, môi trường dạy và học cá nhân.

Phân tích kế hoạch bài dạy môn Tin học

Câu 1: Sau khi học xong bài học, học sinh làm được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?

- Kiến thức: Học sinh nhận diện và phân tích được hình dạng thường gặp của những máy tính thông dụng và những thành phần cơ bản của chúng.

- Kĩ năng: học sinh nhận ra được những máy tính thông dụng bao gồm máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tinh bảng và điện thoại thông minh.- học sinh chỉ ra được các thành phần cơ bản của các máy túnh trên đây gồm màn hình, thân máy, bàn phím và chuột

Câu 2: Học sinh sẽ thực hiện các “Hoạt động học” nào trong bài học?

Hoạt động 1: Khởi động

Hoạt động 2: Tìm hiểu các thành phần cơ bản của máy tính

Hoạt động 3: Những máy tính thông dụng.

Câu 3: Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất năng lực nào hình thành phát triển cho học sinh?

Nla: nhận diện, phân biệt hình dạng và chức năng của các thiết bị kĩ thuật số thông dụng.

Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh được sử dụng những thiết bị dạy học / học liệu nào?

- Thiết bị, học liệu - máy tính để bàn hoặc máy tính sách tay của giáo viên để chỉ cho học sinh biết những thành phần cơ bản của chúng

- Hình ảnh các đoạn video giới thiệu về lợi ích của máy tính

- Hình ảnh và các đoạn video giới thiệu về hình dạng bên ngoài của 4 loại máy tính (máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại thông minh) các thành phần cơ bản của chúng (màn hình, thân máy, bàn phím và chuột)

Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu nào về (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?

Học sinh quan sát hình ảnh, xem video, đọc tài liệu, sử dụng máy tính, nghe thầy cô hướng dẫn để hình thành kiến thức mới

Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

Câu trả lời của học sinh, kết quả nhận dạng của học sinh đối với các thành phần cơ bản của mây tính: màn hình, thân máy, bàn phím và chuột, học sinh nhận ra chúng thông qua việc quan sát trực tiếp máy tính hiện hữu hoặc quan sát qua hình ảnh hoặc đoạn phim.

Khẳng định của học sinh máy tính mà các em đang nhìn thấy là loại máy tính gì. Phát biểu của học sinh khi so sánh về hình thức bên ngoài của bốn loại máy tính thông dụng.

Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện các hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?

Giáo viên nhận xét các câu trả lời của học sinh, nhận xét kết quả làm việc trong từng hoạt động của cả nhân, của nhóm, đánh giá khả năng quan sát, suy nghĩ, trao đổi với bạn, với giáo viên về những vấn đề mà giáo viên yêu cầu.

Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức mới trong bài học học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học nào?

- Thiết bị, học liệu - Máy tính để bàn và máy tính xách tay của giáo viên.

- Hình ảnh hoặc các đoạn video giới thiệu về lợi ích của máy tính

- Hình ảnh hoặc các đoạn video giới thiệu về hình dáng bên ngoài của 4 loại máy tính (máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh)

Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới.

Học sinh quan sát hình ảnh, xem video, đọc tài liệu, sử dụng máy tính, điện thoại thông minh... để vận dụng kiến thức mới.

Câu 10: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động rèn luyện/ vận dụng kiến thức mới là gì?

Kết quả nhận dạng của học sinh đối với các thành phần cơ bản của máy tính. Những khẳng định của học sinh về các loại máy tính phổ biến, phân biệt được những điểm khác nhau giữa máy tính xách tay và máy tính bảng, điện thoại thông minh với những máy tính còn lại.

Câu 11: Giáo viên cần nhận xét đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?

Giáo viên nhận xét, đánh giá các câu trả lời của học sinh, đánh giá khả năng quan sát, suy nghĩ, trao đổi với bạn, với giáo viên trong hoạt động vận dụng, thực hành của cá nhân, của nhóm.

Mời các bạn tham khảo các bài khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
14 33.498
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm