PowerPoint Giáo dục công dân 9 Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế
Giáo án Giáo dục công dân 9 Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế được thiết kế hiện đại, tích hợp hình ảnh, hiệu ứng trình chiếu đẹp mắt với nhiều bài tập ôn tập, mở rộng kiến thức phong phú.
PowerPoint GDCD 9 Bài 10 Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế gồm 2 file PPT (37 slides) và Word (17 trang) được biên soạn bám sát nội dung trong Chân trời sáng tạo. Qua đó giúp giáo viên dễ dàng chỉnh sửa để có bài giảng hay, lôi cuốn người học. Vậy sau đây là trọn bộ giáo án PowerPoint GDCD 9 Bài 10 Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế Chân trời sáng tạo, mời các bạn tải tại đây.
PowerPoint Giáo dục công dân 9 Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế
PowerPoint GDCD 9 Bài 10 Chân trời sáng tạo
Giáo án Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế
BÀI 10: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Yêu cầu cần đạt
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.
- Phân tích, đánh giá được hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù
- Nhận thức chuẩn mực hành vi:
+ Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.
+ Nhận biết được trách nhiệm công dân trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.
- Điều chỉnh hành vi: Vận động gia đình, người thân thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.
- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Phân tích, đánh giá được hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện các quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Học liệu
- SGK, tài liệu tham khảo về chủ đề Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.
- Giấy A4, A3, A0, viết lông, sáp màu,…
2. Học liệu số phần mềm thiết bị công nghệ
- Máy tính, máy chiếu, phần mềm PowerPoint,...
- Các tranh vẽ, hình ảnh và video clip thể hiện nội dung về Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - Giúp HS huy động vốn kiến thức, hiểu biết của mình về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế. - HS chia sẻ được những hiểu biết của bản thân về quyền và nghĩa vụ của công dân khi tham gia hoạt động kinh doanh. b. Tổ chức thực hiện: | |
Hoạt động của thầy, trò | Yêu cầu cần đạt |
Gợi ý: GV sử dụng dạy học hợp tác và kĩ thuật chia nhóm. * Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (khoảng 6 – 8 HS/ nhóm), mỗi nhóm là một đội chơi và giao nhiệm vụ học tập cho từng nhóm tương ứng với yêu cầu trong SHS trang 54. GV có thể linh hoạt sử dụng các kĩ thuật chia nhóm. – GV trình chiếu yêu cầu trên màn hình. Trong thời gian 1 phút, các nhóm sẽ thảo luận trả lời vào giấy A4 (GV chuẩn bị trước đó). Kết thúc phần trả lời, nhóm nào đưa ra kết quả nhanh nhất và chính xác sẽ là đội chiến thắng và nhận được phần quà do GV chuẩn bị. * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS làm việc cá nhân và ghi phần trả lời của mình vào giấy A4. * Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động – HS tham gia tích cực cùng với sự hỗ trợ của GV. HS nào được GV gọi trả lời, mạnh dạn trình bày và có thể đặt những câu hỏi để cả lớp cùng tham gia. HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau dựa vào hiểu biết của bản thân về quyền và nghĩa vụ của công dân khi tham gia hoạt động kinh doanh. * Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, công bố kết quả nhóm thắng cuộc và dẫn vào nội dung bài học. Quyền tự do kinh doanh là một bộ phận hợp thành trong hệ thống các quyền cơ bản của công dân. Trong các quyền cơ bản của công dân thì quyền tự do kinh doanh là một bộ phận quan trọng và được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, cũng như các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Để tiến hành các hoạt động kinh doanh, công dân phải chấp hành các nghĩa vụ mà pháp luật quy định chung cho các chủ thể kinh doanh và các nghĩa vụ riêng biệt cho từng đối tượng, loại hình, ngành nghề kinh doanh. Tóm lại, để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh được thực hiện thì cần phải thể chế hoá bằng các quy định của pháp luật như: Điều 33 Hiến pháp năm 2013, Luật Doanh nghiệp năm 2020 sửa đổi, bổ sung năm 2022, Luật Đầu tư năm 2020 sửa đổi, bổ sung năm 2022,… Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. | e   |
2. Hoạt động 2: hình thành kiến thức * Nhiệm vụ 1: Đọc thông tin, các trường hợp và thực hiện yêu cầu a. Mục tiêu: HS đánh giá được hành vi của chủ thể trong các trường hợp liên quan đến quyền tự do kinh doanh. b. Tổ chức thực hiện: | |
Hoạt động của thầy, trò | Yêu cầu cần đạt |
Gợi ý: Sử dụng dạy học cá nhân. * Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc các thông tin, trường hợp trong SHS trang 54 – 55 và thực hiện yêu cầu: Em hãy đánh giá hành vi của chủ thể trong các trường hợp trên có phù hợp với quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh công dân không. Giải thích vì sao. * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS làm việc cá nhân và ghi phần trả lời của mình vào giấy A4. – Trong quá trình HS đọc các thông tin, GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết, đồng thời, ghi lại những HS tích cực, những HS chưa thực sự tích cực để điều chỉnh. * Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động – HS tham gia tích cực cùng với sự hỗ trợ của GV. HS nào được GV gọi trả lời, mạnh dạn trình bày và có thể đặt những câu hỏi để cả lớp cùng tham gia có tranh luận và phản biện hiệu quả. – HS khác căn cứ vào câu trả lời của bạn có thể nhận xét, góp ý cho bạn để hoàn thiện câu trả lời. Dự kiến sản phẩm: – Trường hợp 1: Hành vi của anh H trong các trường hợp 1 là không phù hợp với quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh của công dân. Bởi vì, anh H đã chủ động nhập thêm các mặt hàng không nằm trong danh mục đăng kí kinh doanh. Trong trường hợp này, nếu anh H có nhu cầu thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng kí kinh doanh của cửa hàng thì cần phải gửi thông báo đến Phòng Đăng kí kinh doanh (ở nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính) theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Nghị định 01/2021/ NĐ-CP để thông báo thay đổi nội dung đăng kí doanh nghiệp (theo mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT). – Trường hợp 2: Hành vi của bà N trong trường hợp 2 là không phù hợp với quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh của công dân. Bởi vì, bà N đã chủ động nhập hàng giả để kinh doanh. Bản thân bà N đã vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm hành chính. Cụ thể, Chi cục Quản lí thị trường đã lập Biên bản xử phạt bà N số tiền 50 triệu đồng, đồng thời đã tiêu huỷ toàn bộ số hàng giả. Hành vi của bà N là đáng bị lên án vì sẽ để lại hậu quả cho người tiêu dùng, gây ảnh hưởng đến xã hội. Ngoài ra, theo Điều 192 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả như sau: 1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm: a. Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng kĩ thuật, công dụng trị giá từ 30 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các Điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; b. Thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng; Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng. * Như vậy, việc kinh doanh hàng giả có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các Điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị xử lí hình sự. – Tổ chức, điều hành: GV gọi đại diện HS trả lời và các bạn trong lớp nhận xét ý kiến trả lời của bạn mình. GV có thể dựa vào kết quả quan sát HS thực hiện nhiệm vụ để mời theo tinh thần xung phong hoặc chỉ định HS trả lời. * Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét và chốt các ý theo nội dung của hoạt động liên quan đến quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh. |
............
Xem đầy đủ giáo án trong file tải về
- Chia sẻ:
Cô bé bướng bỉnh
- Ngày:
PowerPoint Giáo dục công dân 9 Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế
5,7 MB 01/03/2025 8:57:00 SATham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Giáo án lớp 9
PowerPoint Toán 9 Bài Luyện tập chung (trang 44, 45)
PowerPoint Toán 9 Bài 1: Hàm số và đồ thị của hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
(Bài 1-6) Giáo án điện tử Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức
PowerPoint Giáo dục công dân 9 Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 28: Tinh bột và cellulose
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 47: Cơ chế tiến hoá