Thủ tướng: Chưa bỏ biên chế giáo viên, mọi nhà giáo yên tâm
Thủ tướng: Chưa bỏ biên chế giáo viên, mọi nhà giáo yên tâm
Tại cuộc tiếp xúc cử tri Hải Phòng sáng 26/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vừa nghe người dân nói, vừa nói cho người dân nghe và đối thoại trực tiếp với người dân về các vấn đề “nóng” hiện nay.
Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế
Quy định về tinh giản biên chế đối với giáo viên tiểu học mới nhất
Về vấn đề bỏ biên chế với giáo viên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, một số trường đại học, cơ sở giáo dục có đề án, chương trình tự trang trải được kinh phí thì ký hợp đồng với giáo viên, còn nếu áp dụng hình thức này cả với giáo viên vùng sâu, vùng xa, cả đời gắn bó với nghề giáo thì không ổn. Thủ tướng khẳng định: “Chưa có chủ trương đó. Mọi nhà giáo yên tâm”.
Trước đó, vấn đề bỏ biên chế giáo viên đã thu hút sự quan tâm của xã hội, đặc biệt là với các nhà giáo khi tại buổi tiếp xúc cử tri là cán bộ quản lý ngành giáo dục thành phố Quy Nhơn và tỉnh Bình Định, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ sẽ triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên mà sẽ theo chế độ hợp đồng "có vào - có ra", có chế độ đãi ngộ lớn. Lĩnh vực đào tạo sẽ theo hướng thị trường lao động, tăng cường chất lượng. Tuy nhiên, việc này sẽ phải có lộ trình.
Tiếp đó, phát biểu tại cuộc họp về công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho Chương trình giáo dục phổ thông mới diễn ra chiều 6/6, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, để xóa bỏ được quan niệm về “biên chế” với sự ổn định lâu dài trong đội ngũ giáo viên không phải là việc có thể làm được ngay. Nhưng tạo ra một lối suy nghĩ khác trong đội ngũ giáo viên - coi năng lực, trình độ là yếu tố quan trọng nhất, tự tin vào năng lực làm việc để khẳng định, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, qua đó được hưởng đãi ngộ xứng đáng - là việc cần phải làm.
Việc chuyển dần viên chức giáo viên sang chế độ hợp đồng lao động là vấn đề lớn, có tác động đến hơn một triệu thầy cô giáo. Bộ GD-ĐT ý thức rõ việc này, do vậy sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu kỹ trước khi đề xuất xin chủ trương thí điểm triển khai.
Trước mắt, Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu xây dựng đề án đề xuất thí điểm chuyển dần viên chức giáo viên sang hợp đồng lao động đối với một số trường đại học và một số trường trung học phổ thông có đủ điều kiện; chưa xem xét thí điểm việc chuyển viên chức giáo viên sang hợp đồng lao động đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và những nơi chưa đảm bảo các điều kiện thí điểm triển khai, nhất là các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Khi nghiên cứu xây dựng đề án đề xuất thí điểm, chúng ta phải nghiên cứu các giải pháp để giải quyết thỏa đáng các vấn đề mà dư luận băn khoăn như chính sách đặc thù đối với giáo viên đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; chế độ tiền lương, bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp; cơ chế kiểm soát quyền lực của hiệu trưởng...
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh rằng, dù chính sách có thế nào thì chúng ta đều hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng, thu nhập và đảm bảo công bằng đối với tất cả các nhà giáo.
Còn tại phiên thảo luận tại Quốc hội diễn ra sáng 9/6, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, việc chuyển đổi cơ chế công chức, viên chức sang hợp đồng là cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục.
Bộ trưởng khẳng đinh, muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải có nguồn lực và động lực. Trong đó, động lực đối với giáo viên và quản lý các nhà giáo hết sức quan trọng.
“Thực tế với chế độ công chức, viên chức như hiện nay còn nhiều bất cập, bất cập rõ là vấn đề tuyển dụng do công chức, viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp đặc biệt là phổ thông cho nên việc tuyển dụng chưa phù hợp với nhu cầu về môn học, đặc biệt là chuyên môn dẫn đến hiện tượng thừa, thiếu cục bộ rất nhiều”- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Bên cạnh đó, phần đông giáo viên có tâm lý vào biên chế để ổn định nên gặp khó khăn trong nâng cao kiến thức, phẩm chất, năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới dạy theo chương trình mới. Điều này dẫn đến tình trạng chất lượng giáo dục không cao.
Trước tình hình đó, Bộ GD-ĐT đặt ra vấn đề nghiên cứu, đề xuất thí điểm việc chuyển dần từ công chức, viên chức sang hợp đồng lao động, trước hết, thí điểm ở trường đại học và một số trường THPT có điều kiện, sau đó từng bước rút kinh nghiệm, nhân rộng./.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Vũ Thị Thái Lan
- Ngày:
Tải file định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ là gì?
-
Hệ số lương Đại học, Cao đẳng, Trung cấp mới nhất 2024
-
Sản phẩm công nghệ của Ban Tuyên giáo trung ương là gì?
-
Con ngoài giá thú 2024 có được chia tài sản, hưởng thừa kế không?
-
Bảng lương giáo viên mầm non mới nhất năm 2024
-
Quy định về đạo đức nhà giáo 2024
-
Hướng dẫn thủ tục đổi Giấy phép lái xe hạng B2 năm 2024
-
Tiền lương là gì?
-
Quy định về hạn mức giao đất, chuyển quyền sử dụng đất 2023
-
Đi thi đánh giá năng lực cần mang những gì?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Hỏi đáp pháp luật
Cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng thuê khoán nhân công
Sản phẩm rượu có độ cồn bao nhiêu thì không được phép quảng cáo?
Thủ tục và lệ phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2024
Trồng bao nhiều cây thuốc phiện trở lên thì bị xử lý hình sự?
Hồ sơ thanh toán chênh lệch chi phí khám bệnh BHYT
Di chúc là gì?