Thông tư số 38/2010/TT-BGTVT

Tải về

Thông tư số 38/2010/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: Quy định về tiêu chuẩn các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, điều kiện cơ sở đào tạo và nội dung, chương trình đào tạo nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-----------

Số: 38/2010/TT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2010

THÔNG TƯ
Quy định về tiêu chuẩn các chức danh nhân viên đường sắt
trực tiếp phục vụ chạy tàu, điều kiện cơ sở đào tạo và nội dung,
chương trình đào tạo nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu
--------------------------------

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tha´ng 4 nam 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, điều kiện cơ sở đào tạo và nội dung, chương trình đào tạo nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định tiêu chuẩn các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, điều kiện đối với các cơ sở đảm nhiệm việc đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu (sau đây được gọi là cơ sở đào tạo) và nội dung, chương trình đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp và có liên quan đến công tác chạy tàu, đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng.

Chương II
TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
NHÂN VIÊN ĐƯỜNG SẮT TRỰC TIẾP PHỤC VỤ CHẠY TÀU

Điều 3. Chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu

Các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu bao gồm:

1. Nhân viên điều độ chạy tàu bao gồm nhân viên điều độ chạy tàu tuyến và nhân viên điều độ chạy tàu ga:

a) Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến: là người trực tiếp ra lệnh chỉ huy chạy tàu theo biểu đồ chạy tàu trên một tuyến đường, khu đoạn được phân công; trực tiếp truyền đạt mệnh lệnh tổ chức chỉ huy các tàu đi cứu chữa, cứu hộ khi có sự cố chạy tàu; ra lệnh phong tỏa khu gian, lệnh cảnh báo tốc độ tới các đơn vị có liên quan; ra lệnh đình chỉ chạy tàu tạm thời nếu xét thấy có nguy cơ mất an toàn chạy tàu;

b) Nhân viên điều độ chạy tàu ga: là người trực tiếp lập kế hoạch về lập tàu, xếp, dỡ hàng hóa, đón tiễn hành khách, tổ chức công tác dồn, đón tiễn tàu và các việc liên quan khác tại nhà ga theo biểu đồ chạy tàu, theo các mệnh lệnh của nhân viên điều độ chạy tàu tuyến, theo quy trình, quy phạm chạy tàu; tham gia giải quyết tai nạn, sự cố giao thông đường sắt theo quy định.

2. Trực ban chạy tàu ga: là người điều hành việc lập tàu, xếp dỡ hàng hóa, đón tiễn hành khách, tổ chức công tác dồn, đón, tiễn tàu và các việc khác có liên quan tại nhà ga theo biểu đồ chạy tàu, các mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy trình, quy phạm chạy tàu; tham gia giải quyết tai nạn, sự cố giao thông đường sắt theo quy định.

3. Trưởng tàu: là người chỉ huy cao nhất trên tàu, chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự, phục vụ khách hàng; bảo đảm chạy tàu theo đúng lịch trình và mệnh lệnh của điều độ chạy tàu, quy trình, quy phạm chạy tàu; tham gia giải quyết tai nạn, sự cố giao thông đường sắt theo quy định.

Đánh giá bài viết
1 452
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm