Thông tư số 36/2011/TT-BLĐTBXH

Thông tư số 36/2011/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Ban hành mẫu chứng chỉ sư phạm dạy nghề, mẫu bản sao và quy định việc quản lý, cấp chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề.

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI

--------------------------
Số: 36/2011/TT-BLĐTBXH-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------------------

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2011

THÔNG TƯ
Ban hành mẫu chứng chỉ sư phạm dạy nghề, mẫu bản sao
và quy định việc quản lý, cấp chứng chỉ sư phạm dạy nghề
dạy trình độ Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề

______________________

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 86/2008/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mẫu chứng chỉ sư phạm dạy nghề, mẫu bản sao và quy định việc quản lý, cấp chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Thông tư này ban hành mẫu chứng chỉ sư phạm dạy nghề, mẫu bản sao và quy định về việc quản lý, cấp chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề áp dụng đối với người hoàn thành khóa đào tạo hoặc bồi dưỡng chuẩn hoá trình độ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề theo chương trình khung sư phạm dạy nghề quy định tại Thông tư 19/2010/TT-BLĐTBXH ngày 21/7/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chương trình khung sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy trình độ Trung cấp nghề, giảng viên dạy trình độ Cao đẳng nghề và áp dụng đối với các trường Đại học sư phạm kỹ thuật, Cao đẳng sư phạm kỹ thuật, các trường Đại học, Cao đẳng, Cao đẳng nghề được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, giáo viên dạy nghề (sau đây gọi tắt là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề).

Điều 2. Mẫu chứng chỉ sư phạm dạy nghề

1. Chứng chỉ sư phạm dạy nghề có kích thước 10cm x 14cm, gồm 4 trang; trang 1 và trang 4 là bìa của chứng chỉ; trang 2 và 3 là ruột của chứng chỉ.

2. Phông chữ sử dụng trong mẫu chứng chỉ sư phạm dạy nghề là phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, kiểu chữ Time New Roman (sau đây gọi tắt là kiểu chữ Time New Roman).

3. Bìa của chứng chỉ sư phạm dạy nghề có màu đỏ đậm, phủ nhựa, các chữ in trên bìa màu vàng. Nội dung của trang 1 từ trên xuống dưới như sau: phía trên là dòng chữ ”CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM" kiểu chữ Times New Roman, in hoa, đậm, cỡ chữ 12; ở giữa gồm 3 dòng chữ: dòng trên là cụm từ "CHỨNG CHỈ" và dòng giữa là cụm từ "SƯ PHẠM DẠY NGHỀ" kiểu chữ Times New Roman, in hoa, đậm, cỡ chữ 16, dòng dưới là dòng chữ "Dạy trình độ Trung cấp nghề, trình độ Cao đẳng nghề" kiểu chữ Times New Roman, in thường, đậm, cỡ chữ 14 . Trang 4 không in chữ và hình.

4. Ruột của chứng chỉ sư phạm dạy nghề có nền màu trắng, hoa văn có dạng hình sóng màu xanh nhạt; 3 dòng chữ ở trang 2 màu đỏ tươi: dòng trên là cụm từ "CHỨNG CHỈ", dòng giữa là cụm từ "SƯ PHẠM DẠY NGHỀ" kiểu chữ Times New Roman, in hoa, đậm, cỡ chữ 16, dòng dưới là dòng chữ "Dạy trình độ Trung cấp nghề, trình độ Cao đẳng nghề" kiểu chữ Times New Roman, in thường, đậm, cỡ chữ 14; dòng chữ "HIỆU TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC" ở trang 3 màu đen, kiểu chữ Times New Roman, in hoa, đậm, cỡ chữ 14; ở giữa trang 3 có hình Quốc huy in chìm; các chữ khác và dòng kẻ ở trang 2 và 3 có màu đen.

5. Nội dung cụ thể in trên trang bìa và các trang ruột của chứng chỉ sư phạm dạy nghề theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Đánh giá bài viết
1 224
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi