Thông tư 43/2015/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Quy chế khu vực biên giới đất liền Việt Nam

Thông tư 43/2015/TT-BQP - Hướng dẫn thực hiện Quy chế khu vực biên giới đất liền Việt Nam

Thông tư này hướng dẫn một số điều của Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành ngày 28/05/2015 và có hiệu lực từ ngày 11/07/2015.

Giấy tờ cần thiết khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam

Thông tư 09/2016/TT-BQP về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền

Thông tư 217/2015/TT-BTC thủ tục hải quan, quản lý thuế với hoạt động thương mại biên giới

BỘ QUỐC PHÒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 43/2015/TT-BQPHà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2015

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 34/2014/NĐ-CP NGÀY 29 THÁNG 4 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUY CHẾ KHU VỰC BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Xét đề nghị của Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn một số điều của Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết gọn là Nghị định số 34/2014/NĐ-CP).

2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài hoạt động ở khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết gọn là khu vực biên giới đất liền).

Điều 2. Khu vực biên giới

Khu vực biên giới đất liền quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 34/2014/NĐ-CP. Trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường, thị trấn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 34/2014/NĐ-CP tổng hợp, báo cáo Bộ Quốc phòng đề nghị Chính phủ bổ sung hoặc đưa ra khỏi danh sách các xã, phường, thị trấn khu vực biên giới tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 34/2014/NĐ-CP.

Điều 3. Vành đai biên giới

1. Thẩm quyền xác định vành đai biên giới

a) Việc xác định chiều sâu vành đai biên giới từ 100m đến 1.000m, do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quyết định sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

b) Trường hợp do địa hình cần phải xác định chiều sâu vành đai biên giới dưới 100m hoặc trên 1.000m thì Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Khi xác định chiều sâu vành đai biên giới phải căn cứ vào tình hình quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế, xã hội, địa hình để quy định cho phù hợp; ở những khu vực có cửa khẩu, chợ biên giới, khu kinh tế cửa khẩu phải căn cứ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng các dự án, công trình để quy định, không ảnh hưởng đến xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới; lưu thông hai bên biên giới.

Điều 4. Vùng cấm

1. Các ngành chức năng trong tỉnh khi xác lập vùng cấm phải thống nhất với Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an cấp tỉnh để xác định, xây dựng nội quy quản lý đối với vùng cấm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quyết định sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

2. Đối với công trình quốc phòng, Tư lệnh Quân khu chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh xác định rõ tính chất những công trình cần quy định vùng cấm, tổng hợp báo cáo Tư lệnh Quân khu trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

3. Đối với công trình biên giới, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các cơ quan chức năng phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xác định rõ tính chất những công trình cần quy định vùng cấm, tổng hợp báo cáo Tư lệnh Bộ đội Biên phòng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

4. Sau khi có quyết định xác định vùng cấm, cơ quan có thẩm quyền quản lý vùng cấm xây dựng nội quy, tổ chức bảo vệ và quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Mẫu biển báo và vị trí cắm các loại biển báo

1. Biển báo "khu vực biên giới", "Vành đai biên giới", "vùng cấm" theo mẫu thống nhất bằng tôn, dày 1,5mm, cột bằng thép ống đường kính 100mm, dày 2mm; mặt biển, chữ trên biển báo sơn phản quang; nền biển sơn màu xanh, chữ trên biển sơn màu trắng, cột sơn phản quang, màu trắng, đỏ; chữ trên biển báo ghi thành ba dòng: Dòng thứ nhất chữ bằng tiếng Việt Nam, dòng thứ hai chữ bằng tiếng của nước đối diện, dòng thứ ba chữ bằng tiếng Anh. Kích thước biển báo, chữ viết trên biển báo theo mẫu từ Mẫu số 1 đến Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Biển báo "khu vực biên giới" cắm ở ranh giới tiếp giáp giữa xã, phường, thị trấn khu vực biên giới với xã, phường, thị trấn nội địa; vị trí cắm biển ở những nơi dễ nhận biết, cạnh trục đường giao thông (đường bộ, đường sắt, đường sông) vào khu vực biên giới.

3. Biển báo "vành đai biên giới":

a) Khu vực biên giới có địa hình rừng núi, đi lại khó khăn, biển báo "vành đai biên giới" cắm ở bên phải trục đường giao thông theo hướng ra biên giới.

b) Khu vực biên giới có địa hình bằng phẳng, khó phân biệt giới hạn, biển báo "vành đai biên giới" được cắm cách nhau từ 600m đến 1.000m.

c) Trên trục đường giao thông từ nội địa ra cửa khẩu không cắm biển báo "vành đai biên giới", chỉ cắm ở hai bên giới hạn phạm vi khu vực cửa khẩu.

4. Căn cứ địa hình, tính chất từng vùng cấm, biển báo "vùng cấm" được cắm ở nơi phù hợp, dễ nhận biết.

Chương II

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI, PHƯƠNG TIỆN TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI

Điều 6. Đi vào khu vực biên giới

1. Đối với công dân Việt Nam

a) Công dân Việt Nam (không phải là cư dân biên giới) vào khu vực biên giới phải:

  • Có giấy tờ tùy thân theo quy định của pháp luật;
  • Xuất trình giấy tờ khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
  • Trường hợp nghỉ qua đêm phải đăng ký lưu trú tại Công an xã, phường, thị trấn;
  • Hết thời hạn lưu trú phải rời khỏi khu vực biên giới;
  • Trường hợp có nhu cầu lưu lại quá thời hạn đã đăng ký phải đến nơi đã đăng ký xin gia hạn.

b) Công dân Việt Nam (không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 34/2014/NĐ-CP) vào vành đai biên giới phải có giấy tờ tùy thân theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này cho Đồn Biên phòng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã sở tại. Trường hợp ở qua đêm trong vành đai biên giới phải đăng ký lưu trú tại Công an cấp xã theo quy định của pháp luật; Công an cấp xã có trách nhiệm thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này cho Đồn Biên phòng sở tại biết để phối hợp theo dõi, quản lý.

Đánh giá bài viết
1 283
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi