Thông tư 29/2016/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển

Thông tư 29/2016/TT-BTNMT - Quy định kỹ thuật thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển

Thông tư 29/2016/TT-BTNMT về kỹ thuật thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển, gồm kỹ thuật lập Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; xác định chiều rộng, ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển; mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển được ban hành ngày 12/10/2016 và quyền tiếp cận biển của người dân sẽ được bảo đảm khi hành lang bảo vệ bờ biển được thiết lập.

Nghị quyết 1084/2015/UBTVQH13 về Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên

Thông tư 20/2016/TT-BTNMT về xây dựng, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 29/2016/TT-BTNMTHà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2016

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN

Căn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định kỹ thuật lập Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; xác định chiều rộng, ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển; mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chiều cao sóng có nghĩa là chiều cao trung bình của 1/3 con sóng lớn nhất trong thời gian tính toán.

2. Hoa sóng là biểu đồ biểu diễn tần suất xuất hiện chiều cao sóng theo các hướng khác nhau tại một vị trí ở biển.

3. Bản đồ trường sóng là bản đồ thể hiện hướng sóng, độ cao sóng và chu kỳ sóng.

Chương II

LẬP DANH MỤC CÁC KHU VỰC PHẢI THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN

Điều 4. Thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu phục vụ lập Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển

1. Thông tin, dữ liệu thu thập phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Phải được thu thập từ các nguồn thống kê chính thức, được thừa nhận về mặt pháp lý, bảo đảm độ tin cậy, chính xác;

b) Phải được cập nhật mới nhất tính đến thời điểm lập Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.

2. Nguồn thông tin, dữ liệu phục vụ lập Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển

a) Thông tin, dữ liệu từ các Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê, của các Bộ ngành và của các Cục thống kê cấp tỉnh;

b) Thông tin, dữ liệu từ các kết quả quan trắc tài nguyên, môi trường của hệ thống quan trắc tài nguyên, môi trường của thế giới, khu vực, quốc gia và hệ thống quan trắc tài nguyên, môi trường của các địa phương;

c) Thông tin, dữ liệu do các bộ, sở, ban, ngành liên quan cung cấp;

d) Thông tin, dữ liệu từ kết quả quan trắc của các trạm quan trắc tổng hợp hoặc các trạm quan trắc tài nguyên, môi trường của các bộ, ngành, địa phương; kết quả nghiên cứu, khảo sát phục vụ việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; kết quả của các chương trình nghiên cứu khoa học hay đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, cấp Bộ, cấp Nhà nước đã được nghiệm thu;

đ) Thông tin, dữ liệu từ các hoạt động nghiên cứu, điều tra, khảo sát bổ sung phục vụ việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.

3. Thông tin, dữ liệu cần thu thập, tổng hợp bao gồm:

a) Thông tin, dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái, bao gồm điều kiện địa chất, địa mạo đường bờ, khí tượng, thủy văn, hải văn; tiềm năng, phân bố các dạng tài nguyên; các khu bảo tồn, các hệ sinh thái;

b) Thông tin, dữ liệu về cảnh quan tự nhiên, di sản văn hóa, bao gồm thông tin, dữ liệu về các khu di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu bảo vệ cảnh quan;

c) Thông tin, dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các ngành và địa phương;

d) Thông tin, dữ liệu về hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ của các ngành, lĩnh vực kinh tế biển, bao gồm du lịch, giao thông vận tải, cảng biển, dầu khí và khoáng sản, thủy sản và hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên khác; thông tin, dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ của ngành, địa phương;

đ) Thông tin, dữ liệu về hiện trạng môi trường, rủi ro ô nhiễm môi trường, bao gồm thông tin, dữ liệu về hiện trạng các thành phần môi trường nước, môi trường trầm tích, tình trạng ô nhiễm, sự cố môi trường, các nguồn thải ở khu vực vùng bờ;

e) Thông tin, dữ liệu về tình hình, diễn biến và rủi ro thiên tai bao gồm diễn biến đường bờ, tình hình sạt lở, bồi tụ; quy mô, mức độ ảnh hưởng của gió lớn (bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa, tố, lốc và các loại thiên tai gió lớn khác, sau đây gọi chung là bão), lũ quét, ngập lụt, biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến vùng bờ; các loại hình tai biến thiên nhiên khác; thông tin, dữ liệu về các giải pháp phòng, chống, giảm thiểu tác hại do thiên tai gây ra đối với vùng bờ, các công trình bảo vệ bờ biển;

g) Thông tin, dữ liệu từ ảnh viễn thám hoặc ảnh hàng không;

h) Các thông tin, dữ liệu khác có liên quan.

4. Trường hợp các thông tin, dữ liệu thu thập, tổng hợp được xác định theo quy định tại Khoản 3 Điều này không đáp ứng yêu cầu lập Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển thì phải tiến hành điều tra, khảo sát tại thực địa để bổ sung các thông tin, dữ liệu cần thiết.

Trường hợp kết quả điều tra, khảo sát tại thực địa vẫn không đủ để lập Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển thì thay thế bằng việc tính toán dựa trên thông tin, dữ liệu sẵn có đã được công nhận. Khi thực hiện việc ước tính phải nêu rõ các giả định và nguồn dữ liệu.

Điều 5. Đánh giá hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ

1. Hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ phải được đánh giá trên cơ sở thông tin, dữ liệu thu thập, tổng hợp theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

2. Đánh giá hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ bao gồm đánh giá các yếu tố sau đây:

a) Đặc điểm điều kiện tự nhiên, dân số, cơ cấu ngành nghề, kinh tế - xã hội khu vực vùng bờ;

b) Quy luật phân bố, tiềm năng tài nguyên vùng bờ;

c) Hiện trạng hệ sinh thái, giá trị dịch vụ hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên vùng bờ;

d) Đặc điểm, chế độ sóng và xây dựng tập bản đồ trường sóng theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;

đ) Dao động mực nước, mực nước biển dâng do bão theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;

e) Tình trạng sạt lở, bồi tụ tại khu vực vùng bờ; diễn biến, phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến vùng bờ;

g) Hiện trạng, nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ; mâu thuẫn, xung đột trong khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ.

3. Kết quả đánh giá hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ, bao gồm:

a) Báo cáo đánh giá hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ, được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản đồ hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ thể hiện phạm vi, ranh giới các hệ sinh thái, các khu bảo tồn, các khu vực có giá trị cảnh quan, di tích lịch sử - văn hóa; các khu vực bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở, ngập lụt; các khu vực dễ bị tổn thương do thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng; các khu vực phục vụ lợi ích cộng đồng, các khu vực có mật độ dân số cao, tập trung các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

Bản đồ hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ được lập theo quy định của pháp luật hiện hành về lập bản đồ chuyên đề.

Đánh giá bài viết
1 225
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo