Thông tư 26/2016/TT-NHNN quy định về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia

Tải về

Thông tư 26/2016/TT-NHNN - Quy định về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia

Ngày 12/9/2016, Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 26/2016/TT-NHNN về giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động in, đúc tiền và trách nhiệm trong giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động in, đúc tiền. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước thanh tra toàn diện hoặc theo vụ việc cụ thể phát sinh đối với Nhà máy trong việc chấp hành pháp luật.

Quyết định 1726/QĐ-TTg về "Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế"

Thông tư 19/2016/TT-NHNN Quy định về hoạt động thẻ ngân hàng

Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng số 96/2014/NĐ-CP

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 26/2016/TT-NHNN Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2016

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ GIÁM SÁT, KIỂM TRA, THANH TRA ĐỐI VỚI NHÀ MÁY IN TIỀN QUỐC GIA

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02/5/2012 của Chính phủ quy định về nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

Căn cứ Nghị định số 49/2014/NĐ-CP ngày 20/5/2014 của Chính phủ về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp Nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu;

Căn cứ Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về giám sát, kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) đối với Nhà máy In tiền Quốc gia.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được giao nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia.
2. Nhà máy In tiền Quốc gia (gọi tắt là Nhà máy).

3. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc giám sát, kiểm tra, thanh tra Nhà máy,

Điều 3. Mục đích giám sát, kiểm tra, thanh tra

1. Nắm bắt, phản ánh, đánh giá tình hình chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của Ngân hàng Nhà nước đối với Nhà máy, qua đó kịp thời chấn chỉnh hoặc áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế để nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà máy.

2. Phát hiện những tồn tại, yếu kém trong hoạt động của Nhà máy; xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xem xét, xử lý.

3. Kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập trong chính sách, pháp luật và cơ chế quản lý đối với Nhà máy để đề xuất, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

4. Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động của Nhà máy bảo đảm an toàn tiền và tài sản của Nhà nước tại Nhà máy.

Điều 4. Nguyên tắc giám sát, kiểm tra, thanh tra

1. Tuân theo các quy định của pháp luật và bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch.

2. Phối hợp có hiệu quả giữa các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được giao nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra.

3. Không làm cản trở hoạt động bình thường của Nhà máy.

4. Không trùng lặp về phạm vi, nội dung, thời gian kiểm tra, thanh tra giữa các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Giám sát

1. Nội dung giám sát

a) Giám sát tài chính bao gồm: giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước tại Nhà máy, giám sát bảo toàn và phát triển vốn của Nhà máy, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Nhà máy theo quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Nhà máy;

b) Giám sát hoạt động in, đúc tiền và sản xuất vàng miếng, vật phẩm lưu niệm bằng vàng tại Nhà máy theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Giám sát công tác tổ chức, chính sách quản lý người lao động, viên chức quản lý, tiền lương, thu nhập của Nhà máy theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc giám sát của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện thông qua tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu, báo cáo của Nhà máy, bao gồm:

a) Báo cáo tự kiểm tra, giám sát của Nhà máy;

b) Báo cáo kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên Nhà máy do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (gọi tắt là Thống đốc) bổ nhiệm;

c) Các báo cáo kết quả kiểm tra của các Đoàn kiểm tra, kiểm toán, thanh tra đối với Nhà máy;

d) Các đơn thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan đến Nhà máy theo thẩm quyền.

3. Báo cáo kết quả giám sát

a) Đơn vị báo cáo:

(i) Cục Phát hành và Kho quỹ thực hiện báo cáo kết quả giám sát theo nội dung giám sát quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này gửi Vụ Tài chính - Kế toán;

(ii) Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện báo cáo kết quả giám sát theo nội dung giám sát quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này gửi Vụ Tài chính - Kế toán;

(iii) Vụ Tài chính - Kế toán thực hiện báo cáo kết quả giám sát theo nội dung giám sát quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này và tổng hợp báo cáo của các đơn vị, xây dựng báo cáo kết quả giám sát của Ngân hàng Nhà nước trình Thống đốc;

b) Nội dung báo cáo kết quả giám sát:

(i) Đặc điểm, tình hình và thực trạng của Nhà máy trong kỳ báo cáo;

(ii) Kết quả tự giám sát của Nhà máy và Báo cáo của Kiểm soát viên Nhà máy;

(iii) Các tồn tại, kiến nghị của các Đoàn kiểm tra, kiểm toán, thanh tra đối với Nhà máy;

(iv) Kết quả giám sát Nhà máy của các đơn vị báo cáo quy định tại điểm a Khoản này;

(v) Các kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục, chấn chỉnh những tồn tại (nếu có);

c) Thời hạn báo cáo:

(i) Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Cục Phát hành và Kho quỹ, Vụ Tổ chức cán bộ gửi Vụ Tài chính - Kế toán báo cáo kết quả giám sát trước ngày 31 tháng 7 của năm báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng), trước ngày 30 tháng 4 năm kế tiếp (đối với báo cáo năm);

(ii) Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Vụ Tài chính - Kế toán trình Thống đốc gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan có liên quan báo cáo giám sát của Ngân hàng Nhà nước kèm Báo cáo tự giám sát của Nhà máy và Báo cáo giám sát của Kiểm soát viên Nhà máy trước ngày 31 tháng 8 của năm báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng), trước ngày 31 tháng 5 năm kế tiếp (đối với báo cáo năm).

4. Xử lý kết quả giám sát

Căn cứ kết quả giám sát, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Tổ chức cán bộ, Cục phát hành và Kho quỹ có trách nhiệm:

a) Xem xét, giải quyết kịp thời theo thẩm quyền những khó khăn, vướng mắc có liên quan đến hoạt động của Nhà máy; tạo điều kiện để Nhà máy hoàn thành mục tiêu, kế hoạch sản xuất đã được phê duyệt;

b) Kịp thời áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền nhằm chấn chỉnh hoạt động, theo dõi, đôn đốc kết quả thực hiện của Nhà máy;

c) Kiến nghị với Thống đốc xử lý đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Kiểm soát viên khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo, không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước và các vi phạm pháp luật khác;

d) Thực hiện quyết định kiểm tra đối với Nhà máy theo thẩm quyền quy định tại Thông tư này;

đ) Báo cáo Thống đốc để thanh tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự khi có dấu hiệu tội phạm.

Đánh giá bài viết
1 97
Thông tư 26/2016/TT-NHNN quy định về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm