Thông tư 149/2014/TT-BTC hướng dẫn xác định khoản lợi bất chính phải nộp vào Ngân sách nhà nước

Xác định khoản lợi bất chính phải nộp vào Ngân sách nhà nước

Thông tư 149/2014/TT-BTC hướng dẫn xác định khoản lợi bất chính phải nộp vào Ngân sách nhà nước có hiệu lực ngày 25/11/2014, quy định cụ thể việc xác định các khoản lợi bất hợp pháp (gồm tiền, giấy tờ có giá, tài sản và vật có giá) mà tổ chức, cá nhân có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào Ngân sách Nhà nước.

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn luật đấu thầu

Thông tư quy định chế độ báo cáo về xử lý vi phạm hành chính số 10/2015/TT-BTP

Quyết định về ban hành chương trình bồi dưỡng nghề công chứng số 1697/QĐ-BTP

BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 149/2014/TT-BTCHà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ SỐ LỢI BẤT HỢP PHÁP CÓ ĐƯỢC DO THỰC HIỆN HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH
ĐỂ SUNG VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn việc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 37 Luật xử lý vi phạm hành chính và điểm đ, khoản 5, Điều 4 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sau đây viết tắt là Nghị định số 185/2013/NĐ-CP); hướng dẫn việc xử lý số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước (NSNN).

2. Việc xác định số lợi bất hợp pháp đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 217/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

3. Việc xác định số lợi bất hợp pháp đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá thực hiện theo quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BTC ngày 07/3/2014 của Bộ Tài chính.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp theo quy định tại Điều 37 Luật xử lý vi phạm hành chính và điểm đ, khoản 5, Điều 4 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP.

2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Nguyên tắc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính

1. Việc xác định số lợi bất hợp pháp do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện và ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

2. Số lợi bất hợp pháp được xác định từ khi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính đến thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc có quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

3. Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì xác định số lợi bất hợp pháp có được theo từng hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo từng lần.

Điều 4. Số lợi bất hợp pháp

Số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 37 Luật xử lý vi phạm hành chính và điểm đ, khoản 5, Điều 4 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP là khoản lợi ích mà tổ chức, cá nhân thu được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính, gồm:

1. Tiền.

2. Giấy tờ có giá.

3. Tài sản và vật có giá.

Điều 5. Xác định số lợi bất hợp pháp là tiền

1. Số lợi bất hợp pháp thu được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hành vi vi phạm hành chính.

2. Căn cứ để xác định số tiền tổ chức, cá nhân vi phạm thu được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính bằng (=) số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định nhân (x) với đơn giá. Cụ thể:

a) Số lượng hàng hóa hoặc khối lượng dịch vụ đã thực hiện được xác định trên cơ sở kê khai của tổ chức, cá nhân vi phạm và kiểm tra, xác minh của người có thẩm quyền xử phạt;

b) Đơn giá được xác định trên cơ sở hồ sơ, chứng từ của tổ chức, cá nhân vi phạm hoặc giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ tương tự;

Trường hợp không xác định được số lượng, khối lượng, đơn giá, số lợi bất hợp pháp thu được là số tiền tổ chức, cá nhân thu được.

3. Trường hợp chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định hàng hóa là hàng cấm, hàng lậu, hàng giả hoặc cung cấp dịch vụ kinh doanh có điều kiện: số tiền tổ chức, cá nhân vi phạm thu được bằng (=) số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định nhân (x) với đơn giá.

4. Ngoài hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 3 Điều này, trường hợp chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định hàng hóa hoặc dịch vụ khác: số tiền tổ chức, cá nhân vi phạm thu được bằng (=) số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định nhân (x) với đơn giá trừ (-) chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa hoặc dịch vụ (nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có đầy đủ hồ sơ, chứng từ để chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó).

Đánh giá bài viết
1 626
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo