Thông tư 137/2017/TT-BTC

Thông tư 137/2017/TT-BTC - Hướng dẫn quyết toán năm đối với đơn vị sự nghiệp công lập

Hướng dẫn quyết toán năm đối với đơn vị sự nghiệp công lập là nội dung nổi bật tại Thông tư 137/2017/TT-BTC về xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết.

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 137/2017/TT-BTC

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2017

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH XÉT DUYỆT, THẨM ĐỊNH, THÔNG BÁO, VÀ TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN NĂM

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí, lệ phí;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về lập, tổng hợp và gửi báo cáo quyết toán năm; xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm đối với các khoản ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao dự toán, các khoản thu hoạt động khác được để lại chi theo chế độ quy định và ngân sách cấp huyện, xã.

2. Đối với các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách thực hiện xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm tại Thông tư này và theo quy định tại các văn bản khác có liên quan.

3. Đối với quyết toán nguồn vốn đầu tư công, khoản chi cấp bù chênh lệch lãi suất, cấp bù phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Chương trình mục tiêu Biển đông - Hải đảo và quyết toán của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo các văn bản hướng dẫn riêng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

2. Đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (ngân sách trong nước, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài, vay nợ nước ngoài), nguồn phí được khấu trừ để lại, nguồn hoạt động khác được để lại.

4. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến ngân sách nhà nước.

Điều 3. Lập, tổng hợp và gửi báo cáo quyết toán năm

1. Đối với đơn vị sử dụng ngân sách:

Đơn vị sử dụng ngân sách lập và gửi báo cáo cho đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp, hoặc gửi cơ quan tài chính cùng cấp (trường hợp không có đơn vị dự toán cấp trên) như sau:

a) Báo cáo quyết toán năm phục vụ cho việc xét duyệt và thông báo quyết toán năm; báo cáo tài chính năm phục vụ cho việc đối chiếu, kiểm tra số liệu, thông tin khác: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp (sau đây viết tắt là Thông tư số 107/2017/TT-BTC).

Riêng năm 2017 thực hiện theo quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (sau đây viết tắt là Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC) và Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC (sau đây viết tắt là Thông tư số 185/2010/TT-BTC);

b) Báo cáo quyết toán vốn, phí dự trữ quốc gia (nếu có) theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về kế hoạch dự trữ quốc gia và ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia, chế độ kế toán dự trữ quốc gia;

c) Báo cáo quyết toán quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách (nếu có) lập theo Mẫu biểu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Đối với đơn vị dự toán cấp trên của đơn vị sử dụng ngân sách:

Đơn vị dự toán cấp trên tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm, báo cáo tài chính năm của đơn vị mình (nếu có) và của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc đã được xét duyệt theo quy định tại Thông tư này, gửi đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp, bao gồm:

a) Các báo cáo quyết toán năm theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC và báo cáo tài chính theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về báo cáo tài chính áp dụng cho đơn vị kế toán cấp trên.

Riêng năm 2017 thực hiện theo quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC và Thông tư số 185/2010/TT-BTC;

b) Báo cáo quyết toán quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách (nếu có) lập theo Mẫu biểu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Báo cáo tổng hợp số thu dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công (không bao gồm nguồn ngân sách nhà nước) lập theo Mẫu biểu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Các thông báo xét duyệt quyết toán năm đối với đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc theo quy định tại Thông tư này;

Trường hợp đơn vị dự toán cấp trên có Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc được hỗ trợ kinh phí hoạt động (chi thường xuyên) từ nguồn ngân sách nhà nước, đơn vị dự toán cấp trên tổng hợp báo cáo quyết toán đối với nguồn kinh phí này trên cơ sở quyết toán thu, chi quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt theo quy định tại Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

3. Đối với đơn vị dự toán cấp I:

Đơn vị dự toán cấp I tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm, báo cáo tài chính năm của đơn vị mình (nếu có) và của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc đã được xét duyệt theo quy định tại Thông tư này, gửi cơ quan tài chính cùng cấp bao gồm các báo cáo như quy định đối với đơn vị dự toán cấp trên nêu tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách thì lập theo các mẫu biểu như quy định đối với đơn vị sử dụng ngân sách nêu tại khoản 1 Điều này. Ngoài ra, đơn vị dự toán cấp I lập báo cáo thuyết minh quyết toán năm so với dự toán, trong đó đánh giá kết quả, hiệu quả chi ngân sách gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, lĩnh vực, chương trình, mục tiêu được giao phụ trách gửi cơ quan tài chính cùng cấp (theo Mẫu biểu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này).

4. Đối với ngân sách các cấp:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã lập và gửi báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã theo quy định tại Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Thông tư số 344/2016/TT-BTC);

b) Cơ quan tài chính các cấp tổng hợp, lập và gửi báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và quyết toán thu, chi ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 6, 7 và 8 Điều 44 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 163/2016/NĐ-CP) và Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị định số 163/2016/NĐ-CP.

Điều 4. Thời hạn gửi báo cáo quyết toán năm

1. Đơn vị dự toán cấp I quy định thời hạn các đơn vị dự toán trực thuộc gửi báo cáo quyết toán nhưng phải đảm bảo gửi báo cáo quyết toán cho cơ quan tài chính cùng cấp theo thời hạn quy định tại khoản 3 và 4 Điều này.

2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể thời hạn Ủy ban nhân dân gửi báo cáo quyết toán đến các cơ quan quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 69 Luật Ngân sách nhà nước.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể thời hạn gửi báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán ở địa phương nhưng phải đảm bảo thời hạn báo cáo quyết toán ngân sách địa phương theo quy định tại Điều 69 Luật Ngân sách nhà nước và Điều 44 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP.

4. Đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách trung ương gửi báo cáo quyết toán năm về Bộ Tài chính 02 bản (trong đó gửi về Kho bạc Nhà nước 01 bản), Kiểm toán Nhà nước 01 bản trước ngày 01 tháng 10 năm sau. Đối với báo cáo thu, chi ngân sách nhà nước chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước, ngoài báo cáo bằng văn bản, đơn vị (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Văn phòng Trung ương Đảng) gửi tệp (file) dữ liệu điện tử định dạng excel theo hướng dẫn tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này về địa chỉ thư điện tử (email): tqtns@mof.gov.vn và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, đúng đắn của tệp (file) dữ liệu. Sau khi Bộ Tài chính thông báo thẩm định quyết toán, đơn vị dự toán cấp I gửi tệp (file) chỉnh sửa (nếu có) để đảm bảo số liệu được chính xác.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo quyết toán năm về Bộ Tài chính 02 bản (trong đó 01 bản về Kho bạc Nhà nước), Kiểm toán Nhà nước 01 bản trước ngày 01 tháng 10 năm sau. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày báo cáo quyết toán được phê chuẩn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Nghị quyết Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán về Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước. Trường hợp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán thay đổi so với báo cáo quyết toán, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi lại báo cáo quyết toán điều chỉnh về Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước. Sở Tài chính gửi tệp (file) dữ liệu điện tử định dạng excel theo mẫu quy định tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này về địa chỉ thư điện tử (email): tqtns@mof.gov.vn và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, đúng đắn của tệp (file) dữ liệu. Sau khi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán, Sở Tài chính gửi tệp (file) chỉnh sửa (nếu có) về địa chỉ thư điện tử nêu trên để đảm bảo số liệu được chính xác.

Điều 5. Quy trình xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm

1. Đơn vị dự toán cấp trên của đơn vị sử dụng ngân sách:

Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán năm đối với các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;

Trước khi xét duyệt quyết toán năm, Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên gửi thông báo kế hoạch xét duyệt quyết toán cho các đơn vị dự toán trực thuộc, đồng thời thông báo cho đơn vị dự toán cấp I biết để phối hợp thực hiện.

2. Đơn vị dự toán cấp I. Đơn vị dự toán cấp I xét duyệt và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán năm đối với các đơn vị
dự toán cấp dưới trực thuộc (bao gồm cả Văn phòng trực thuộc Sở, Văn phòng trực thuộc Bộ) theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;

Riêng đối với quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới đã được đơn vị dự toán cấp trên trực thuộc xét duyệt, đơn vị dự toán cấp I thẩm định theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;

Trước khi xét duyệt quyết toán năm, Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp I gửi thông báo kế hoạch xét duyệt quyết toán cho các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc, đồng thời thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp biết để phối hợp thực hiện.

3. Cơ quan tài chính các cấp:

a) Đối với quyết toán của các đơn vị dự toán cấp I cùng cấp: Cơ quan tài chính thẩm định và thông báo kết quả thẩm định quyết toán năm theo quy định tại Điều 7 Thông tư này. Trường hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính thực hiện xét duyệt và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán năm theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;

b) Đối với quyết toán ngân sách cấp huyện, xã: Cơ quan tài chính cấp trên thẩm định, thông báo kết quả thẩm định, tổng hợp quyết toán năm đối với quyết toán ngân sách cấp dưới trực thuộc theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;

Điều 6. Xét duyệt và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán năm

1. Nội dung xét duyệt quyết toán năm: Trên cơ sở báo cáo, tài liệu đơn vị cung cấp và chịu trách nhiệm, cơ quan xét duyệt quyết toán thực hiện các nội dung sau:

a) Kiểm tra danh mục báo cáo quyết toán năm và danh mục báo cáo tài chính quy định tại khoản 1 và 2 Điều 3 Thông tư này; trường hợp chưa đầy đủ thì đề nghị đơn vị được xét duyệt gửi bổ sung;

b) Kiểm tra các khoản thu, chi phát sinh tại đơn vị. Cụ thể: - Kiểm tra nguyên nhân tăng, giảm số liệu quyết toán các khoản thu phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, phí, lệ phí và các chế độ thu khác của Nhà nước. Đối với các khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thực hiện đối chiếu, kiểm tra số liệu trên cơ sở báo cáo tài chính năm của đơn vị;

Kiểm tra dự toán chi ngân sách được giao trong năm, bảo đảm khớp đúng với dự toán được cấp có thẩm quyền giao (bao gồm dự toán giao đầu năm, dự toán bổ sung, điều chỉnh trong năm) về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi. Riêng đối với dự toán chi từ nguồn viện trợ thực hiện theo quy định về chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại, trên cơ sở dự toán được giao và số liệu đã được ghi thu, ghi chi trong năm theo chế độ quy định;

  • Kiểm tra số kinh phí thực nhận theo xác nhận số liệu của Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch;
  • Kiểm tra số liệu quyết toán chi, làm rõ nguyên nhân tăng, giảm so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao; xem xét các điều kiện chi theo quy định; chỉ xét duyệt số liệu quyết toán chi ngân sách trong phạm vi dự toán được giao trong năm và đã thanh toán thực chi với Kho bạc Nhà nước;
  • Kiểm tra số dư kinh phí được chuyển sang năm sau sử dụng và thanh toán bao gồm số dư tạm ứng, dư dự toán và số dư tài khoản tiền gửi ngân sách cấp (nếu có). Đối với số dư kinh phí không được chuyển sang năm sau sử dụng và thanh toán thì phải hủy hoặc thu hồi nộp ngân sách nhà nước;

c) Kiểm tra việc hạch toán các khoản thu, chi theo đúng mục lục ngân sách nhà nước và niên độ ngân sách; khớp đúng giữa số liệu trong sổ kế toán và báo cáo quyết toán với chứng từ và với số liệu xác nhận của Kho bạc Nhà nước;

d) Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua công tác kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, xét duyệt hoặc thẩm định quyết toán;

đ) Nhận xét về quyết toán năm theo kết quả xét duyệt quyết toán.

2. Khi thực hiện xét duyệt quyết toán năm, cơ quan xét duyệt quyết toán có quyền:

a) Đề nghị Kiểm toán Nhà nước hoặc thuê đơn vị kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật kiểm toán các báo cáo quyết toán của các dự án, chương trình mục tiêu có quy mô lớn để có thêm căn cứ cho việc xét duyệt;

b) Yêu cầu đơn vị được xét duyệt giải trình hoặc cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu cần thiết cho việc xét duyệt quyết toán;

c) Xuất toán các khoản thu, chi sai chế độ, chi không đúng dự toán được duyệt. Yêu cầu đơn vị được xét duyệt nộp ngay các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định: các khoản chi sai chế độ, chi không có trong dự toán được giao (trừ trường hợp đối với nguồn vốn ODA và vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại có thỏa thuận riêng với nhà tài trợ thì thực hiện theo thỏa thuận), số dư kinh phí không được chuyển sang năm sau sử dụng và thanh toán, các khoản thuế phải nộp và các khoản phải nộp khác theo chế độ quy định;

d) Yêu cầu hoàn trả hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền yêu cầu hoàn trả các khoản đã nộp cấp trên hoặc ngân sách nhà nước không đúng quy định. Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với Thủ trưởng đơn vị chi sai chế độ, gây thất thoát ngân sách nhà nước;

đ) Yêu cầu đơn vị được xét duyệt điều chỉnh lại số liệu quyết toán nếu có sai sót hoặc yêu cầu đơn vị lập lại báo cáo quyết toán nếu thấy cần thiết;

Thuộc tính văn bản: Thông tư 137/2017/TT-BTC

Số hiệu137/2017/TT-BTC
Loại văn bảnThông tư
Lĩnh vực, ngànhTài chính nhà nước
Nơi ban hànhBộ Tài chính
Người kýHuỳnh Quang Hải
Ngày ban hành25/12/2017
Ngày hiệu lực
10/02/2018
Đánh giá bài viết
1 4.122
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo