Thông tư 06/2018/TT-BTC

Tải về

Thông tư 06/2018/TT-BTC - Sửa đổi Thông tư 30/2017/TT-BTC quy định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 06/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2017/TT-BTC ngày 18 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước.

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2018/TT-BTC

Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2018

THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 30/2017/TT-BTC NGÀY 18 THÁNG 4 NĂM 2017 CỦA BỘ TÀI CHÍNH QUY ĐỊNH TẠM ỨNG NGÂN QUỸ NHÀ NƯỚC CHO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một sđiều của Thông tư số 30/2017/TT-BTC ngày 18 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước.

Điều 1. Sửa đi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2017/TT-BTC ngày 18 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định tạm ng ngân quỹ nhà nưc cho ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là Thông tư số 30/2017/TT-BTC) như sau:

1. Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 30/2017/TT-BTC được sửa đổi như sau:

“Tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh để thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc kế hoạch đầu tư công hàng năm và trung hạn vốn cân đối ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định và được ghi trong dự toán ngân sách hằng năm được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt nhằm đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng và để trả nợ gốc của ngân sách địa phương được Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hằng năm”.

2. Gộp điểm b và c Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 30/2017/TT-BTC thành điểm c và được sửa đổi như sau:

“c) Mức đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước phải nằm trong hạn mức dư nợ vay còn lại của ngân sách cấp tỉnh theo quy định tại Luật ngân sách nhà nước 2015, các văn bản hướng dẫn Luật và số vay trong năm của ngân sách địa phương được Quốc hội quyết định hằng năm bao gồm tạm ứng ngân quỹ nhà nước để bù đắp bội chi và để trả nợ gốc.”

3. Điểm b Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 30/2017/TT-BTC được sửa đổi như sau:

“b) Đối với tạm ứng ngân quỹ nhà nước có thời hạn tạm ứng kéo dài qua năm ngân sách

- Mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước tối đa cho từng ngân sách cấp tỉnh không vượt quá hạn mức dư nợ vay còn lại của ngân sách cấp tỉnh. Mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước tối đa để bù đắp bội chi ngân sách địa phương không được vượt quá mức bội chi của ngân sách cấp tỉnh được Quốc hội quyết định hằng năm và giới hạn tỷ lệ các khoản vay bù đắp bội chi của ngân sách địa phương có thời hạn vay ngắn hạn theo quyết định của cấp có thẩm quyền (nếu có). Mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước tối đa để trả nợ gốc của ngân sách địa phương không được vượt quá dự toán vay trả nợ gốc của ngân sách địa phương được Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hằng năm.

- Hạn mức dư nợ vay còn lại của ngân sách cấp tỉnh được xác định bằng chênh lệch giữa mức dư nợ vay của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán theo quy định tại Khoản 6 Điều 7 Luật ngân sách nhà nước 2015 và các văn bản hướng dẫn và tổng dư nợ vay của ngân sách cấp tỉnh tại thời điểm đề nghị tạm ứng, bao gồm: trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, vay của các tổ chức tài chính, tín dụng nhà nước theo các chương trình mục tiêu; tạm ứng ngân quỹ nhà nước (không bao gồm các khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước được thực hiện và hoàn trả trong cùng năm ngân sách) và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật.

- Mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước cụ thể cho từng ngân sách cấp tỉnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.”

4. Điểm a Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 30/2017/TT-BTC được sửa đổi như sau:

a) Khi phát sinh nhu cầu tạm ứng ngân quỹ nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh lập bộ hồ sơ đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước gửi Bộ Tài chính gồm:

(i) Đối với tạm ứng ngân quỹ nhà nước được thực hiện và hoàn trả trong cùng năm ngân sách:

- Công văn đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh, trong đó nêu rõ:

+ Mức đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước; mục đích sử dụng tạm ứng ngân quỹ nhà nước;

+ Nguồn vốn để hoàn trả tạm ứng;

+ Thời gian hoàn trả tạm ứng;

+ Cam kết sử dụng các khoản tạm ứng đúng mục đích, hoàn trả tạm ứng chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 của năm phát sinh đề nghị tạm ứng và các cam kết khác.

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc công văn phê duyệt của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh (trong trường hợp giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh) về việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước.

- Danh mục các dự án nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và được ghi trong dự toán ngân sách hằng năm đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định sử dụng nguồn tạm ứng ngân quỹ nhà nước, chi tiết theo tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, nguồn vốn thực hiện dự án, mức vốn đã bố trí cho dự án, phân bổ ngân quỹ tạm ứng;

(ii) Đối với tạm ứng ngân quỹ nhà nước có thời hạn tạm ứng kéo dài qua năm ngân sách:

- Công văn đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh, trong đó nêu rõ:

+ Mức đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước; mục đích sử dụng tạm ứng ngân quỹ nhà nước;

+ Tiến độ tạm ứng; nguồn vốn để hoàn trả tạm ứng; tiến độ hoàn trả tạm ứng ngân quỹ nhà nước;

+ Hạn mức dư nợ vay của ngân sách cấp tỉnh; tổng dư nợ vay của ngân sách cấp tỉnh từ tất cả các nguồn đến thời điểm đề nghị tạm ứng, chi tiết theo từng nguồn, trong đó phân tách rõ vay để bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc;

+ Mức bội chi ngân sách cấp tỉnh của năm ngân sách đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước được Quốc hội quyết định; số đã vay bù đắp bội chi trong năm đề nghị tạm ứng chi tiết theo từng nguồn vốn vay ngắn hạn, trung và dài hạn; số đã vay để trả nợ gốc trong năm đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước.

+ Cam kết sử dụng các khoản tạm ứng đúng mục đích, hoàn trả tạm ứng đúng thời hạn và các cam kết khác.

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc công văn phê duyệt của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh (trong trường hợp giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh) về việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước.

- Trường hợp tạm ứng ngân quỹ nhà nước để bù đắp bội chi, cần có thêm danh mục các dự án nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và được ghi trong dự toán ngân sách hằng năm đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định sử dụng nguồn tạm ứng ngân quỹ nhà nước, chi tiết theo tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, nguồn vốn thực hiện dự án, mức vốn đã bố trí cho dự án, phân bổ ngân quỹ tạm ứng;

- Trường hợp tạm ứng ngân quỹ nhà nước để trả nợ gốc, cần có thêm dự toán vay để trả nợ gốc đã được Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hằng năm.

5. Điều 11 Thông tư số 30/2017/TT-BTC được sửa đổi như sau:

“Điều 11. Chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước và chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn.

6. Chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước

Ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh khi tạm ứng ngân quỹ nhà nước có trách nhiệm thanh toán khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước cho Kho bạc Nhà nước định kỳ hàng tháng với mức áp dụng thống nhất là 0,21 %/tháng (trên cơ sở một tháng có 30 ngày) chậm nhất vào ngày 10 của tháng liền kề sau tháng phải thanh toán và được xác định như sau:

Chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước

=

Số dư nợ tạm ứng

x

0,21%

x

Số ngày tạm ứng thực tế trong tháng

30

Trong đó, số ngày tạm ứng thực tế trong tháng (bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ) được tính từ ngày rút vốn (đối với kỳ tính khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước đầu tiên) hoặc ngày đầu tiên của tháng (đối với các kỳ tính khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước tiếp theo) đến hết ngày cuối cùng của tháng tính khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước hoặc ngày liền kề trước ngày hoàn trả tạm ứng ngân quỹ nhà nước (đối với kỳ tính khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước cuối cùng). Trường hợp khoản tạm ứng bị sử dụng quá thời hạn hoàn trả, đối với kỳ tính khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước cuối cùng, số ngày tạm ứng thực tế trong tháng (bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ) được tính từ ngày đầu tiên của tháng đến hết ngày đến hạn hoàn trả tạm ứng ngân quỹ nhà nước theo quy định.

Thuộc tính văn bản: Thông tư 06/2018/TT-BTC

Số hiệu06/2018/TT-BTC
Loại văn bảnThông tư
Lĩnh vực, ngànhTài chính nhà nước
Nơi ban hành
Bộ Tài chính
Người kýHuỳnh Quang Hải
Ngày ban hành24/01/2018
Ngày hiệu lực10/03/2018
Đánh giá bài viết
1 211
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm