Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ công chức, viên chức 2022

Thời hiệu, thời hạn xử ký kỷ luật cán bộ, công chức (CBCC) được áp dụng theo quy định tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 và Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi.

Trình Quốc hội xem xét, thông qua quy định áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

Đưa nội dung quy định về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức vào Nghị quyết kỳ họp thứ 4

Ủy ban Thường vụ Quốc hội Cơ bản nhất trí nội dung quy định theo đề xuất của Chính phủ tại Tờ trình số 387/TTr-CP ngày 09/10/2022.

Về hình thức văn bản, tán thành với Phương án 01 được nêu trong Tờ trình của Chính phủ, theo đó, đưa nội dung quy định về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức vào Nghị quyết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV để trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra sơ bộ của các cơ quan của Quốc hội, hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Pháp luật tổ chức thẩm tra chính thức nội dung này, trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 4./.

1. Thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ công chức

- Thời hiệu xử lý kỷ luật CBCC được quy định cụ thể như sau:

+ 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;

+ 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp nêu trên.

- Không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với các hành vi sau:

+ CBCC là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;

+ Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

+ Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

+ Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.

(Theo khoản 16 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi).

Thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định cũ tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 34/2011/NĐ-CP:

Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật.

2. Thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ công chức

- Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày (theo khoản 16 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi).

Quy định cũ tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 34/2011/NĐ-CP: thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

- Không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật đối với:

+ Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP;

+ Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự (nếu có);

+ Thời gian thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án về quyết định xử lý kỷ luật cho đến khi ra quyết định xử lý kỷ luật thay thế theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

3. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức

Tại Khoản 7 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 (có hiệu lực từ 01/07/2019) có quy định:

- Thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của viên chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.

- Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 164
0 Bình luận
Sắp xếp theo