Thị dâm, khẩu dâm cũng là quấy rối tình dục

Thị dâm, khẩu dâm cũng là quấy rối tình dục

Thị dâm, khẩu dâm cũng là quấy rối tình dục. Những hành vi đó khá phổ biến, nhưng do nhiều nguyên nhân ít khi bị đưa ra công khai. Dưới đây HoaTieu.vn sẽ giới thiệu rõ về thị dâm, khẩu dâm là gì? Các biện pháp khắc phục và trừng phạt; quy định và biện pháp phòng ngừa...

Thị dâm, khẩu dâm cũng là quấy rối tình dục

Những hành vi tiếp xúc cơ thể, lời chọc ghẹo thiếu đứng đắn, ánh mắt, cử chi thô tục... đều bị xem là hành vi quấy rối tình dục (QRTD) tại nơi làm việc.

Khẩu dâm và thị dâm

Bà Nguyễn Thị Vân, Vụ Pháp chế (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, hiện Việt Nam chưa có thống kê chính thức về hành vi QRTD tại nơi làm việc. Dù tình trạng QRTD tại nơi làm việc khá phổ biến, nhưng do nhiều nguyên nhân ít khi bị đưa ra công khai (như do tâm lý người Á Đông xem đây là chuyện tế nhị nên nạn nhân thường im lặng, cam chịu, hoặc bỏ qua).

Không dám tố cáo

"Trong nhiều trường hợp, người QRTD là cấp trên, nạn nhân cũng không dám tố cáo vì sợ bị trù úm, trả thù. Người sử dụng lao động phần nhiều bỏ qua, giả vờ không nghe, không biết sự việc xảy ra, hoặc nếu có xử lý cũng chỉ nhắc nhở, phê bình", bà Vân nói. Chính vì vậy, những vụ việc QRTD tại nơi làm việc tuy rất nhiều, nhưng số vụ bị đưa ra xử lý rất ít, có nạn nhân chọn cách bỏ việc.

Theo bà Vân, với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội và tâm lý dần thay đổi, nên các vụ việc QRTD tại nơi làm việc dễ bị tố cáo hơn. Bà Vẫn dẫn chứng trường hợp nữ y sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng tố cáo Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng sàm sỡ cô trong ca trực vào tháng 7/2013.

Nhưng vị bác sĩ trưởng khoa phủ nhận, và nói đó chỉ là "quàng tay lên cổ cho vui". Hay vụ việc vận động viên điền kinh Trương Thanh Hằng tố cáo huấn luyện viên Nguyễn Tuấn Anh có hành vi QRTD cô tại phòng ngủ vào tháng 6/2013. Sau khi đối chất, huấn luyện viên Nguyễn Tuấn Anh phải thừa nhận hành vi của mình (vụ việc này xảy ra tại Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Đà Nẵng).

Theo khảo sát năm 2012 của Bộ LĐ-TB&XH với cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước, người lao động, sinh viên... Kết quả, QRTD diễn ra khá phổ biến, ở mọi nơi, mọi môi trường, với nhiều độ tuổi. Phần lớn các nạn nhân bị QRTD tại nơi làm việc là nữ giới (chiếm 78,2% số người được hỏi), nam giới chiếm 21,8%; phần lớn nạn nhân ở độ tuổi từ 18-30 tuổi.

"Tục ngữ Việt Nam có câu làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu, điều này đã bao biện cho hành vi QRTD đối với phụ nữ từ xưa tới nay. Vì vậy, rất nhiều đàn ông cho mình quyền được quấy rối chị em mà không bị lên án", bà Vân nói. Theo đó, những hành vi được xem là QRTD tại nơi làm việc như: Có hành vi tiếp xúc cơ thể, những lời chọc ghẹo thiếu đứng đắn, ánh mắt, cử chi thô tục... đều tồn tại trong môi trường làm việc ở Việt Nam.

Nạn nhân không biết mình bị quấy rối

Việt Nam đã nhìn nhận về QRTD tại nơi làm việc như sự phân biệt đối xử về giới từ năm 1982, khi Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (tháng 3/1982).

Tuy nhiên, theo Bộ LĐ-TB&XH, tới nay Việt Nam chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa chi tiết về QRTD nói chung và QRTD tại nơi làm việc nói riêng. Chỉ duy nhất trong Bộ luật Lao động 2012 có quy định về QRTD tại nơi làm việc. Tuy nhiên, những văn bản hướng dẫn dưới luật chỉ chung chung, thiếu chế tài xử phạt. Năm 2015, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng "Bộ Quy tắc ứng xử về QRTD tại nơi làm việc". Tuy nhiên, đây chỉ là văn bản mang tính khuyến nghị, không phải chế tài pháp luật.

Kết quả khảo sát của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, tới 80% nạn nhân không hiểu rõ thế nào được coi là QRTD. "Việc xác định hành vi nào là QRTD rất khó khăn, vì rất dễ nhầm lẫn với hoạt động vui đùa, chăm sóc lẫn nhau. Cùng một hành vi như nhau, nhưng đó có thể là hành vi QRTD hoặc không phụ thuộc vào thái độ của người nhận", bà Trần Thị Liên, Phó Trưởng phòng Thanh tra Chính sách Trẻ em và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) nói.

Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Vụ trưởng Pháp chế (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, một trong những lý do khiến QRTD khó được giải quyết triệt để là nạn nhân không biết khiếu nại, tố cáo ở đâu, như thế nào. Trong khi, các cơ quan quản lý cũng gặp khó vì không biết giải quyết khiếu nại, tố cáo theo trình tự, thủ tục ra sao. Do đó, theo ông Bình, pháp luật cần lấp đầy những lỗ hổng hiện nay để bảo vệ các nạn nhân bị QRTD, và phòng ngừa hành vi này.

Hiện Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng thông tư hướng dẫn chi tiết về phòng, chống QRTD tại nơi làm việc. Thông tư sẽ định nghĩa rõ ràng về QRTD tại nơi làm việc, những hành vi được xem là QRTD; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo về QRTD tại nơi làm việc; biện pháp khắc phục và trừng phạt; quy định và biện pháp phòng ngừa...

Đánh giá bài viết
1 368
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi