Quyết định số 1436/QĐ-TTG

Quyết định số 1436/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------------------

Số: 1436/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------------------

Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2009

QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể
phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
__________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm phát triển

1. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt phải phù hợp với Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; gắn kết chặt chẽ với Quy hoạch phát triển của các ngành giao thông vận tải khác và các quy hoạch liên quan.

2. Kết cấu hạ tầng đường sắt cần ưu tiên tập trung đầu tư để đi trước một bước, nhanh, đồng bộ, hợp lý, kết hợp phát triển từng bước vững chắc, đột phá đi thẳng vào hiện đại, làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; phát triển mạng đường sắt đối ngoại liên kết với các cảng biển và các quốc gia có cùng chung biên giới, thúc đẩy hội nhập quốc tế; nhanh chóng phát triển mạng đường sắt đô thị làm nòng cốt trong vận tải công cộng tại các thành phố lớn, trước mắt ưu tiên Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

3. Phát triển vận tải đường sắt theo hướng hiện đại, chất lượng cao, chi phí hợp lý, nhanh, an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí xã hội; liên kết với các trung tâm phân phối hàng hoá lớn, cảng cạn (ICD) và các phương thức vận tải khác; đảm nhận vận chuyển đường dài, khối lượng lớn, vận tải hành khách công cộng đô thị, chú trọng dịch vụ vận tải hành khách nội - ngoại ô, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

4. Tập trung nguồn lực nhà nước, tranh thủ tối đa các nguồn hỗ trợ phát triển của nước ngoài; khuyến khích, huy động tối đa mọi nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, dịch vụ vận tải và các dịch vụ hỗ trợ đường sắt khác nhằm nhanh chóng phát triển mạng, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ vận tải đường sắt, thu hút hành khách, hàng hoá sử dụng phương thức vận tải đường sắt; coi trọng công tác bảo trì kết cấu hạ tầng hiện có và sau xây dựng để bảo đảm khai thác hiệu quả, thông suốt, trật tự, an toàn và phát triển bền vững.

5. Đẩy nhanh tiến độ đưa các tuyến đường sắt hiện tại vào cấp kỹ thuật và đảm bảo khai thác hiệu quả hệ thống hiện có; từng bước chuyển đổi thống nhất khổ đường tiêu chuẩn 1.435 mm trên toàn mạng và dần chuyển đổi từ sức kéo diesel sang sức kéo điện.

6. Dành quỹ đất phù hợp nhu cầu phát triển đường sắt, bảo đảm hành lang an toàn giao thông đường sắt và phạm vi bảo vệ công trình đường sắt theo đúng quy định của Luật Đường sắt; xây dựng kế hoạch nhu cầu sử dụng năng lượng điện phù hợp với nhu cầu phát triển của đường sắt.

7. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ chuyên ngành, tăng cường hợp tác quốc tế; phát triển công nghiệp đường sắt phục vụ tốt nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu.

II. Mục tiêu phát triển

1. Phát triển giao thông vận tải đường sắt đồng bộ về kết cấu hạ tầng, phương tiện, dịch vụ vận tải và công nghiệp đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, tương đương các quốc gia tiên tiến trong khu vực, thúc đẩy tăng trưởng các ngành kinh tế khác, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

2. Hình thành mạng lưới đường sắt hoàn chỉnh liên kết các trung tâm kinh tế - xã hội, các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước và phối kết hợp các phương thức vận tải khác; tham gia vận tải công cộng tại các đô thị, thành phố lớn; cung cấp dịch vụ vận tải đường sắt nội - ngoại ô, nội vùng và đường dài thông suốt, nhanh chóng, an toàn, cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu trong nước, giao lưu quốc tế và đảm bảo quốc phòng - an ninh.

3. Xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh vận tải đường sắt, phấn đấu thu hút vốn ngoài ngân sách cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đạt ít nhất 10% (đến năm 2020) và 20% (đến năm 2030) tổng vốn đầu tư.

4. Đảm bảo nguồn nhân lực, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới chương trình và mở rộng các hình thức đào tạo; nâng cao công tác xã hội hoá trong đào tạo đảm bảo đủ nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển đường sắt hiện đại.

Đánh giá bài viết
1 219
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi