Quyết định số 07/2011/QĐ-TTG phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020

Quyết định số 07/2011/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

---------------
Số: 07/2011/QĐ-TTG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------------------

Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2011

QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
_________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (tờ trình số 7871/TTr-BGTVT ngày 09 tháng 11 năm 2010) về quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải quốc gia, định hướng phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và của các địa phương có liên quan.

2. Phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cần phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của vùng là cầu nối giao lưu kinh tế Bắc - Nam, là cửa ngõ thông ra biển của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và khu vực.

3. Phát triển hệ thống giao thông vận tải theo hướng hiện đại, đảm bảo kết nối các phương thức vận tải tạo thành hệ thống liên hoàn, thông suốt, đáp ứng tốt nhu cầu vận tải. Tập trung đầu tư các công trình giao thông trọng điểm có tính đột phá, đóng vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng cho vùng như hệ thống cảng biển, cảng hàng không, đường bộ cao tốc; coi trọng công tác bảo trì, đảm bảo khai thác hiệu quả, bền vững kết cấu hạ tầng giao thông hiện có.

4. Ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics để nâng cao chất lượng dịch vụ, hạ giá thành nhằm tăng năng lực cạnh tranh; kiềm chế tiến tới giảm mạnh tai nạn giao thông và giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình khai thác vận tải.

5. Phát triển bền vững mạng lưới giao thông vùng đảm bảo gắn kết với quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi.

6. Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và kinh doanh vận tải.

7. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ tiên tiến và tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển giao thông vận tải vùng.

8. Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và tăng cường công tác đảm bảo hành lang an toàn giao thông.

Đánh giá bài viết
1 80
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi