Quyết định phê duyệt chiến lược hội nhập quốc tế ngành Nông nghiệp đến năm 2030 số 1684/QĐ-TTg
Phê duyệt chiến lược hội nhập quốc tế ngành Nông nghiệp đến năm 2030
Quyết định phê duyệt chiến lược hội nhập quốc tế ngành Nông nghiệp đến năm 2030 số 1684/QĐ-TTg có hiệu lực ngày 30/09/2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, cụ thế quyết định nội dung chiến lược phát triển Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030.
Nghị định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn số 55/2015/NĐ-CP
Nghị định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành nông nghiệp số 47/2015/NĐ-CP
Thông tư hướng dẫn lập dự toán hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp số 30/2015/TT-BTC
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 1684/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt "Chiến lược Hội nhập kinh tế quốc tế ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030" với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU
1. Quan điểm
Hội nhập kinh tế quốc tế gắn với quá trình tái cơ cấu, thay đổi mô hình tăng trưởng của đất nước và của ngành trên cơ sở phát huy nội lực; hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nhân lực, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh; tăng liên kết vùng trong nước.
Tuân thủ các cam kết quốc tế đi đôi với chủ động xây dựng và vận dụng các quy tắc, luật lệ quốc tế và tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng khu vực và quốc tế;
Hội nhập nhằm đảm bảo các lợi ích về kinh tế, xã hội môi trường, quốc phòng, chính trị, ngoại giao, phát huy tối đa lợi thế so sánh của các bên, làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chiến lược, tạo sự đan xen gắn kết lợi ích để khai thác tối đa cơ hội, khắc phục hạn chế, phòng tránh rủi ro.
2. Mục tiêu
Mục tiêu chung: Phát huy toàn diện vai trò hội nhập kinh tế quốc tế để tạo môi trường thuận lợi, tăng nguồn lực, mở rộng thị trường nhằm phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam bền vững, hiệu quả, tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập người dân.
Mục tiêu cụ thể:
Phát triển nền nông nghiệp Việt Nam bền vững và hiệu quả dựa trên lợi thế và khả năng cạnh tranh, hạn chế tác động bất lợi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát triển các thị trường có giá trị cao và bền vững cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam ở cả địa bàn truyền thống và địa bàn mới, tăng cường tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy đổi mới tư duy, khoa học công nghệ, đổi mới thể chế chính sách nhằm xây dựng nội lực nền nông nghiệp mạnh, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
Phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư để khai thác thế mạnh của nông nghiệp, góp phần tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân.
II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP
1. Định hướng tổng thể
Chủ động tham gia các cam kết thị trường quan trọng, mang tính chiến lược của khu vực và thế giới, tăng cường tiếp cận các thị trường nông sản quan trọng.
Ưu tiên tăng cường hợp tác với các đối tác lớn về sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.
Đối với các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang đàm phán sẽ theo những định hướng hội nhập sau:
- Tăng thị phần, thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản vào các đối tác trong FTAs thông qua xóa bỏ thuế quan, hạn chế các hàng rào kỹ thuật đối với hàng nông lâm thủy sản, đàm phán công nhận lẫn nhau về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS).
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, kỹ thuật, sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp.
- Giảm nhẹ các biện pháp phòng vệ thương mại, xâm nhập sâu hơn vào thị trường thông qua cơ hội liên kết với các tập đoàn bán lẻ.
- Bảo vệ một số ngành sản xuất trong nước còn nhiều yếu kém nhưng có triển vọng tăng cường khả năng cạnh tranh trong tương lai.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong các nỗ lực chống khai thác và thương mại bất hợp pháp động thực vật hoang dã và bảo vệ nguồn lợi tự nhiên.
Hội nhập trên cơ sở tuân thủ và phát huy cơ chế thị trường, đồng thời thể hiện ưu thế và khắc phục điểm yếu của nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam, khai thác ưu điểm của đối tác, chủ động đề phòng các tác động tiêu cực có thể xảy ra, trên cơ sở công bằng, các bên cùng có lợi và bền vững.
2. Định hướng phát triển theo ngành hàng
a) Ngành hàng lúa gạo: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, lúa gạo luôn giữ vai trò quan trọng và là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Các thị trường xuất khẩu gạo chính là các thị trường truyền thống ASEAN (Philippines, Indonesia, và Malaysia), Trung Quốc, châu Phi, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, châu Âu.
Các giải pháp chung thúc đẩy phát triển thị trường lúa gạo:
- Đàm phán để hạ thấp hàng rào thuế quan;
- Tăng cường liên kết đầu tư sản xuất tại các vùng chuyên canh ở Việt Nam để đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của từng thị trường và đảm bảo lợi ích của các bên.
- Thúc đẩy liên kết doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam với doanh nghiệp của các nước nhập khẩu để xây dựng chuỗi giá trị kết nối trực tiếp với nơi tiêu thụ;
- Tạo điều kiện để tiếp cận các nhà bán lẻ lớn;
- Phối hợp, thiết lập hệ thống thông tin thị trường cụ thể, minh bạch, kịp thời đặc biệt là những thông tin về tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật;
Các giải pháp cụ thể thúc đẩy phát triển thị trường lúa gạo:
- Trung Quốc: Thống nhất kiểm soát buôn bán tiểu ngạch, minh bạch hóa thông tin giữa 2 bên, đơn giản hóa thủ tục, chuyển dần buôn bán tiểu ngạch sang chính ngạch.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Bùi Thị Phương Dung
- Ngày:
Tải Quyết định số 1684/QĐ-TTg định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Thông tư 07/2019/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật về thức ăn thủy sản
-
Thông tư 19/2022/TT-BNNPTNT Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam
-
Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng
-
Nghị định 40/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
-
Thông tư 02/2023/TT-BTC sửa đổi Thông tư 18/2016/TT-BTC về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
-
Nghị định 130/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 84/2019/NĐ-CP và Nghị định 94/2019/NĐ-CP
-
Tải Nghị định 38/2024 Xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực thủy sản file Doc, Pdf
-
Luật hợp tác xã số 23/2012/QH13
-
Tải Nghị định 27/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp file Doc, Pdf
-
Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định chức năng, cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Thông tư 08/2021/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với muối thực phẩm và muối tinh
Thông tư số 52/2011/TT-BNNPTNT quy định các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi
Thông tư 26/2019/TT-BNNPTNT lưu mẫu giống cây trồng kiểm định ruộng giống
Thông tư số 22/2010/TT-BNNPTNT
Nghị định 40/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
Thông tư 48/2015/TT-BNNPTNT hướng dẫn điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác