Quyết định 976/2013/QĐ-UBND
Quyết định 976/2013/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại xã nghèo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013 - 2020.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 976/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 22 tháng 05 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI NGHÈO, ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CÁC XÃ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2013 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013 - 2020;
Căn cứ Quyết định 650/QĐ-BTP ngày 27 tháng 3 năm 2013 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 102/TTr-STP ngày 10 tháng 5 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013 - 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 59/2012/QĐ-TTG NGÀY 24 THÁNG 12 NĂM 2012 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI NGHÈO, ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CÁC XÃ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số này 976/QĐ-UBND ngày 22/5/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Để triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời và có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013 - 2020 theo Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 650/QĐ-BTP ngày 27 tháng 3 năm 2013 của Bộ Tư pháp ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013 - 2020 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Đảm bảo thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý và các văn bản pháp luật có liên quan, ít nhất 90% người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu.
2. Cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí có chất lượng, hiệu quả cho người được trợ giúp pháp lý theo Luật Trợ giúp pháp lý nói chung và giúp người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo nói riêng bảo vệ tốt nhất các quyền, lợi ích hợp pháp của mình, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, đảm bảo công lý, công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
3. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của Trợ giúp viên pháp lý, Cộng tác viên trợ giúp pháp lý, các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý, các cơ quan, tổ chức có liên quan và cộng đồng về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo.
4. Tăng cường năng lực, hiệu quả thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo, trên cơ sở phát huy vai trò nòng cốt của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước, khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức hành nghề luật sư, các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện, hỗ trợ hoạt động trợ giúp pháp lý; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan để triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo có hiệu quả.
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG VÀ ĐỊA BÀN TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH:
1. Đối tượng áp dụng:
Người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người được trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
2. Địa bàn triển khai:
Các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn, các thôn, bản đặc biệt khó khăn (sau đây gọi tắt là xã nghèo) không thuộc huyện nghèo Đam Rông theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ:
1. Cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí, đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo.
Cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã nghèo bằng các hình thức trợ giúp pháp lý: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, hòa giải, xác minh, kiến nghị giải quyết vụ việc... và các hình thức trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
- Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước thực hiện;
- Thời gian thực hiện: năm 2013 và những năm tiếp theo.
2. Tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã nghèo, thôn nghèo
2.1. Khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo trước khi tổ chức lưu động:
- Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước phối hợp với các ban, ngành cấp huyện, UBND các xã nghèo thực hiện;
- Thời gian thực hiện: năm 2013 và những năm tiếp theo.
2.2. Tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động để trực tiếp truyền thông về chính sách trợ giúp pháp lý và tư vấn, hướng dẫn về pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo, thôn nghèo.
- Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước phối hợp với các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý, các địa phương có các xã nghèo và các cơ quan tổ chức có liên quan triển khai thực hiện;
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên hàng năm.
3. Củng cố, kiện toàn, thành lập mới và hướng dẫn sinh hoạt Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý tại các xã nghèo:
- UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng Tư pháp, UBND các xã nghèo, đôn đốc việc củng cố, kiện toàn, thành lập mới và tổ chức sinh hoạt đối với Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý tại địa phương. Đảm bảo đến năm 2014, 100% các xã nghèo đều có Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý và hoạt động có chất lượng, hiệu quả;
Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước, Phòng Tư pháp hướng dẫn sinh hoạt hỗ trợ kinh phí sinh hoạt cho câu lạc bộ;
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2013 và hàng năm.
4. Truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo.
4.1. Xây dựng nội dung tuyên truyền pháp luật trợ giúp pháp lý và các lĩnh vực pháp luật liên quan cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trên các chuyên trang, chuyên mục của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và chuyên mục tìm hiểu pháp luật trên Báo Lâm Đồng; xây dựng 01 bản tin chuyên đề về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số;
- Sở Tư pháp, Sở Thông tin - Truyền thông phối hợp với các cơ quan truyền thông thực hiện chuyên trang, chuyên mục và bản tin chuyên đề;
- Thời gian thực hiện phối hợp với các cơ quan truyền thông thực hiện chuyên trang, chuyên mục: Trong quý III/2013 và các năm tiếp theo.
4.2. Lồng ghép tuyên truyền pháp luật trợ giúp pháp lý và các lĩnh vực pháp luật liên quan trong các đợt trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã nghèo, thôn, buôn nghèo:
- Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước phối hợp với UBND cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện;
- Thời gian thực hiện: năm 2013 và những năm tiếp theo.
4.3. Biên soạn, in ấn, phát hành miễn phí tờ gấp pháp luật giới thiệu đối tượng, phạm vi địa bàn và các quy định có liên quan đến chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo (tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số) để cấp phát tại các đợt trợ giúp pháp lý lưu động và cung cấp cho các Câu lạc bộ, các cộng tác viên Trợ giúp pháp lý;
- Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện biên soạn tờ gấp và cấp phát cho các đối tượng thụ hưởng theo quy định;
- Thời gian thực hiện: hàng năm.
4.4. Xây dựng và lắp đặt Bảng thông tin, Hộp tin và tờ thông tin về trợ giúp pháp lý tại trụ sở UBND xã, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa đóng trên địa bàn các xã nghèo;
- Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý xây dựng nội dung, cung cấp Bảng thông tin, Tờ thông tin, Hộp tin trợ giúp pháp lý;
- Ủy ban nhân dân các xã nghèo trên địa bàn tỉnh thực hiện niêm yết, bảo quản Bảng thông tin, Tờ thông tin, Hộp tin trợ giúp pháp lý;
- Thời gian thực hiện: trong năm 2013 - 2015 và các năm tiếp theo.
4.5. Cung cấp danh sách các xã nghèo, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại các xã nghèo và lập dự toán kinh phí hàng năm để ngân sách Trung ương hỗ trợ
- Thời gian thực hiện: Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước thực hiện hàng năm.
5. Tăng cường năng lực cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, thành viên Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ.
5.1. Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý (Trợ giúp viên pháp lý, Cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Tư vấn viên pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý) và thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh;
- Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước triển khai thực hiện;
- Thời gian thực hiện: năm 2013 và hàng năm.
5.2. Cử viên chức của Trung tâm Trợ giúp pháp lý tham gia khóa đào tạo nghề luật sư tạo nguồn bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý;
- Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tham mưu thực hiện.
5.3. Bồi dưỡng tiếng dân tộc cho viên chức của Trung tâm Trợ giúp pháp lý:
- Sở Nội vụ phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện;
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.
6. Tăng cường nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo.
6.1. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, tích cực hỗ trợ hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo;
- Sở Tư pháp phối hợp với Đoàn Luật sư, Hội Luật gia và các tổ chức, đoàn thể vận động các tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia;
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên hàng năm.
6.2. Phát triển Cộng tác viên trợ giúp pháp lý tại các tổ chức, cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh; chú trọng phát triển đội ngũ Cộng tác viên là người dân tộc thiểu số, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số, nhất là người đang sinh sống tại các xã nghèo tham gia làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
- Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước phối hợp với các Sở, ban, ngành, các địa phương triển khai thực hiện;
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên hàng năm.
7. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo.
7.1. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo:
Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Ban dân tộc, Sở Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện;
- Thời gian thực hiện: Quý III - IV năm 2013.
7.2. Đánh giá kết quả, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:
- Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở, ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định;
- Thời gian thực hiện: Sơ kết tổ chức vào năm 2014, 2018; tổng kết vào năm 2016, 2020.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN:
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và tiến độ thực hiện các nội dung của Kế hoạch, Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước lập dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp:
1.1. Là đầu mối giúp UBND tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch và theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch, tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo cơ quan có thẩm quyền kết quả thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý ở địa phương.
1.2. Chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước, các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo có hiệu quả, chất lượng, đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo trên địa bàn tỉnh.
1.3. Hàng năm xây dựng Kế hoạch để triển khai thực hiện và phối hợp với Sở Tài chính xác định dự toán kinh phí hoạt động cụ thể để thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo trên địa bàn tỉnh theo Thông tư liên tịch số 209/TTLT-BTC-BTP ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và điểm d khoản 6 Điều 6 Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg.
2. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành có liên quan:
2.1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Dân tộc và các Sở, ngành, đơn vị có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Sở Tư pháp triển khai có hiệu quả Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo tại địa phương.
2.2. Sở Tài chính: tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí cho hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo trên địa bàn tỉnh theo quy định.
3. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố:
3.1. Chỉ đạo Phòng Tư pháp, các phòng, ban của UBND và các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo.
3.2. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có liên quan và UBND xã, phường, thị trấn phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện có hiệu quả các hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động, chỉ đạo thành lập và tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý và các hoạt động trợ giúp pháp lý khác theo Kế hoạch này cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương đạt hiệu quả tốt./.
- Chia sẻ:Trịnh Thị Lương
- Ngày:
Quyết định 976/2013/QĐ-UBND
60 KBGợi ý cho bạn
-
Tải Nghị định 26/2024/NĐ-CP quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp file Doc, pdf
-
Quy định về dấu treo và dấu giáp lai 2024
-
Thông tư 09/2024/TT-BTP về viên chức trợ giúp viên pháp lý
-
Toàn văn Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, số 34/2024/QH15
-
Tải Thông tư 08/2023/TT-BTP hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng file doc, pdf
-
Luật công chứng số 53/2014/QH13
-
Phân biệt giấy uỷ quyền và hợp đồng uỷ quyền
-
Quyết định 309/QĐ-BTP 2023 TTHC Đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân
-
Thông tư 01/2023/TT-TANDTC quy định về điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
-
Vi bằng là gì 2024?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác