Quyết định 525/QĐ-BXD năm 2016 về phân công nhiệm vụ trong lãnh đạo Bộ Xây dựng

Quyết định 525/QĐ-BXD năm 2016 - Phân công nhiệm vụ
trong lãnh đạo Bộ Xây dựng

Quyết định 525/QĐ-BXD năm 2016 về phân công nhiệm vụ trong lãnh đạo Bộ Xây dựng. Quyết định nêu ra những nguyên tắc chung về phân công công tác và phân công nhiệm vụ cụ thể giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/6/2016 và thay thế Quyết định số 969/QĐ-BXD ngày 21/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Thông tư 03/2016/TT-BXD quy định về phân cấp công trình xây dựng

Quyết định 488/QĐ-BXD phê duyệt tạm thời Quy trình đánh giá an toàn kết cấu nhà ở và công trình công cộng 2016

Nghị quyết 134/2016/QH13 điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020

Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng

BỘ XÂY DỰNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 525/QĐ-BXDHà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG LÃNH ĐẠO BỘ

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Quy chế làm việc của Chính phủ;

Căn cứ Quy chế làm việc của Cơ quan Bộ Xây dựng;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nguyên tắc chung về phân công công tác của Bộ trưởng và các Thứ trưởng

1. Nguyên tắc chung về phân công công tác của Lãnh đạo Bộ

  • Bộ làm việc theo chế độ Thủ trưởng. Mọi hoạt động của Bộ đều phải tuân thủ quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của cơ quan Bộ.
  • Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ trưởng và các Thứ trưởng. Thực hiện toàn diện nhiệm vụ được giao của Bộ. Thông suốt, kịp thời. Hạn chế tối đa sự chồng chéo, giao thoa hoặc bỏ sót công việc trong chỉ đạo, điều hành.
  • Trong phân công công việc, phải đảm bảo đúng người, đúng việc trên nguyên tắc: một đơn vị, một người được giao thực hiện nhiều việc; một việc chỉ giao cho một đơn vị hoặc một người chịu trách nhiệm chính thực hiện.
  • Phù hợp với số lượng, năng lực chuyên môn, sở trường, kinh nghiệm công tác của các Thứ trưởng.

2. Nguyên tắc cụ thể về phân công công tác của Lãnh đạo Bộ:

2.1- Bộ trưởng là Thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội về quản lý nhà nước ngành Xây dựng và các nhiệm vụ được Chính phủ phân công. Bộ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành chung mọi mặt hoạt động của Bộ; trực tiếp chỉ đạo các nhiệm vụ lớn, quan trọng, mang tính chiến lược thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ.

2.2- Thứ trưởng giúp Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, xử lý thường xuyên một số lĩnh vực công tác của Bộ theo sự phân công của Bộ trưởng. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, Thứ trưởng được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng để giải quyết các công việc và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về quyết định của mình.

2.3- Trách nhiệm và quyền hạn của Thứ trưởng trong phạm vi nhiệm vụ được phân công:

a) Chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực được phân công phụ trách.

b) Chỉ đạo các đơn vị được phân công phụ trách thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao.

c) Kịp thời báo cáo Bộ trưởng những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm; những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa Bộ Xây dựng với các Bộ, ngành, địa phương; những vấn đề do Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng hoặc các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước trực tiếp chỉ đạo;

Trong khi thực thi nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan tới lĩnh vực, cơ quan, đơn vị do Thứ trưởng khác phụ trách thì các Thứ trưởng chủ động trao đổi, phối hợp với nhau để giải quyết; trường hợp các Thứ trưởng có ý kiến khác nhau hoặc liên quan tới lĩnh vực, cơ quan, đơn vị do Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, phụ trách thì Thứ trưởng chủ trì giải quyết công việc đó báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.

d) Ngoài các lĩnh vực được phân công, các Thứ trưởng có trách nhiệm trao đổi, tìm hiểu, nắm bắt tình hình chung về các lĩnh vực khác của Bộ. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng có thể giao Thứ trưởng giải quyết các công việc cụ thể ngoài lĩnh vực được phân công phụ trách.

đ) Thứ trưởng không xử lý các vấn đề không được Bộ trưởng phân công.

2.4- Trong quá trình chỉ đạo, điều hành các công việc cụ thể được phân công, Bộ trưởng, Thứ trưởng có thể phân cấp, uỷ quyền cho Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; đồng thời thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, uỷ quyền theo quy định của pháp luật và ý kiến chỉ đạo của mình.

2.5- Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng sẽ trực tiếp xử lý công việc đã phân công cho Thứ trưởng, sau đó bộ phận chuyên môn có trách nhiệm báo cáo lại Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực đó.

2.6- Việc phân công nhiệm vụ cụ thể giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng, tuỳ theo tình hình thực tế, Bộ trưởng sẽ xem xét, điều chỉnh để đảm bảo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ.

2.7- Bộ trưởng và các Thứ trưởng làm việc theo Quy chế làm việc của Cơ quan Bộ.

Điều 2. Phân công nhiệm vụ cụ thể giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng

1. Bộ trưởng Phạm Hồng Hà

a) Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành toàn diện các mặt công tác của Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ phân công; những công việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ và Bộ trưởng được quy định trong Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

b) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

  • Công tác xây dựng Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ;
  • Chỉ đạo chung việc xây dựng hệ thống các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của ngành Xây dựng; các định hướng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ;
  • Tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Đảng, Chính phủ và Quốc hội;
  • Công tác kế hoạch, chương trình công tác của Bộ;
  • Công tác Đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;
  • Công tác tổ chức cán bộ; Tổ chức bộ máy; quản lý công chức;
  • Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
  • Công tác phòng, chống tham nhũng;
  • Công tác thi đua - khen thưởng.

c) Thực hiện nhiệm vụ:

  • Trưởng ban chỉ đạo cải cách hành chính của Bộ Xây dựng;
  • Trưởng ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng Bộ Xây dựng;
  • Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng;
  • Chủ tịch Hội đồng Quy hoạch - Kiến trúc Bộ Xây dựng;
  • Chủ tịch Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Xây dựng;
  • Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Xây dựng.

d) Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ: Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Thanh tra Bộ.

2. Thứ trưởng Bùi Phạm Khánh

a) Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước các lĩnh vực công tác:

  • Quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh tế xây dựng, lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, bao gồm: Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, định mức xây dựng và giá xây dựng công trình, độ dài thời gian xây dựng công trình, kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng, phương pháp đo bóc khối lượng công trình, phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công; công bố định mức xây dựng, suất vốn đầu tư, chỉ số giá xây dựng, phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng; hợp tác công tư - PPP trong lĩnh vực xây dựng;
  • Quản lý nhà nước về lĩnh vực vật liệu xây dựng;
  • Quản lý nhà nước về lĩnh vực cơ khí ngành Xây dựng.

b) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực:

  • Chỉ đạo hoạt động khối doanh nghiệp; công tác tái cơ cấu doanh nghiệp và thực hiện quyền, nghĩa vụ đại diện Chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc Bộ;
  • Chỉ đạo chung về công tác đổi mới hoạt động các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ;
  • Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo lĩnh vực được phân công;
  • Chỉ đạo chung về công tác xây dựng, sửa đổi, bổ sung hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá xây dựng, suất đầu tư;
  • Công tác thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công, phụ trách;
  • Công tác thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí;
  • Chỉ đạo các chương trình xóa đói giảm nghèo của ngành Xây dựng;
  • Chỉ đạo công tác y tế ngành Xây dựng;
Đánh giá bài viết
1 153
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo