Hợp đồng trong hoạt động xây dựng 1

Tải về

Trung tâm nghiên cứu đào tạo
và phát triển kỹ năng Quản lý
-----------------------------

Hợp đồng Trong hoạt động xây dựng 1

Người soạn : Lê Văn Thịnh

Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng

Chương I: Khái niệm chung về hợp đồng Dân sự

I. KHÁI NIỆM – CHỦ THỂ - NGUYÊN TắC – HIỆU LỰC – BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

1. Khái niệm hợp đồng dân sự

Theo quy định tại Điều 388 Bộ Luật Dân sự 2005 thì “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Hợp đồng kinh tế là một dạng của hợp đồng dân sự, bởi vậy hợp đồng kinh tế cũng là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự qui định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

2. Chủ thể của hợp đồng dân sự

Chủ thể của hợp đồng dân sự bao gồm:

2.1. Pháp nhân với pháp nhân;

2.2. Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Trong đó:

a) Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây (Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2005 ):

- Được thành lập hợp pháp;

- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

b) Cá nhân có đăng ký kinh doanh:

Theo qui định của pháp luật, là người đã được cấp giấy phép kinh doanh và đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền theo đúng qui định về đăng ký kinh doanh.

3. Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự

3.1. Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc đã quy định tại Điều 39 của Bộ Luật Dân sự 2005 như sau:

a) Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; b) Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.

3.2. Việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

a) Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác;

b) Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau;

c) Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

4. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực ( Điều 391 Bộ Luật Dân sự)

4.1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:

a) Do bên đề nghị ấn định;

b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó.

4.2. Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:

a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;

b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;

c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.

5. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự ( Điều 318 Bộ Luật Dân sự)

5.1. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm:

a) Cầm cố tài sản : là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự;

b) Thế chấp tài sản: Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Đánh giá bài viết
1 138
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng 1
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm