Quyết định 371/QĐ-TTg

Tải về

Quyết định 371/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28 tháng 02 năm 2013 về việc phê duyệt Đề án "Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế" giai đoạn 2011 - 2015.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------
Số: 371/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------

Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “CHUYỂN GIAO CÁC BỘ CHƯƠNG TRÌNH; ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ DẠY NGHỀ; ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM CÁC NGHỀ TRỌNG ĐIỂM CẤP ĐỘ KHU VỰC ASEAN, QUỐC TẾ” GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

---------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 04 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 07 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29 tháng 05 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 31 tháng 08 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 12/TTr-LĐTBXH ngày 04 tháng 02 năm 2013 về việc phê duyệt Đề án “Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế” giai đoạn 2012 - 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế” giai đoạn 2012 - 2015 (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Năm 2014 hoàn thành tiếp nhận, chuyển giao 34 bộ chương trình từ nước ngoài cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế được quốc gia chuyển giao hoặc tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế có uy tín kiểm định và công nhận đạt chất lượng.

2. Đến năm 2015 đào tạo, bồi dưỡng 1.400 giáo viên ở nước ngoài; 300 cán bộ quản lý dạy nghề thuộc 26 trường chất lượng cao ở nước ngoài theo Dự án hợp tác với Mỹ (Chương trình HEEAP).

3. Đến năm 2015 đào tạo thí điểm 2.750 sinh viên các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN theo chương trình đào tạo của các trường ở các nước phát triển đã được kiểm định chương trình hoặc các tổ chức đánh giá chất lượng quốc tế có uy tín công nhận.

4. Giám sát, theo dõi các chương trình được chuyển giao và các khóa đào tạo thí điểm để đảm bảo chất lượng và đánh giá công nhận chất lượng đầu ra thông qua các tổ chức kiểm định chất lượng quốc tế hoặc các nước chuyển giao.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Chuyển giao các bộ chương trình

a) Nội dung chuyển giao bộ chương trình theo từng nghề

Các bộ chương trình theo từng nghề được chuyển giao từ các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN, quốc tế phải được thực hiện đồng bộ, trọn gói theo một trong hai trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Đối với những nước có bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, nội dung chuyển giao bao gồm: Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của một nghề (phân tích nghề, phân tích công việc, tiêu chuẩn thực hiện công việc, ngân hàng đề thi, phương pháp đánh giá theo từng bậc kỹ năng nghề); chương trình đào tạo của một nghề (mục tiêu đào tạo, danh mục các mô đun, phân bổ thời lượng cho từng mô đun, từng bài theo từng bậc kỹ năng nghề); giáo trình của một nghề (tài liệu cho giáo viên và cho học sinh thể hiện mục tiêu, nội dung kiến thức, kỹ năng theo từng bài, các điều kiện thực hiện các bài giảng); phương pháp xây dựng và đánh giá các bài kiểm tra, bài thi theo từng bài giảng, từng mô đun; danh mục thiết bị của một nghề (danh mục máy móc, trang thiết bị cần thiết để giảng dạy cho từng mô đun theo các bậc kỹ năng của từng nghề).

- Trường hợp 2: Đối với những nước không có bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, nội dung chuyển giao bao gồm: Chương trình đào tạo của một nghề (mục tiêu đào tạo, danh mục các mô đun, phân bổ thời lượng cho từng mô đun, từng bài theo từng bậc kỹ năng nghề); giáo trình của một nghề (tài liệu cho giáo viên và cho học sinh, thể hiện mục tiêu, nội dung kiến thức, kỹ năng theo từng bài, các điều kiện thực hiện các bài giảng); phương pháp xây dựng và đánh giá các bài kiểm tra, bài thi theo từng bài giảng, từng mô đun; danh mục thiết bị của một nghề (danh mục máy móc, trang thiết bị cần thiết để giảng dạy cho từng mô đun theo các bậc kỹ năng của từng nghề).

b) Tiêu chí lựa chọn quốc gia chuyển giao các bộ chương trình để ký hợp đồng thực hiện

- Lựa chọn quốc gia:

+ Quốc gia là đối tác chiến lược trong lĩnh vực dạy nghề với Việt Nam hoặc những nước phát triển về dạy nghề trong khu vực ASEAN và quốc tế.

+ Quốc gia đồng ý chuyển giao tiêu chuẩn kỹ năng nghề và chương trình đào tạo hoặc chỉ có chương trình đào tạo đã được kiểm định chất lượng (đối với quốc gia không có tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia).

+ Chỉ định được một tổ chức giáo dục, đào tạo có uy tín, có chất lượng để làm đầu mối chuyển giao.

- Yêu cầu chuyển giao:

Tùy theo từng quốc gia đã được lựa chọn, yêu cầu về nội dung chuyển giao cụ thể sẽ khác nhau:

+ Đối với những nước có bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề, nội dung chuyển giao của cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm gồm 2 phần: Chuyển giao bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, phải đảm bảo đủ nội dung cốt lõi theo bản gốc của quốc gia chuyển giao, đồng thời sẵn sàng cùng các chuyên gia Việt Nam rà soát, bổ sung điều chỉnh một phần kiến thức, kỹ năng cho phù hợp đặc điểm thị trường lao động của Việt Nam để hình thành các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề của Việt Nam (VNOSS) với dung lượng khoảng 90% từ bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề của nước chuyển giao và 10% làm cho phù hợp với thị trường lao động của Việt Nam. Bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề của quốc gia chuyển giao phải được một tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế có uy tín công nhận. Các bộ chương trình chuyển giao do từng trường có uy tín chuyển giao theo từng nghề cụ thể với sự giúp đỡ, hỗ trợ của cơ quan đầu mối chuyển giao và phải được tổ chức kiểm định quốc gia của nước chuyển giao kiểm định và công nhận là bộ chương trình đạt chất lượng của quốc gia đó hoặc một tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế có uy tín công nhận đạt chất lượng kiểm định của tổ chức đó. Đồng thời tổ chức kiểm định chương trình của quốc gia chuyển giao phải có văn bản khẳng định các bộ chương trình chuyển giao đạt chất lượng quốc gia của nước chuyển giao.

+ Đối với những nước không có bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm chuyển giao các bộ chương trình do từng trường có uy tín chuyển giao theo từng nghề cụ thể với sự giúp đỡ, hỗ trợ của cơ quan đầu mối chuyển giao và phải được tổ chức kiểm định quốc gia của nước chuyển giao kiểm định và công nhận là bộ chương trình đạt chất lượng của quốc gia đó hoặc một tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế có uy tín công nhận đạt chất lượng kiểm định của tổ chức đó. Đồng thời tổ chức kiểm định chương trình của quốc gia chuyển giao phải có văn bản khẳng định các bộ chương trình chuyển giao đạt chất lượng quốc gia của nước chuyển giao.

c) Quy trình tiếp nhận chuyển giao chương trình

- Lựa chọn quốc gia chuyển giao.

- Lựa chọn các tổ chức, đối tác làm đầu mối chuyển giao.

- Thẩm định giá của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

- Thành lập các Hội đồng chuyên môn để thẩm định và tiếp nhận.

- Tổ chức biên dịch.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình chuyển giao.

d) Kế hoạch chuyển giao

Đến hết năm 2014 hoàn thành việc chuyển giao các bộ chương trình của 34 nghề trọng điểm thuộc 26 trường chất lượng cao:

- Năm 2013 chuyển giao 11 nghề cấp độ quốc tế, 15 nghề cấp độ khu vực ASEAN (trong đó: Năm 2012 đã thí điểm chuyển giao 02 nghề cấp độ quốc tế và 02 nghề khu vực ASEAN).

- Năm 2014 chuyển giao 07 nghề cấp độ quốc tế, 01 nghề cấp độ khu vực ASEAN.

2. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở nước ngoài

a) Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu dạy các chương trình được chuyển giao.

- Bồi dưỡng phương pháp xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, phương pháp xây dựng, chương trình, biên soạn giáo trình, đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên (sau đây gọi chung là bồi dưỡng chuyển giao công nghệ đào tạo).

- Bồi dưỡng tiếng Anh cơ bản và tiếng Anh chuyên ngành của các nghề được chuyển giao.

b) Tiêu chuẩn giáo viên được cử đi đào tạo nước ngoài

- Có bằng tốt nghiệp Đại học kỹ thuật phù hợp với nghề đào tạo.

- Tuổi đời từ 25 - 45 tuổi đối với nữ và 25 - 50 tuổi đối với nam.

- Có trình độ tiếng Anh trình độ B trở lên.

c) Tiêu chí lựa chọn cơ sở đào tạo nước ngoài để ký hợp đồng đào tạo giáo viên dạy nghề

- Là cơ sở đào tạo có uy tín trong hệ thống giáo dục, đào tạo của quốc gia.

- Có kinh nghiệm trong hợp tác quốc tế về đào tạo; ưu tiên lựa chọn những cơ sở đào tạo đã có quan hệ hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo nghề và ưu tiên lựa chọn các cơ sở đào tạo thuộc các nước chuyển giao bộ chương trình.

- Được cơ quan quản lý có thẩm quyền hoặc một tổ chức xã hội - nghề nghiệp có uy tín giới thiệu.

d) Quy trình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

- Lựa chọn các quốc gia và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

- Lựa chọn đối tác làm đầu mối tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.

- Thẩm định giá của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

- Tổ chức đánh giá trình độ đầu vào của giáo viên; thực hiện công tác tuyển sinh; tổ chức bồi dưỡng trong nước trước khi ra nước ngoài về tiếng Anh và một số mô đun cơ bản (tùy theo yêu cầu của từng nghề); đưa giáo viên ra nước ngoài đào tạo, bồi dưỡng.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo, bồi dưỡng.

- Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm quá trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.

đ) Kế hoạch đào tạo, tiến độ thực hiện

- Kế hoạch đến hết năm 2015:

+ Đào tạo, bồi dưỡng 1.400 giáo viên về kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn giáo viên dạy các chương trình của quốc gia chuyển giao; phương pháp chuyển giao công nghệ đào tạo cho 34 nghề trọng điểm có kế hoạch chuyển giao đến năm 2014, tập trung cho giáo viên thuộc 26 trường chất lượng cao.

+ Bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành cho 440 giáo viên dạy nghề.

- Tiến độ thực hiện:

+ Bồi dưỡng kỹ năng nghề và phương pháp chuyển giao công nghệ đào tạo:

Năm 2013: Đào tạo, bồi dưỡng cho 550 giáo viên.

Năm 2014: Đào tạo, bồi dưỡng cho 450 giáo viên.

Năm 2015: Đào tạo, bồi dưỡng cho 400 giáo viên.

+ Bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành cho 440 giáo viên dạy nghề: Theo tiến độ các dự án.

Đánh giá bài viết
1 319
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm