Quyết định 22/2018/QĐ-TTg
Xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước
Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm
Mua ngay Từ 69.000đ
Quyết định 22/2018/QĐ-TTg - Xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 22/2018/QĐ-TTg về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước ngày 09/05/2018. Theo đó, quy định rõ thủ tục soạn thảo hương ước, quy ước. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/07/2018.
Thông tư 28/2017/TT-BLĐTBXH Quy định hệ thống đảm bảo chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Công văn 1215/BTP-PBGDPL về tăng cường quản lý xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước
Thuộc tính văn bản: Quyết định 22/2018/QĐ-TTg
Số hiệu | 22/2018/QĐ-TTg |
Loại văn bản | Quyết định |
Lĩnh vực, ngành | Bộ máy hành chính |
Nơi ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành | 08/05/2018 |
Ngày hiệu lực | 01/07/2018 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 22/2018/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2018
QUYẾT ĐỊNH
VỀ XÂY DỰNG, THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ngày 20 tháng 4 năm 2007;
Căn cứ Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của
Chính phủ và Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11,
Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi Điều chỉnh
a) Nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước; phạm vi nội dung, hình thức, trình tự, thủ
tục soạn thảo, sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, quy ước;
b) Thẩm quyền, Điều kiện, thủ tục công nhận hương ước, quy ước;
c) Xử lý hương ước, quy ước có nội dung trái pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc trái phong tục, tập
quán về hôn nhân và gia đình được áp dụng tại địa phương đã được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương phê duyệt hoặc phong tục, tập quán tốt đẹp khác theo quy định của pháp
luật hoặc vi phạm quy định về biểu quyết thông qua, công nhận hương ước, quy ước (sau đây gọi
chung là hương ước, quy ước vi phạm);
d) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.
2. Đối tượng áp dụng
Quyết định này áp dụng đối với cộng đồng dân cư thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân
phố, khu phố, khối phố và tương đương (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố) và cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan đến xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.
Điều 2. Hương ước, quy ước
Hương ước, quy ước là văn bản quy định các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố
tự nguyện thỏa thuận và thiết lập nhằm Điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng
đồng dân cư và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định tại Quyết định này.
Điều 3. Mục đích xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước
1. Phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên, môi trường gắn với thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp; hạn chế
và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu; xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng
dân cư.
Điều 4. Nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước
1. Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; đạo đức xã
hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của cộng đồng dân cư.
2. Bảo đảm tự nguyện, trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất của cộng đồng dân cư; phát huy đầy đủ
quyền làm chủ của Nhân dân; dựa trên nhu cầu tự quản của cộng đồng dân cư.
3. Bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; xây dựng các giá trị văn hóa mới phù
hợp với đặc điểm tình hình của cộng đồng dân cư.
4. Không vi phạm quyền con người, quyền công dân, bảo đảm bình đẳng giới.
5. Không đặt ra các Khoản phí, lệ phí, phạt tiền, phạt vật chất.
Điều 5. Phạm vi nội dung, hình thức của hương ước, quy ước
1. Nội dung của hương ước, quy ước do cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố quyết định, bao gồm
một hoặc một số lĩnh vực của đời sống xã hội mà pháp luật chưa quy định hoặc quy định nguyên
tắc; ghi nhận các phong tục, tập quán tốt đẹp và biện pháp hạn chế, tiến tới xóa bỏ phong tục, tập
quán lạc hậu, mê tín dị đoan; phù hợp với yêu cầu tự quản của cộng đồng dân cư và Mục đích,
nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Quyết định
này.
2. Hương ước, quy ước được thể hiện dưới hình thức văn bản, có chữ ký xác nhận của Trưởng ban
công tác Mặt trận, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố. Hương ước, quy ước sau khi được công
nhận có đóng dấu giáp lai của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành
phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
3. Ngôn ngữ trong hương ước, quy ước là tiếng Việt, được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, dễ
hiểu, phù hợp với cộng đồng dân cư.
Đối với thôn, tổ dân phố có nhiều dân tộc cùng sinh sống và sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau thì
cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố xem xét, quyết định việc dịch hương ước, quy ước sang tiếng
dân tộc thiểu số để bảo đảm huy động đông đảo người dân tham gia ý kiến, biểu quyết thông qua
dự thảo hương ước, quy ước và thực hiện sau khi được công nhận.
4. Việc lựa chọn tên gọi “Hương ước” hoặc “Quy ước” do cộng đồng dân cư thống nhất, quyết định.
Chương II
XÂY DỰNG, CÔNG NHẬN, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC
Điều 6. Soạn thảo hương ước, quy ước
1. Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận tổ
chức Hội nghị của thôn, tổ dân phố lấy ý kiến về chủ trương xây dựng hương ước, quy ước và
những nội dung cơ bản dự kiến quy định trong hương ước, quy ước.
2. Trường hợp có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán
thành chủ trương xây dựng hương ước, quy ước, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì,
phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận lựa chọn, cử người tham gia Tổ soạn thảo hương ước,
quy ước.
3. Tổ soạn thảo có trách nhiệm tổ chức việc soạn thảo hương ước, quy ước. Thành viên Tổ soạn
thảo hương ước, quy ước phải là người có uy tín trong cộng đồng dân cư; có phẩm chất đạo đức tốt;
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Bài liên quan
-
Quyết định 2038/QĐ-TTg
-
Nghị định 139/2017/NĐ-CP Xử phạt hành chính trong đầu tư xây dựng
-
Thông tư 121/2017/TT-BTC
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
Mua Hoatieu Pro 69.000đ
Bạn đã mua gói? Đăng nhập ngay!
Bài viết hay Hành chính
Thông tư 121/2020/TT-BQP bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật về quân sự, quốc phòng
Quyết định 26/2022/QĐ-UBND Hà Nội sửa đổi Quyết định 12/2017/QĐ-UBND và thay thế Quyết định 24/2018/QĐ-UBND
Công văn 1798/LĐTBXH-PC năm 2016 về đề xuất dự án luật, pháp lệnh giai đoạn 2016-2021
Nghị định 143/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
Thông tư 14/2018/TT-BNV
Nghị định 117/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 82/2020/NĐ-CP
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác