Quyết định 1426/QĐ-BYT kế hoạch quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn cơ sở khám, chữa bệnh

Tải về

Quyết định 1426/QĐ-BYT kế hoạch quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn cơ sở khám, chữa bệnh

Quyết định 1426/QĐ-BYT năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám, chữa bệnh giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 15/4/2016. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Thông tư 46/2016/TT-BQP quy định về tuyến khám, chữa bệnh đối với quân nhân

Thông tư 41/2015/TT-BYT sửa đổi hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh

Công văn 376/KCB-NV phê duyệt Danh mục kỹ thuật trong khám, chữa bệnh theo 43/2013/TT-BYT

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1426/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt "Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2016 - 2020" ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh; Chánh Thanh tra Bộ và các Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng của Bộ Y tế; Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hiệu trưởng các trường thuộc khối ngành khoa học sức khỏe; Thủ trưởng Y tế các Bộ ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

  • Như Điều 3;
  • Bộ trưởng (để b/c);
  • Các đ/c Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
  • Cổng TTĐT Bộ Y tế;
  • Trang TTĐT Cục QLKCB;
  • Lưu: VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Xuyên

KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1426/QĐ-BYT ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

BV

Bệnh viện

BYT

Bộ Y tế

KBCB

Khám bệnh, chữa bệnh

KSNK

Kiểm soát nhiễm khuẩn

NB

Người bệnh

NKBV

Nhiễm khuẩn bệnh viện

NVYT

Nhân viên y tế

SYT

Sở Y tế

TCYTTG

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

VST

Vệ sinh tay

MỤC LỤC

TT

Nội dung

Các từ ngữ viết tắt

Phần I. Thực trạng và yêu cầu của công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong khám bệnh, chữa bệnh

1

Thực trạng công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong khám bệnh, chữa bệnh

2

Cơ sở pháp lý

Phần II. Mục tiêu, giải pháp và kế hoạch thực hiện

I

Mục tiêu

1

Mục tiêu chung

2

Mục tiêu cụ thể và các chỉ số phấn đấu

II

Các giải pháp thực hiện

1

Giải pháp về cơ chế chính sách

2

Giải pháp về tổ chức và nhân lực

3

Giải pháp về đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

4

Giải pháp về truyền thông

5

Giải pháp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và kinh phí

III

Kế hoạch thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn

Phần III. Trách nhiệm thực hiện

1

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

2

Cục Y tế dự phòng

3

Vụ Kế hoạch-Tài chính

4

Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo

5

Vụ Tổ chức cán bộ

6

Vụ Trang thiết bị công trình y tế

7

Vụ Bảo hiểm y tế

8

Cục Công nghệ thông tin

9

Cục Quản lý môi trường y tế

10

Cục Quản lý Y dược cổ truyền

11

Vụ Pháp chế

12

Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng

13

Các Sở Y tế và Y tế các Bộ/ngành

14

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Phụ lục 1

Phần I

THỰC TRẠNG VÀ YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

1. Thực trạng công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong khám bệnh, chữa bệnh

1.1. Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện hiện nay

Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) hay còn gọi là nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế là một trong những thách thức và mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới. NKBV đã và đang là gánh nặng cho người bệnh (NB), các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) trên toàn cầu, đặc biệt ở các nước chậm phát triển và đang phát triển do làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn và tăng chi phí Điều trị [5], [6], [8], [11].

Một nghiên cứu của Rosenthal và cộng sự (2006), tiến hành tại 8 quốc gia đang phát triển từ 2002-2005, cho thấy tỉ lệ NKBV chung là 14,7% và 22,5 ca NKBV/1000 ngày Điều trị, tỉ lệ tử vong khá cao ở khoa Hồi sức tích cực lên tới 35,2%-44,9% [9]. Một nghiên cứu khác của Tao L, Rosenthal và cộng sự (2011), tại 398 khoa Hồi sức tích cực của 70 bệnh viện (BV) tại Thượng Hải, Trung quốc, cho thấy tỉ lệ NKBV chung là 5,3% và 6,4 ca NKBV/1000 ngày nằm viện tại khoa Hồi sức tích cực, trong đó viêm phổi mắc phải trong BV chiếm tỉ lệ cao nhất là 20,8 ca/1000 ngày thở máy, kế đến nhiễm khuẩn Tiết niệu 6,4 ca/1000 ngày mang thông tiểu và 3,1 ca nhiễm khuẩn huyết/1000 ngày mang catheter mạch máu, vi khuẩn thường gây NKBV hàng đầu là Acinetobacter baumannii (19,1%), kế đến là Pseudomonas aeruginosa (17,2%), Klebsiella pneumoniae (11,9%), và Staphylococcus aureus (11,9%) [10].

Tại Việt Nam, nghiên cứu cắt ngang của Bộ Y tế (2005) trên 9.345 NB của 10 BV cho thấy tỷ lệ NKBV 5,8% và viêm phổi bệnh viện chiếm 55,4% [1]. Cũng thời gian này một nghiên cứu cắt ngang khác của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh trên tất cả các BV công lập cho thấy tỷ lệ NKBV là 6,4%, trong đó viêm phổi đứng hàng đầu chiếm đến 54,3%, kế đến là nhiễm khuẩn Tiết niệu (12,3%), nhiễm khuẩn vết mổ và nhiễm khuẩn huyết tương đương nhau (10%) [4]. Nghiên cứu của BV Bệnh Nhiệt Đới Trung ương và VINAREX (2013), khảo sát trên 3.671 NB của 15 khoa Hồi sức tích cực tại 15 BV từ 3 miền Bắc, Trung, Nam cho thấy tỷ lệ NKBV là 27,3%, tỉ lệ sử dụng kháng sinh thay đổi ở các khoa và BV dao động từ 60,5% đến 99,5%. Các BV tuyến trung ương có tỷ lệ NKBV cao hơn và tác nhân hàng đầu gây NKBV tương tự các mầm bệnh hiện nay trên thế giới là Acinetobacter baumannii (31%), kế đến là Pseudomonas aeruginosa (18%), Klebsiella pneumoniae (12%) và Staphylococcus aureus (6%). Đặc biệt các vi khuẩn gram âm kháng với nhiều loại kháng sinh đặc trị như kháng với nhóm carbapenem dao động từ 50% đến 75% [3].

Bên cạnh đó, các cơ sở KBCB lại thường xuyên phải đối phó với các bệnh dịch có nguy cơ lây nhiễm cao do các tác nhân gây bệnh qua đường máu như HIV, viêm gan B, viêm gan C và nhiều tác nhân lây truyền qua đường hô hấp như cúm A (H5N1, H1N1, H7N9,..), lao phổi và các vi khuẩn đa kháng kháng sinh... Đặc biệt, ngày nay với tình trạng xuất hiện nhiều bệnh nhiễm khuẩn mới nổi có tỷ lệ tử vong cao, có nguy cơ lây lan thành dịch, tái dịch trong cộng đồng đặc biệt trong BV, đe dọa đến sự an toàn của NB, nhân viên y tế (NVYT) và cộng đồng như MERS-CoV, Ebola, sởi, dịch hạch.... Ngoài ra, NKBV là nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc phát triển kỹ thuật cao như ghép bộ phận cơ thể người, ghép tế bào gốc... và hậu quả sau cùng làm ảnh hưởng tới chất lượng KBCB, sự hài lòng của NB và NVYT.

1.2. Những thành tựu về kiểm soát nhiễm khuẩn

Hệ thống tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) được thiết lập ở hầu hết các cơ sở KBCB trong toàn quốc: 91,1% BV đã thành lập Hội đồng KSNK, 84,9% BV có mạng lưới KSNK, 79,2% BV ≥ 150 giường bệnh có khoa KSNK, 81,2% Lãnh đạo khoa/tổ KSNK có trình độ đại học và sau đại học [2].

Đánh giá bài viết
1 1.190
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm