Quy tắc viết tắt trên hóa đơn
Quy định viết tắt trên hóa đơn
Cách viết hóa đơn cũng được quy định theo các quy tắc cụ thể về cách viết số trên hóa đơn, các chữ viết tắt trên hóa đơn. Trong bài viết này HoaTieu.vn xin chia sẻ cho các bạn quy tắc viết tắt trên hóa đơn để các bạn cùng nắm được.
Sau đây là các quy định mới nhất về việc viết tắt và viết số trên hóa đơn mà Quý thành viên cần nắm rõ để áp dụng cho đúng với quy định của pháp luật.
Quy tắc viết số trên hóa đơn
- Căn cứ theo Điểm k Khoản 1 Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC được sửa đổi tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC thì chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và người bán được lựa chọn ghi thống nhất theo một trong hai cách sau đây:
+ Sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.), nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị hoặc;
+ Sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán.
- Dòng tổng tiền thanh toán trên hóa đơn phải được ghi bằng chữ. Trường hợp chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dãn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.
- Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
Các chữ viết tắt trên hóa đơn
Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm b Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC, việc viết tắt trên hóa đơn được thực hiện như sau:
Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: "Phường" thành "P"; "Quận" thành "Q", "Thành phố" thành "TP", "Việt Nam" thành "VN" hoặc "Cổ phần" là "CP", "Trách nhiệm Hữu hạn" thành "TNHH", "khu công nghiệp" thành "KCN", "sản xuất" thành "SX", "Chi nhánh" thành "CN"… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.
Trích dẫn thông tư:
Điều 16. Lập hóa đơn
...
2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn
...
b) Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”
Người bán phải ghi đúng tiêu thức “mã số thuế” của người mua và người bán.
Tiêu thức “tên, địa chỉ” của người bán, người mua phải viết đầy đủ, trường hợp viết tắt thì phải đảm bảo xác định đúng người mua, người bán.
Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: "Phường" thành "P"; "Quận" thành "Q", "Thành phố" thành "TP", "Việt Nam" thành "VN" hoặc "Cổ phần" là "CP", "Trách nhiệm Hữu hạn" thành "TNHH", "khu công nghiệp" thành "KCN", "sản xuất" thành "SX", "Chi nhánh" thành "CN"… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.
Trường hợp tổ chức bán hàng có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Trường hợp đơn vị trực thuộc không có mã số thuế thì ghi mã số thuế của trụ sở chính.
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.
Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hoá đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hoá đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hoá đơn phát sinh trong ngày.
Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Quy tắc viết tắt trên hóa đơn
110,8 KB 19/02/2019 11:38:00 SATải file định dạng .doc
39,5 KB 19/02/2019 11:45:29 SA
Gợi ý cho bạn
-
Hướng dẫn nộp thuế môn bài 2025
-
Học luật có cần xét 3 đời không?
-
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018
-
Anh A tố cáo người có hành vi trộm cắp tài sản nhà nước là thực hiện hình thức dân chủ nào dưới đây?
-
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh mục đích của việc học tập để làm gì?
-
Gặp vạch kẻ mắt võng phải đi thế nào?
-
Xác định lỗi trong tai nạn giao thông
-
Bạo lực học đường là gì? An ninh học đường là gì?
-
Hành nghề bói toán, mê tín dị đoan bị xử lý như thế nào 2024?
-
Đi máy bay trong nước có cần hộ chiếu không?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Hỏi đáp pháp luật
Giấy phép lái xe cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại thế nào?
Mẫu bảng lương tính thuế thu nhập cá nhân 2024
Nghỉ việc bao lâu được trả Sổ bảo hiểm?
Cách tính tiền một tiết dạy của giáo viên các cấp năm 2024
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 10/2017
Cơ sở sâu xa cho việc hình thành sở hữu là gì?