Phân biệt giấy mời và giấy triệu tập

Nhiều người nhầm lẫn giữa 2 khái niệm: Giấy mời và giấy triệu tập. Nếu có những thắc mắc về 2 khái niệm này thì mời các bạn hãy tham khảo bảng so sánh dưới đây để có cái nhìn rõ hơn về sự khác nhau giữa hai loại giấy tờ này. Cùng Hoatieu.vn để tìm hiểu rõ hơn về nó nhé.

1. Giấy triệu tập dùng để làm gì?

Giấy triệu tập được sử dụng để gửi tới những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như cơ quan cảnh sát điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án

2. Giấy mời là gì?

Giấy mời được sử dụng không mang giá trị bắt buộc công dân chấp hành, người được mời có quyền lựa chọn giữa đến và không đến. Không đến làm việc theo giấy mời không phải là hành vi vi phạm pháp luật.

Giấy mời không có giá trị bắt buộc công dân chấp hành, người được mời có quyền lựa chọn giữa đến và không đến. Không đến làm việc theo giấy mời không phải là hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, nếu có thời gian và hoàn cảnh cho phép, khi nhận được giấy mời của cơ quan chức năng người dân nên có mặt để biết rõ hơn tại sao và liên quan thế nào tới vụ việc để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra hoặc làm đơn nêu lý do vắng mặt gửi lên cơ quan phát hành giấy mời.

Phân biệt giấy mời và giấy triệu tập

3. Phân biệt giấy triệu tập và giấy mời

Tiêu chí

Giấy triệu tập

Giấy mời

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Chưa có văn bản hay điều luật quy định

Trường hợp áp dụng

Chỉ áp dụng trong quá trình hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan tố tụng (đã khởi tố vụ án)

Được sử dụng trong các hoạt động không thuộc phạm vi của tố tụng hình sự (chưa khởi tố vụ án)

Chủ thể áp dụng

  • Các cơ quan có thẩm quyền được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
  • Viện kiểm sát
  • Tòa án

- Cá nhân, tổ chức

- Cơ quan Nhà nước

Chủ thể bị áp dụng

  • Bị can, bị cáo
  • Người bị hại
  • Đương sự
  • Người có quyền và nghĩa vụ liên quan
  • Người tố giác, báo tin về tội phạm; người bị tố giác.
  • Người bào chữa
  • Người làm chứng
  • Người giám định
  • Người định giá tài sản
  • Người phiên dịch
  • Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân

Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có liên quan hoặc biết về vụ việc

Tính chất

Mang tính bắt buộc, nếu có giấy triệu tập thì người có tên trong giấy triệu tập phải có mặt để làm việc

Chưa có quy định bắt buộc nên được hiểu là người có tên trong giấy mời có thể tuỳ theo điều kiện mà lựa chọn giữa việc có mặt hoặc không có mặt

Hậu quả

Trường hợp không có mặt theo giấy triệu tập có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế như áp giải, dẫn giải hay quyết định truy nã

Vì không mang tính bắt buộc nên nếu không có mặt thì không bị xem là hành vi vi phạm pháp luật (Nếu không đến được có thể gửi đơn nêu lý do cho cơ quan đã gửi giấy mời để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra)

Như vậy, trên đây là ý kiến tư vấn của Hoatieu.vn. Mời bạn tham khảo một số bài viết hữu ích khác như:

Đánh giá bài viết
6 2.799
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm