Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 03/2016

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 03/2016

Xe máy chuyên dùng không được chạy quá 40 km/h, TP HCM, HN không được quá 5 phó chủ tịch, quy định giá khám chữa bệnh ở bệnh viện công, không được liên kết sản xuất chương trình thời sự - chính trị, ... là những chính sách có hiệu lực từ 3/2016.

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ 01/03/2016

Chính sách mới có hiệu lực từ đầu tháng 03/2016

Thông báo 694/TB-KBNN Tỷ giá hạch toán ngoại tệ tháng 03/2016

1. Hà Nội, TP HCM không được quá 5 phó chủ tịch

Có hiệu lực từ 10/3, Nghị định số 8/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Theo đó, đối với đơn vị hành chính ở nông thôn, tỉnh loại I có không quá 4 phó chủ tịch UBND; tỉnh loại II, loại III có không quá 3 phó chủ tịch UBND.

Huyện loại I có không quá 3 phó chủ tịch UBND; huyện loại II, loại III có không quá 2 phó chủ tịch UBND. Xã loại I có không quá 2 phó chủ tịch UBND, xã loại II, loại III có 1 phó chủ tịch UBND.

Đối với đơn vị hành chính ở đô thị, Nghị định quy định thành phố Hà Nội và TP HCM có không quá 5 phó chủ tịch UBND; thành phố trực thuộc trung ương còn lại có không quá 4 lãnh đạo cấp phó UBND.

Quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại I có không quá 3 phó chủ tịch UBND; quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại II, loại III có không quá 2 phó chủ tịch UBND

2. Không được liên kết sản xuất chương trình thời sự - chính trị

Có hiệu lực từ 15/3/2016, Nghị định số 06/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18/1/2016 quy định chi tiết việc quản lý nội dung thông tin, chất lượng, giá, cung cấp và sử dụng phát thanh, truyền hình tại Việt Nam; hoạt động thu xem kênh chương trình truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh tại Việt Nam.

Theo Nghị định, trong liên kết sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình, không thực hiện hoạt động liên kết sản xuất chương trình đối với các chương trình phát thanh, truyền hình thời sự - chính trị.

3. Trợ cấp khó khăn đột xuất cho thân nhân công an

Có hiệu lực từ 1/3, Nghị định số 05/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất đối với thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân. Theo đó, thân nhân của hạ sĩ quan, chiến sĩ bị ốm đau từ một tháng trở lên hoặc điều trị một lần tại bệnh viện từ 7 ngày trở lên được trợ cấp 500.000 đồng/suất/lần.

Gia đình hạ sĩ quan, chiến sĩ gặp tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai dẫn đến nhà ở bị sập, trôi, cháy hoặc phải di dời chỗ ở được trợ cấp 3.000.000 đồng/suất/lần. Mỗi đối tượng trên chỉ được trợ cấp không quá 2 lần trong năm.

Ngoài ra, thân nhân của hạ sĩ quan, chiến sĩ từ trần, mất tích cũng được trợ cấp 2.000.000 đồng/suất.

4. Nâng tốc độ xe cơ giới

Theo Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới có hiệu lực từ 1/3 thì xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự, tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h (trừ đường cao tốc).

Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư như sau: Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h; Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h.

Ngoài ra, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải giữ khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe và giảm tốc độ trong một số trường hợp như chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế.

5. Thống nhất giá khám, chữa bệnh BHYT

Cũng có hiệu lực từ 1/3, Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC của Bộ Y tế và Bộ Tài chính quy định thống nhất giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc. Giá dịch vụ khám bệnh, giá dịch vụ ngày giường điều trị, giá dịch vụ kỹ thuật được quy định cụ thể tại các Phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch này.

Các dịch vụ khám, chữa bệnh chưa được quy định mức giá cụ thể tại Thông tư liên tịch này sẽ áp dụng theo mức giá của các dịch vụ được Bộ Y tế xếp tương đương về kỹ thuật và chi phí thực hiện.

Các cơ sở tư nhân sẽ áp dụng giá khám bệnh, giá ngày giường điều trị theo mức giá của một trong các hạng bệnh viện quy định tại Phụ lục I, II của Thông tư liên tịch này. Các dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc quy định trên sẽ được thống nhất áp dụng mức giá quy định tại Phụ lục III Thông tư liên tịch này.

6. Quy trình hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai

Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho địa phương khắc phục hậu quả thiên tai có hiệu lực kể từ ngày 5/3 quy định nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ dân sinh, khôi phục hạ tầng như sau: Chỉ xem xét hỗ trợ từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương với những địa phương có mức thiệt hại vượt quá khả năng cân đối ngân sách địa phương.

Việc hỗ trợ được phân nhóm: Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách. Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương có điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%.

Các địa phương còn lại, ngân sách địa phương tự đảm bảo kinh phí; Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng quyết định.

7. Quy định về quyết toán dự án thuộc nguồn vốn nhà nước

Cũng có hiệu lực từ ngày 5/3, Thông tư 09/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước. Cụ thể, chi phí đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng để đưa dự án vào khai thác, sử dụng.

Chi phí hợp pháp là toàn bộ các khoản chi phí thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán được duyệt; hợp đồng được ký kết kể cả phần điều chỉnh, bổ sung được duyệt theo quy định và đúng thẩm quyền.

Còn chi phí đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được phê duyệt hoặc được điều chỉnh theo quy định của pháp luật.

8. Điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm

Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/1/2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm có hiệu lực từ 15/3/2016.

Quyết định gồm 9 điều, quy định về điều kiện công bố dịch bệnh truyền nhiễm; trình tự công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, nhóm B, nhóm C; điều kiện, trình tự công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.

Đánh giá bài viết
1 188
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo