Ngồi xem đánh bạc có bị xử lý không 2024?

Những ngày tết, anh em bạn bè thường tụ tập ngồi chơi bài vui với nhau ăn tiền. Ngồi xem đánh bạc có bị xử lý không? Đây là thắc mắc của nhiều người, nhất là dịp Tết đến gần nhiều chiếu bạc được bày ra để giải trí cũng có, mà đánh bạc ăn tiền cũng không hiếm. Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của Hoatieu.vn nhé.

1. Đánh bạc là gì?

Đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào; với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước; có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện; không đúng với quy định trong giấy phép được cấp. Các hình thức đánh bạc trái phép thường gặp; có thể kể đến như: lô đề, đánh bài tú lơ khơ ăn tiền, xóc đĩa, cá độ bóng đá ăn tiền,…

Tội đánh bạc xâm phạm vào trật tự an toàn công cộng; khác với pháp luật của một số nước tư bàn quỵ định cho phép hoạt động đánh bạc; pháp luật nước ta nghiêm cấm mọi hoạt động đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào và coi đây; là hành vi xậm phạm đến trật tự an toàn xã hội.

2. Ngồi xem đánh bạc có bị xử lý không?

Ngồi xem đánh bạc có bị xử phạt, đi tù không?
Ngồi xem đánh bạc có bị xử phạt, đi tù không?

Theo quy định tại điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;

Trong khi đó, Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định như sau về Tội đánh bạc.

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Theo đó trong quy định tại Bộ Luật hình sự 2015 cũng như Nghị định 144; chỉ quy định về xử phạt đối với tội đánh bạc. Vậy ngồi xem đánh bạc có bị xử lý không?

Căn cứ vào các quy định nêu trên, người chỉ đứng/ngồi xem đánh bạc mà không tham gia đánh bạc thì sẽ không bị xử lý. Tuy nhiên, trong trường hợp bị cơ quan công an bắt giữ, người xem đánh bạc phải chứng minh được việc mình chỉ xem mà không tham gia chơi.

Trên thực tế, việc chứng minh này không hề dễ dàng trong nhiều trường hợp cụ thể, khi không có camera hay ai làm chứng. Vì thế, tuyệt đối không nên đến các sới bạc, dù chỉ là để ngồi xem vì tò mò hay thích thú.

3. Ngồi xem đánh bạc có bị xử lý? Nếu bị tịch thu tài sản phải làm thế nào?

Như đã đề cập ở trên việc chỉ ngồi xem đánh bạc có thể không bị xử lý. Tuy nhiên việc chứng minh khá khó khăn; bởi các yếu tố khách quan; cũng như chủ quan. Vậy nếu như bị tịch thu tài sản; thì người ngồi xem phải làm thế nào?

Theo quy định của Bộ luật Hình sự, một trong các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người phạm tội là tịch thu tang vật, tiền liên quan đến tội phạm.

Với tội đánh bạc, người tham gia đánh bạc đều bị tịch thu tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc được thu giữ trực tiếp tại chiếu bạc; Tiền hoặc hiện vật thu giữ trong người con bạc hoặc tiền, hiện vật thu giữ ở những nơi khác có đủ căn cứ đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc.

Trong trường hợp ngồi xem đánh bạc, khi có công an ập vào vây bắt, người xem đánh bạc cũng có thể bị tịch thu tiền, tang vật có trong người do có nghi ngờ đây là tang vật đánh bạc. Do đó, người ngồi xem đánh bạc cần phải chứng minh mình không tham gia đánh bạc thì mới được hoàn trả lại tài sản.

Theo đó trong trường hợp này; người ngồi xem đánh bạc phải chứng minh được mục đích sử dụng số tiền; cũng như có nhân chứng để chứng minh cho lời khai là đúng sự thật. Trường hợp, chứng minh được tài sản này không để dùng đánh bạc; sau khi kết thúc vụ án sẽ được hoàn trả.

Trên đây Hoatieu.vn đã giải đáp cho các bạn câu hỏi Ngồi xem đánh bạc có bị xử lý không?

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác mục Hỏi đáp pháp luật.

Đánh giá bài viết
1 109
0 Bình luận
Sắp xếp theo