Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế
Nghị định xử phạt hành chính lĩnh vực y tế
Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Nghị định này sửa đổi các quy định về: hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng. Dự kiến văn bản sẽ có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế.
Mời các bạn xem toàn bộ nội dung chi tiết Nghị định xử phạt hành chính lĩnh vực y tế theo đường link bên dưới:
Điểm mới về xử phạt hành chính lĩnh vực y tế
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính tronng lĩnh vực y tế. Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/11/2020.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP là những hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm:
- Vi phạm các quy định về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS
- Vi phạm các quy định về khám bệnh, chữa bệnh
- Vi phạm các quy định về dược, mỹ phẩm
- Vi phạm các quy định về trang thiết bị y tế
- Vi phạm các quy định về bảo hiểm y tế
- Vi phạm các quy định về dân số.
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
"1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về dân số là 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế là 75.000.000 đồng đối với cá nhân và 150.000.000 đồng đối với tổ chức.
4. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
6. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương VIII Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân."
Tăng mức phạt với người trốn cách ly từ 15/11/2020
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP, người nào từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Riêng đối với hành vi "Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu" bị phạt từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Theo Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định: Bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm: bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra được bổ sung vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A kể từ ngày 29/1/2020 (theo Quyết định số 219/QĐ-BYT ngày 29/01/2020 của Bộ Y tế).
So với quy định hiện hành, tại Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người có hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế thì bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng, người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A có hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Như vậy, mức phạt của Nghị định mới đã tăng đáng kể so với quy định hiện nay.
Ngoài ra, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP còn quy định xử phạt một số hành vi như: Đưa tin không chính xác hoặc không kịp thời về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm sau khi công bố dịch hoặc công bố hết dịch theo nội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cung cấp (Điều 5); che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân (Điều 7); không khai báo hoặc khai báo không trung thực diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc, nhân viên y tế (Điều 10); không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế; che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch; đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch (Điều 12);…
Xử lý nghiêm các hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia
Điều 30 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định: Người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia có thể áp dụng phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. Người nào có hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.
Bên cạnh đó, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với các hành vi: Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; hoặc ép buộc người khác uống rượu bia.
Phạt tiền đến 10 triệu đồng đối với hành vi sử dụng hình thức mê tín trong khám bệnh, chữa bệnh
Từ ngày 15/11/2020, các hành vi: Ngăn cản người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; chỉ định sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hoặc gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác vì vụ lợi; lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người bệnh; tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh; hoặc sử dụng hình thức mê tín trong khám bệnh, chữa bệnh;… sẽ bị áp dụng hình phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng (theo khoản 5 Điều 38 Nghị định số số 117/2020/NĐ-CP).
Đáng chú ý, Nghị định này cũng quy định hình phạt cho hành vi cung cấp tên tuổi, địa chỉ hoặc hình ảnh của người cho tinh trùng, người nhận tinh trùng, nhận phôi hoặc hành vi sử dụng tinh trùng, noãn của một người cho để dùng cho từ hai người trở lên (trừ trường hợp không sinh con thành công),… có thể bị phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Như vậy, nếu cơ sở y tế thực hiện tiếp nhận tinh trùng, phôi cung cấp thông tin của người cho hoặc người nhận sẽ bị xử lý theo mức phạt mới này.
Nghiêm cấm hành vi bói toán để xác định giới tính thai nhi
Điều 98 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định hành vi bói toán để xác định giới tính thai nhi, hành vi bắt mạch hoặc siêu âm hoặc xét nghiệm cho người đang mang thai để chẩn đoán và tiết lộ, cung cấp thông tin về giới tính thai nhi sẽ áp dụng hình thức phạt tiền, tùy từng hành vi, mà mức phạt có thể lên đến 10 triệu đồng và áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.
Đồng thời, những hành vi ép buộc người khác phải áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn (kể cả dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần) cũng là hành vi vi phạm quy định về lựa chọn giới tính thai nhi theo Điều 99 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP. Hoặc hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính có thể bị phạt tiền lên đến 20 triệu đồng theo Điều 100 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP.
Ép phụ nữ cố sinh thêm con trai bị phạt đến 10 triệu đồng
Theo đó, Điều 101 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP đã quy định mức phạt tiền đối với các hành vi ép buộc người khác mang thai, sinh thêm con cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc ép buộc người khác phải mang thai, phải sinh thêm con khi họ đã sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái.
- Phạt tiền từ 07 triệu đồng đến 10 triệu đồng với hành vi dùng vũ lực để ép buộc ép buộc người khác phải mang thai, phải sinh thêm con khi họ đã sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Thông tư 39/2018/TT-BCT
Thông tư 13/2018/TT-BTNMT
Thông tư 11/2018/TT-BNNPTNT
Thông tư 77/2018/TT-BTC
Quyết định 1443/QĐ-TTg 2018
Nghị định 146/2018/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm y tế
Thủ tục sang tên sổ đỏ mới nhất
Thông tư 13/2018/TT-BTTTT Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng
Gợi ý cho bạn
-
Thông tư 31/2018/TT-BYT Chương trình hỗ trợ thuốc miễn phí cho cơ sở khám bệnh chữa bệnh
-
Quyết định 1486/QĐ-BYT 2023 Sổ tay hướng dẫn triển khai nội dung Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý
-
Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
-
Thông tư 10/2024/TT-BYT Danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc
-
Quyết định 2767/QĐ-BYT 2023 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Y tế - Sức khỏe
Nghị quyết 20-NQ/TW
Chỉ thị 23/CT-TTg 2018
Công văn 4445/VPCP-KGVX
Quyết định 2660/QĐ-BYT về cơ chế hải quan một cửa quốc gia đối với thủ tục hành chính nhập khẩu thuốc thành phẩm
Thông tư 01/2016/TT-BYT về kê đơn thuốc y học cổ truyền trong cơ sở khám chữa bệnh
Quyết định 2170/QĐ-BYT 2022 tài liệu “Hướng dẫn phục hồi chức năng theo nhóm cho trẻ khuyết tật”
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác