Nghị định 30/2014/NĐ-CP điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển

Nghị định 30/2014/NĐ-CP - Điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển

Nghị định 30/2014/NĐ-CP điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển ban hành ngày 14/04/2014. Để được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển, DN phải đăng ký ngành nghề vận tải biển, đồng thời phải có bộ phận chuyên trách thực hiện các nhiệm vụ quy định. Nghị định 30 còn hiệu lực đến hết ngày 30/06/2017 và Nghị định 160/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2017 và sẽ bãi bỏ Nghị định 30/2014/NĐ-CP.

Nghị định 161/2013/NĐ-CP về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển

Nghị định 111/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển

CHÍNH PHỦ

---------------

Số: 30/2014/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------

Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2014

NGHỊ ĐỊNH
VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI BIỂN VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ VẬN TẢI BIỂN

Căn cứ Luật Tchức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Đu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

Chỉnh phủ ban hành Nghị định về điều kiện kinh doanh vn tải biển và dịch vụ htrợ vận tải bin.

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định:

a) Điều kiện kinh doanh vận tải biển;

b) Điều kiện kinh doanh dịch vụ hỗ trợ vận tải biển bao gồm dịch vụ đại lý tàu bin và dịch vụ lai dắt tàu biển.

2. Ngoài các quy định tại Nghị định này về điều kiện kinh doanh, tchức, cá nhân còn phải thực hiện theo các quy định khác có liên quan của pháp luật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến kinh doanh vận tải biển và kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiu như sau:

1. Kinh doanh vận tải biển là việc kinh doanh có sử dụng tàu biển để vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý.

2. Vận tải biển nội địa là việc vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý bằng tàu bin mà địa đim nhận hàng hóa, hành khách, hành lý và địa điểm trả hàng hóa, hành khách, hành lý thuộc cảng biển Việt Nam, vùng biển Việt Nam.

3. Vận tải bin quốc tế là việc vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý bằng tàu biển giữa cảng biển Việt Nam và cảng biển nước ngoài hoặc giữa các cảng bin nước ngoài.

4. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ hỗ trợ vận tải bin quy định tại Nghị định này bao gồm doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật vdoanh nghiệp và hp tác xã thành lập theo quy định của pháp luật v hp tác xã.

Chương 2.

ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI BIỂN

Điều 4. Điều kiện kinh doanh vận tải biển

Người kinh doanh vận tải biển tại Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển theo quy định của pháp luật và chỉ được kinh doanh vận tải biển sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển.

Điều 5. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển

1. Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải biển.

2. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển phải có bộ phận chuyên trách thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Quản lý an toàn theo quy định của Bộ luật quốc tế về quản lý an toàn - ISM Code nếu kinh doanh vận tải biển tuyến quốc tế;

b) An ninh hàng hải theo quy định của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng - ISPS Code nếu kinh doanh vận tải biển tuyến quốc tế;

c) Hoạt động khai thác tàu biển và thực hiện công tác pháp chế doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

3. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách lĩnh vực khai thác tàu biển phải có bằng đại học về một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế và phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực khai thác tàu biển tối thiểu 03 năm.

4. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách hệ thống quản lý an toàn, an ninh phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý khai thác tàu biển tối thiểu 02 năm; được đào tạo, huấn luyện và cấp chứng chỉ phù hợp theo quy định.

5. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách pháp chế doanh nghiệp phải có bằng đại học về chuyên ngành luật và phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp luật tối thiểu 02 năm.

6. Có vốn hoặc tài sản khác tối thiểu tương đương 20 (hai mươi) tỷ đồng nếu kinh doanh vận tải biển quốc tế và 05 (năm) tỷ đồng nếu kinh doanh vận tải biển nội địa.

Điều 6. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục của Nghị định này.

2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực).

3. Danh sách các chức danh kèm theo hồ sơ trích ngang thể hiện rõ thời gian kinh nghiệm làm việc của từng chức danh và bằng, chứng chỉ (bản sao có chứng thực) liên quan của các vị trí quy định tại Khoản 3, 4 và 5 Điều 5 của Nghị định này.

4. Văn bản xác nhận vốn hoặc giá trị tài sản doanh nghiệp của cơ quan tài chính hoặc cơ quan kiểm toán có thẩm quyền hoặc bảo lãnh của tổ chức tín dụng (bản chính) với giá trị bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh phù hợp với giá trị tài sản tối thiểu của doanh nghiệp và thời hạn của giấy phép.

Điều 7. Trình tự cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển

1. Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển phải gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Hàng hải Việt Nam.

2. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu chính còn thiếu hoặc không hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam thông báo rõ nội dung cần bổ sung, sửa đổi. Trường hợp hồ sơ nhận trực tiếp, cán bộ nhận hồ sơ phải kiểm tra và thông báo rõ cho người nộp những nội dung cần bổ sung, sửa đổi; nếu hồ sơ đầy đủ, cấp giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp.

3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển và trả kết quả trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.

Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển, Cục Hàng hải Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Giấy phép kinh doanh vận tải biển có hiệu lực 05 (năm) năm kể từ ngày cấp. Nội dung của Giấy phép kinh doanh vận tải biển theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục của Nghị định này.

Đánh giá bài viết
1 122
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo