Nghị định 55/2018/NĐ-CP

Tải về

Nghị định 55/2018/NĐ-CP - Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón

Ngày 16/04/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 55/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón. Theo đó, mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính tối đa trong lĩnh vực phân bón đối với cá nhân là 100 triệu đồng, đối với tổ chức là 200 triệu đồng.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 55/2018/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2018

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÂN BÓN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón.

2. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực phân bón không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.

Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính

1. Nghị định này áp dụng, đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này gồm cả hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp; hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, buôn chuyến, buôn bán lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:

a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

c) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

d) Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định pháp luật.

Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón là 01 năm, trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 6 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Điều 4. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón, Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm phân bón, Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc quyết định chỉ định;

b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, buôn bán phân bón;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón;

d) Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón; Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; Giấy phép nhập khẩu phân bón.

3. Nghị định này quy định việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Buộc thu hồi phân bón để thử nghiệm lại;

b) Buộc tái chế hoặc chuyển sang làm nguyên liệu đối với phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;

c) Buộc thu hồi và trả lại nhà sản xuất phân bón hết hạn sử dụng;

d) Buộc nộp lại s lợi bất chính có được do thực hiện vi phạm hành chính;

đ) Buộc tiêu hủy phân bón;

e) Buộc tái xuất phân bón;

g) Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm phân bón; kết quả lấy mẫu phân bón; kết quả phân tích, thử nghiệm chất lượng phân bón;

h) Buộc thu hồi và tiêu hủy các loại hồ sơ, tài liệu;

i) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm đã tiêu thụ hoặc tẩu tán.

Điều 5. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền

1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng.

2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh được quy định tại Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC PHÂN BÓN

Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về sản xuất phân bón

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện báo cáo tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu phân bón định kỳ hàng năm.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt;

b) Không có kệ hoặc bao lót để xếp đặt phân bón thành phẩm;

c) Không thực hiện báo cáo tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu phân bón định kỳ hàng năm trong 02 năm liên tiếp hoặc không thực hiện báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

d) Không có phòng thử nghiệm được công nhận mà không có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất ra.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất phân bón không có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học;

b) Không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không lưu mẫu sản phẩm của từng lô phân bón xuất xưởng theo quy định về thời gian bảo quản mẫu lưu;

b) Không lưu hồ sơ kết quả thử nghiệm theo quy định về thời gian của từng lô phân bón sản xuất đã xuất xưởng;

c) Không có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương (trừ cơ sở mới thành lập chưa tròn 01 năm kể từ ngày thành lập; cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón).

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng không đáp ứng quy trình công nghệ theo đúng đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện thử nghiệm đánh giá chất lượng của từng lô phân bón thành phẩm trước khi đưa phân bón ra lưu thông trên thị trường;

b) Không thực hiện thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

7. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón có yếu tố hạn chế vượt mức giới hạn tối đa.

8. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tự ý viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa, làm thay đổi nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giy phép sản xuất phân bón;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón không đúng loại phân bón được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sản xuất phân bón khi đã bị đình chỉ hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón đã hết hạn hoặc bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi;

đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón không đúng địa điểm trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón;

e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/ Giấy phép sản xuất phân bón;

g) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hết hiệu lực hoặc khi đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

9. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có giá trị dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 100.000.000 đồng trừ trường hợp sản xuất phân bón để nghiên cứu, khảo nghiệm; phân bón sản xuất trong khuôn khổ dự án sản xuất thử nghiệm, chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong thời gian thực hiện dự án, chương trình.

10. Đối với hành vi sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên trừ trường hợp sản xuất phân bón để nghiên cứu, khảo nghiệm; phân bón sản xuất trong khuôn kh dự án sản xuất thử nghiệm, chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong thời gian thực hiện dự án, chương trình thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật xử lý vi phạm hành chính; trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khỏi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

11. Hình thức xử phạt bổ sung

a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, 6 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giy phép sản xuất phân bón từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

d) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, đ khoản 8 Điều này;

đ) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này;

e) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 10 Điều này;

g) Đình chỉ hoạt động sản xuất phân bón từ 03 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e, g khoản 8 Điều này;

h) Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này.

12. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc thu hồi phân bón để thử nghiệm lại đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều này;

b) Buộc thu hồi để tiêu hủy phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;

c) Buộc tiêu hủy hoặc tái chế hoặc chuyển sang làm nguyên liệu đối với phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9, 10 Điều này;

d) Buộc nộp lại s lợi bất chính có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 9, 10 Điều này.

Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về buôn bán phân bón

1. Hành vi vi phạm quy định về buôn bán phân bón gồm: Chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu và hoạt động khác đưa phân bón vào lưu thông áp dụng theo quy định tại Điều 7 Nghị định này; hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu phân bón áp dụng theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về buôn bán phân bón theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 108/2017/NĐ-CP trong quá trình hoạt động;

b) Xếp đặt chung, để lẫn phân bón với một trong các loại hàng hóa khác như lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y;

c) Buôn bán phân bón trong giai đoạn đang nghiên cứu, khảo nghiệm, dự án sản xuất thử nghiệm khi chưa có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa, làm thay đổi nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón;

b) Buôn bán phân bón trong thời gian đang bị đình chỉ hoạt động buôn bán hoặc tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón;

c) Buôn bán phân bón đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp buôn bán phân bón khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán phân bón có yếu tố hạn chế vượt mức giới hạn tối đa.

6. Hành vi vi phạm về buôn bán phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc phân bón hết hạn sử dụng, mức phạt như sau:

a) Phạt cảnh cáo đối với trường hợp phân bón có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 7.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 25.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng;

k) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

l) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

m) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

n) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;

o) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

p) Đối với hành vi buôn bán phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật xử lý vi phạm hành chính; trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Thuộc tính văn bản: Nghị định 55/2018/NĐ-CP

Số hiệu55/2018/NĐ-CP
Loại văn bảnNghị định
Lĩnh vực, ngànhVi phạm hành chính
Nơi ban hành
Chính phủ
Người kýNguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành16/04/2018
Ngày hiệu lực16/04/2018

Đánh giá bài viết
1 210
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm