Nghị định 142/2017/NĐ-CP
Nghị định 142/2017/NĐ-CP - Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải
Phạt đến 80 triệu đồng nếu không mua bảo hiểm cho thuyền viên là nội dung mới tại Nghị định 142/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải ban hành ngày 11/12/2017. Mời các bạn tham khảo.
Nghị định 58/2017/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải
Thông tư 13/2017/TT-BLĐTBXH khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải
Nghị định 142/2017/NĐ-CP
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 142/2017/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2017 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
2. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải được quy định tại Nghị định này, bao gồm:
a) Vi phạm quy định về xây dựng, quản lý và khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải;
b) Vi phạm quy định về xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn;
c) Vi phạm quy định về hoạt động của tàu thuyền tại cảng biển;
d) Vi phạm quy định về đăng ký tàu thuyền và bố trí thuyền viên; sử dụng chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên;
đ) Vi phạm quy định về hoa tiêu hàng hải;
e) Vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vận tải biển, vận tải đa phương thức, dịch vụ hỗ trợ vận tải biển và cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải;
g) Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu thuyền và hoạt động phá dỡ tàu thuyền;
h) Vi phạm quy định về an toàn Công-te-nơ;
i) Vi phạm quy định về hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hàng hải; trục vớt tài sản chìm đắm và báo hiệu hàng hải;
k) Vi phạm quy định về đào tạo, huấn luyện thuyền viên;
l) Vi phạm quy định về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển.
3. Các hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, đ, e, i và 1 khoản 2 Điều này nếu xảy ra ở ngoài vùng nước cảng biển mà chưa được quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này.
4. Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến lĩnh vực hàng hải không được quy định tại Nghị định này thì bị xử phạt theo quy định của các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực liên quan. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các Điều 60, 61, 62 và 63 của Nghị định này khi phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản này được xử phạt theo thẩm quyền.
5. Việc xử lý hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải được thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các quy định có liên quan của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; người có thẩm quyền lập biên bản và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc trên tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này và quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam về xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
3. Căn cứ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này, người có thẩm quyền xác định cụ thể việc xử phạt đối với tổ chức, cá nhân để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là 01 năm; đối với hành vi vi phạm hành chính về xây dựng cảng biển, cảng cạn, công trình hàng hải, bảo vệ môi trường, thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Điều 4. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây đối với mỗi hành vi vi phạm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định cụ thể tại Chương II của Nghị định này.
4. Đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định mức xử phạt theo dung tích của tàu thuyền, tổng dung tích (GT) là dung tích được đo theo quy định của Công ước quốc tế về đo dung tích tàu năm 1969, được ghi trong giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp.
Trường hợp giấy chứng nhận của tàu thuyền không ghi CT, tổng dung tích của tàu thuyền được tính quy đổi như sau:
a) Tàu biển và phương tiện thủy nội địa tự hành: 1,5 tấn trọng tải được tính bằng 01 GT;
b) Sà lan: 01 tấn trọng tải toàn phần được tính bằng 01 GT;
c) Tàu kéo, tàu đẩy, tàu chở khách (kể cả thủy phi cơ) và cẩu nổi: 01 mã lực (HP, CV) được tính bằng 0,5 GT; 01 KW được tính bằng 0,7 GT; 01 tấn sức nâng của cẩu đặt trên tàu thuyền được tính bằng 06 GT;
d) Tàu thuyền chở khách không ghi công suất máy: 01 ghế ngồi dành cho hành khách được tính bằng 0,67 GT; 01 giường nằm được tính bằng 04 GT;
đ) Trường hợp tàu thuyền là đoàn lai kéo, lai đẩy hoặc lai cập mạn: Được tính bằng tổng dung tích của cả đoàn bao gồm sà lan, đầu kéo hoặc đầu đẩy;
e) Việc quy đổi quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 4 Điều này được chọn phương thức quy đổi có tổng dung tích lớn nhất;
g) Đơn vị tính công suất máy: Công suất máy chính của tàu thuyền được tính theo HP, CV hoặc KW; phần lẻ dưới 01 HP hoặc 01 KW được tính tròn bằng 01 HP, 01 CV hoặc 01 KW.
Điều 5. Nguyên tắc xác định mức phạt tiền
Mức phạt tiền của mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Điều 6. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Trong những trường hợp cần thiết quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại: khoản 2 Điều 7; điểm b khoản 5 Điều 14; điểm a khoản 2, điểm a khoản 4 và khoản 5 Điều 17; điểm b khoản 4 Điều 20; khoản 2 Điều 25; điểm c khoản 3 Điều 40; điểm b, c khoản 4 Điều 42; điểm b khoản 5 Điều 46 và điểm b khoản 4 Điều 47 Nghị định này.
2. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó.
3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
4. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được thực hiện theo quy định tại Nghị định này, Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định có liên quan khác của pháp luật.
Thuộc tính văn bản: Nghị định 142/2017/NĐ-CP
Số hiệu | 142/2017/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Lĩnh vực, ngành | Vi phạm hành chính, Giao thông - Vận tải |
Nơi ban hành | Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành | 11/12/2017 |
Ngày hiệu lực | 01/02/2018 |
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tải xuống định dạng .Doc
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Thông tư 07/2023/TT-BNG về đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài
-
Quyết định 168/QĐ-BNV 2024 sửa đổi thủ tục hành chính về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
-
Cách đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID 2024
-
Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII
-
Danh sách tỉnh, huyện xã Việt Nam 2024
-
Tải QĐ 351/QĐ-BLĐTBXH về Sửa đổi bổ sung thủ tục, hành chính lĩnh vực việc làm của Bộ LĐTBXH
-
Nghị định 22/2023/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về kinh doanh lĩnh vực TNMT
-
Quyết định 68/QĐ-VKSTC năm 2019
-
Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định biện pháp thi hành Luật Thanh tra
-
Tải Luật Căn cước, số 26/2023/QH15 file Doc, Pdf
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Hành chính
Thông tư 110/2020/TT-BCA về cấp hộ chiếu gắn chip điện tử
Thông tư số 10-2011-TT-BNV ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức dân số
Thông tư 14/2021/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát giao thông
Nghị định 138/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
Quy định 11-QĐi/TW 2019
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác