Nghị định 14/2020/NĐ-CP Quy định trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng phụ cấp thâm niên
Nghị định số 14/2020/NĐ-CP
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký, ban hành Nghị định số 14/2020/NĐ-CP ngày 24/1/2020 Quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng trợ cấp chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2020.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 14/2020/NĐ-CP quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu.
Theo đó, nhà giáo quy định tại Điều 2 Nghị định 14 sẽ được hưởng mức trợ cấp bằng tiền, khi có đủ các điều kiện sau đây:
Trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành và tham gia đóng BHXH từ 05 năm (đủ 60 tháng) trở lên;
Nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1994 đến ngày 31/5/2011;
Đang hưởng lương hưu tại thời điểm ngày 01/01/2012. Trường hợp bị tạm dừng hưởng lương hưu theo quy định của Luật BHXH thì được hưởng trợ cấp sau khi được hưởng lại lương hưu.
Mức trợ cấp được tính như sau:
Số tiền trợ cấp = (Lương hưu tháng x 10%) x số năm được tính trợ cấp
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị của người đủ điều kiện hưởng trợ cấp, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết và chi trả trợ cấp cho người được hưởng.
Chi tiết xem tại Nghị định 14/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ 15/3/2020.
Tóm tắt nội dung nghị định 14/2020/NĐ-CP
Nghị định gồm 3 chương, 11 điều. Theo đó, đối tượng áp dụng là giáo viên, giảng viên, cô nuôi dạy trẻ, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm nhà trẻ, giám đốc, phó giám đốc, trưởng khoa, phó trưởng khoa, trưởng phòng, phó trưởng phòng, nghỉ hưu khi đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành hoặc nghỉ chờ đủ tuổi để hưởng lương hưu và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu trong khoảng thời gian từ 1/1/1994 đến 31/5/2011 tại các cơ sở giáo dục công lập sau: Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên, các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước…
Để được chế độ trợ cấp, các đối tượng phải có đủ các điều kiện trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành và tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ 5 năm trở lên; đang hưởng lương hưu tại thời điểm ngày 1/1/2012. Mức trợ cấp được tính bằng (lương hưu tháng x 10%) x số năm được tính trợ cấp với nguồn kinh phí do ngân sách trung ương bảo đảm theo quy định.
Thời hạn giải quyết chế độ là 20 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị của người đủ điều kiện hưởng trợ cấp.
Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Giáo dục đào tạo được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Bài liên quan
-
Bảng giá đất tỉnh Cà Mau 2024 (mới nhất)
-
Giáo viên được tăng nhiều khoản phụ cấp trong năm 2020
-
Điểm mới Lịch nghỉ tết âm lịch 2023
-
Tiêu chuẩn quốc gia về khẩu trang y tế
-
Thông tư 01/2020/TT-BYT về thanh toán thuốc hóa dược
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Thông tư 31/2019/TT-BYT - Quy định về sữa tươi sử dụng trong Sữa học đường
Thông tư liên tịch 98/2012/TTLT-BTC-BGDĐT
Công văn 3534/SGDĐT-VP Hà Nội 2021 hướng dẫn đăng ký thi đua, khen thưởng năm học 2021-2022
Quyết định 69/QĐ-TTg 2019
Quyết định 978/QĐ-BCT
Nghị định quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác