Nghị định 139/2018/NĐ-CP
Quy định kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới
Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & tải File cực nhanh chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm
Mua ngay Từ 69.000đ
Nghị định số 139/2018/NĐ-CP
Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới. Nghị định 139/2018/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/01/2019, thay thế Nghị định 63/2016/NĐ-CP.
Tóm tắt nội dung Nghị định 139/2018/NĐ-CP
Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Theo đó, số lượng xe cơ giới (ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc) được cấp giấy chứng nhận kiểm định trong ngày phải thỏa mãn các quy định sau đây:
- Trường hợp một đăng kiểm viên kiểm tra một xe trên dây chuyền kiểm định thì số lượng xe không quá 20 xe (hiện hành quy định một đăng kiểm viên được kiểm định tối đa 20 xe/ngày). Nếu nhiều đăng kiểm viên kiểm tra một xe thì số lượng xe không quá 20 lần số đăng kiểm viên.
- Không quá 90 xe đối với một dây chuyền kiểm định loại I và không quá 70 xe đối với một dây chuyền kiểm định loại II. Nếu dây chuyền loại II chỉ sử dụng để kiểm định xe có khối lượng phân bổ lên trục đơn đến 2.000 kg thì số lượng xe kiểm định áp dụng như dây chuyền loại I.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 139/2018/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2018
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về
Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22 tháng 11 năm
2016;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
PHỤ LỤC I
MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI
(Kèm theo Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nghị định này quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định đối với ô tô, rơ moóc hoặc
sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là xe cơ giới); quản
lý, hoạt động và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quản lý, hoạt
động, kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
2. Nghị định này không áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện kiểm định xe cơ
giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kiểm định xe cơ giới (sau đây gọi tắt là kiểm định) là việc kiểm tra lần đầu và định kỳ về chất
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.
2. Giấy Chứng nhận kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi tắt là giấy chứng nhận kiểm định) là chứng chỉ xác
nhận xe cơ giới đã được kiểm định và đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về chất
lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
3. Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới (sau đây gọi tắt là đơn vị đăng kiểm) là các tổ chức được thành
lập theo quy định của pháp luật, cung cấp dịch vụ công thực hiện công tác kiểm định và cấp giấy
chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới.
4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới là chứng chỉ xác nhận đơn vị
đăng kiểm đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.
5. Đăng kiểm viên là người có đủ trình độ, kỹ năng được cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm viên
để thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc kiểm định xe cơ giới. Đăng kiểm viên gồm hai hạng:
Đăng kiểm viên xe cơ giới và đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao.
6. Nhân viên nghiệp vụ kiểm định là người có đủ trình độ, kỹ năng được cấp Chứng chỉ nhân
viên nghiệp vụ để thực hiện công việc: Nhận, trả, lưu trữ hồ sơ, nhập dữ liệu, tra cứu, kiểm tra,
đối chiếu hồ sơ xe cơ giới vào kiểm định và in chứng chỉ kiểm định.
7. Phụ trách dây chuyền là người có đủ trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm trong công tác kiểm
định xe cơ giới để đảm bảo việc kiểm định xe cơ giới trên dây chuyền kiểm định thỏa mãn các
quy định, quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các hướng dẫn có liên quan đến công tác
kiểm định.
8. Xưởng kiểm định là khu vực bố trí các vị trí, thiết bị kiểm tra, thiết bị hỗ trợ, dụng cụ kiểm
tra.
9. Dây chuyền kiểm định là nơi bố trí vị trí kiểm định, lắp đặt các thiết bị kiểm tra. Dây chuyền
kiểm định gồm có hai loại:
a) Dây chuyền kiểm định loại I là dây chuyền kiểm định được xe cơ giới có khối lượng phân bố
lên mỗi trục đơn đến 2.000 kg.
b) Dây chuyền kiểm định loại II là dây chuyền kiểm định được xe cơ giới có khối lượng phân bố
lên mỗi trục đơn đến 13.000 kg.
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới
1. Chỉ những tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới
mới được phép hoạt động kiểm định xe cơ giới.
2. Tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài
chính với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới.
Tính độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính được hiểu như sau:
a) Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý;
b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới không nắm
giữ cổ phần hoặc góp vốn trên 10% của tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Chương II
ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
XE CƠ GIỚI
Điều 5. Điều kiện chung
Tổ chức đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định, nhân lực theo quy định tại
Nghị định này và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm do Bộ Giao thông vận tải
ban hành được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.
Điều 6. Điều kiện về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định
1. Mặt bằng đơn vị đăng kiểm là nơi dùng để bố trí các công trình phục vụ việc kiểm định xe cơ
giới trên cùng một khu đất, có diện tích được quy định như sau:
a) Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại I, diện tích mặt bằng tối thiểu sử
dụng cho hoạt động kiểm định là 1.250 m
2
;
b) Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại II, diện tích mặt bằng tối thiểu sử
dụng cho hoạt động kiểm định là 1.500 m
2
;
c) Đối với đơn vị đăng kiểm có hai dây chuyền kiểm định, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng
cho hoạt động kiểm định là 2.500 m
2
;
d) Đối với đơn vị đăng kiểm có từ 03 (ba) dây chuyền kiểm định trở lên thì diện tích sử dụng cho
hoạt động kiểm định từ dây chuyền thứ 3 trở lên tăng thêm tương ứng cho mỗi dây chuyền
không nhỏ hơn 625 m
2
.
2. Xưởng kiểm định
a) Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I: Kích thước thông xe tối thiểu (dài
x rộng x cao) là 30 x 4 x 3,5 (m);
b) Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại II: Kích thước thông xe tối thiểu (dài
x rộng x cao) là 36 x 5 x 4,5 (m);
c) Đối với xưởng kiểm định có nhiều dây chuyền kiểm định bố trí cạnh nhau thì khoảng cách
giữa tâm các dây chuyền kiểm định không nhỏ hơn 4 m và khoảng cách từ tâm dây chuyền
ngoài cùng đến mặt trong tường bao gần nhất của xưởng kiểm định không nhỏ hơn 2,5 m;
d) Đối với trường hợp dây chuyền kiểm định bố trí tại nhiều xưởng kiểm định thì tổng chiều dài
tối thiểu các xưởng kiểm định phải bằng chiều dài tương ứng với loại dây chuyền quy định tại
điểm a, điểm b khoản này.
3. Dây chuyền kiểm định phải được bố trí, lắp đặt các thiết bị kiểm tra và dụng cụ kiểm tra phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành, đảm bảo kiểm tra được
đầy đủ các hệ thống, tổng thành, chi tiết của xe cơ giới tham gia giao thông để đảm bảo chất
lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Luật giao thông đường bộ.
Điều 7. Điều kiện về nhân lực
Nhân lực trong đơn vị đăng kiểm phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Mỗi dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 03 đăng kiểm viên, trong đó có ít nhất một đăng
kiểm viên xe cơ giới bậc cao.
2. Có phụ trách dây chuyền kiểm định. Mỗi phụ trách dây chuyền kiểm định chỉ được phụ trách
tối đa hai dây chuyền kiểm định.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Bài liên quan
-
Nghị định 138/2018/NĐ-CP
-
Nghị định 142/2018/NĐ-CP
-
Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 2023
-
Nghị định 140/2018/NĐ-CP
-
Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Bài viết hay Văn bản Giao thông vận tải
Nghị định 171/2016/NĐ-CP về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển
Thông tư 17/2021/TT-BGTVT khắc phục hậu quả thiên tai và cứu nạn trong lĩnh vực đường sắt
Thông tư quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ
Thông tư 12/2022/TT-BGTVT Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc quản lý BGTVT
Nghị định 116/2017/NĐ-CP
Thông tư 05/2021/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 33/2018/TT-BGTVT và Thông tư 24/2020/TT-BGTVT
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác