Nâng ngạch không qua thi với cán bộ đã có thông báo nghỉ hưu

Tải về

Nâng ngạch không qua thi với cán bộ đã có thông báo nghỉ hưu

Thông tư 03/2008/TT-BNV hướng dẫn xét nâng ngạch không qua thi đối với cán bộ, công chức, viên chức đã có thông báo nghỉ hưu do Bộ Nội vụ ban hành. Mời các bạn tham khảo để nắm rõ các nội dung về việc nâng ngạch không qua thi với cán bộ đã có thông báo nghỉ hưu.

Từ 2018, muốn hưởng lương hưu tối đa phải đóng thêm 5 năm BHXH

Chế độ nghỉ hưu trước tuổi thay đổi thế nào từ năm 2017?

Nghỉ hưu trước năm 2018 sẽ có lợi hơn?

Bà Phạm Huyền (TP. Hải Phòng) hỏi, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp huyện có được áp dụng Thông tư 03/2008/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện xét nâng ngạch không qua thi đối với cán bộ, công chức, viên chức đã có thông báo nghỉ hưu?

Nâng ngạch không qua thi với cán bộ đã có thông báo nghỉ hưu

Trả lời:

Ngày 3/6/2008, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 03/2008/TT-BNV hướng dẫn thực hiện xét nâng ngạch không qua thi đối với cán bộ, công chức, viên chức đã có thông báo nghỉ hưu (còn hiệu lực). Mục I Thông tư này quy định đối tượng và phạm vi áp dụng như sau:

Đối tượng áp dụng

Cán bộ, công chức, viên chức (kể cả cán bộ bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch công chức) có quá trình cống hiến lâu dài, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã có thông báo nghỉ hưu và đang hưởng bậc lương cuối cùng hoặc đang hưởng bậc lương cuối cùng cộng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch chuyên viên và tương đương (nhóm A1), ngạch chuyên viên chính và tương đương (nhóm A2) theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Phạm vi áp dụng

Việc thực hiện nâng ngạch đối với cán bộ, công chức, viên chức nói tại Khoản 1, Mục I Thông tư này được áp dụng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau:

  • Các cơ quan Nhà nước từ cấp huyện trở lên;
  • Các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
  • Các Hội và tổ chức phi Chính phủ, được Nhà nước giao biên chế.

Đối tượng không áp dụng

  • Việc bổ nhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên, Kiểm toán viên, Giáo sư, Phó Giáo sư và việc xét chuyển loại công chức, viên chức từ loại B, loại C sang loại A (gồm nhóm Ao hoặc A1) và từ loại C sang loại B thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật khác có liên quan.
  • Cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu và hưởng chế độ hưu trí.
  • Cán bộ, công chức, viên chức đã được nâng bậc lương trước thời hạn để nghỉ hưu.

Trả lời vấn đề bà Phạm Huyền hỏi, theo quy định nêu trên thì đối tượng và phạm vi áp dụng của Thông tư số 03/2008/TT-BNV bao gồm cả viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có quá trình cống hiến lâu dài, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã có thông báo nghỉ hưu và đang hưởng bậc lương cuối cùng hoặc đang hưởng bậc lương cuối cùng cộng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch chuyên viên và tương đương (nhóm A1), ngạch chuyên viên chính và tương đương (nhóm A2) theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.

Đề nghị bà Huyền cập nhật toàn bộ nội dung Thông tư số 03/2008/TT-BNV để rõ đối tượng và phạm vi áp dụng; nguyên tắc và tiêu chuẩn, điều kiện xét nâng ngạch không qua thi đối với cán bộ, công chức, viên chức đã có thông báo nghỉ hưu; hồ sơ, trình tự và thẩm quyền xét nâng ngạch; việc tổ chức thực hiện Thông tư này.

Đánh giá bài viết
1 98
Nâng ngạch không qua thi với cán bộ đã có thông báo nghỉ hưu
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm