Luật Trẻ em 2016 và 14 nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
14 nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Luật Trẻ em được Quốc hội thông qua năm 2016, có hiệu lực từ 1/6/2017 xác định cụ thể 14 nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. HoaTieu.vn xin gửi tới bạn đọc cụ thể về 14 nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Bái viết dưới đây mà HoaTieu.vn muốn giới thiệu tới bạn đọc là 14 nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được nêu trong Luật trẻ em 2016. Bài viết nêu rõ thông tin của các nhóm trẻ, các đối tượng trẻ em cụ thể. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.
14 nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong Luật trẻ em 2016
STT | Nhóm trẻ em | Đối tượng cụ thể |
1 | Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ | · Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ không có người chăm sóc; · Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ được nuôi dưỡng trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hoặc cơ sở trợ giúp xã hội; · Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ sống với người thân thích; · Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ được nhận chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải người thân thích, trừ trường hợp được nhận làm con nuôi. |
2 | Trẻ em bị bỏ rơi | · Trẻ em bị bỏ rơi chưa được chăm sóc thay thế; · Trẻ em bị bỏ rơi được chăm sóc thay thế. |
3 | Trẻ em không nơi nương tựa | · Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật; · Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc không còn khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng; · Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; · Trẻ em có cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật; · Trẻ em có cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội; · Trẻ em có cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; · Trẻ em có cả cha và mẹ không còn khả năng chăm sóc trẻ em; · Trẻ em có cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội; · Trẻ em có cả cha và mẹ đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; · Trẻ em có cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; · Trẻ em sống trong gia đình có cả cha và mẹ trong độ tuổi trẻ em; · Trẻ em có cả cha và mẹ bị hạn chế quyền làm cha mẹ hoặc tạm thời cách ly khỏi cha hoặc mẹ theo quy định của pháp luật. |
4 | Trẻ em khuyết tật | · Trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng; · Trẻ em khuyết tật nặng; · Trẻ em khuyết tật nhẹ. |
5 | Trẻ em nhiễm HIV/AIDS | Trẻ em nhiễm HIV/AIDS theo quy định pháp luật. |
6 | Trẻ em vi phạm pháp luật | · Trẻ em vi phạm pháp luật đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; đang bị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình; · Trẻ em vi phạm pháp luật chưa xác định được nơi cư trú ổn định đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội; · Trẻ em vi phạm pháp luật đang bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng; đang bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn hoặc tù có thời hạn nhưng được hưởng án treo; · Trẻ em chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn hoặc chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. |
7 | Trẻ em nghiện ma túy | · Trẻ em nghiện ma túy trong cơ sở cai nghiện; · Trẻ em nghiện ma túy đang áp dụng biện pháp cai nghiện, điều trị nghiện tại gia đình, cộng đồng. |
8 | Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở | · Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phố cập giáo dục trung học cơ sở không có người chăm sóc; · Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở sống cùng cha, mẹ hoặc người chăm sóc. |
9 | Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực | Trẻ em bị bạo lực dẫn đến rối loạn tâm thần, hành vi, hạn chế khả năng giao tiếp, học tập hoặc khả năng tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày theo kết luận của cơ quan giám định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người có chuyên môn được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, đánh giá mức độ tổn hại của trẻ em. |
10 | Trẻ em bị bóc lột | · Trẻ em bị bắt buộc tham gia lao động trái quy định của pháp luật về lao động; · Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trình diễn hoặc bị sử dụng trong sản xuất các sản phẩm khiêu dâm; · Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động du lịch mà bị xâm hại tình dục; bị cho, nhận hoặc cung cấp để hoạt động mại dâm; · Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động vận chuyển, mua bán, sản xuất, tàng trữ chất gây nghiện và các hàng hóa khác bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật. · Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trục lợi khác. |
11 | Trẻ em bị xâm hại tình dục | · Trẻ em bị hiếp dâm; · Trẻ em bị cưỡng dâm; · Trẻ em bị giao cấu; · Trẻ em bị dâm ô; · Trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức. |
12 | Trẻ em bị mua bán | · Trẻ em bị mua bán trở về sống với cha, mẹ; · Trẻ em bị mua bán trở về được nhận chăm sóc thay thế. |
13 | Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo | · Trẻ em thuộc hộ nghèo mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; · Trẻ em thuộc hộ cận nghèo mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. |
14 | Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc | · Trẻ em là công dân Việt Nam di cư, lánh nạn trong nước chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc; · Trẻ em có quốc tịch nước ngoài di cư, lánh nạn, tị nạn không có người chăm sóc; · Trẻ em chưa xác định được quốc tịch, chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc di cư, lánh nạn, tị nạn vào Việt Nam. |
Cuộc thi tìm hiểu về Luật trẻ em trực tuyến 2019 đang trong thời gian được diễn ra. HoaTieu.vn xin gửi tới bạn đọc Đáp án cuộc thi tìm hiểu Luật trẻ em trực tuyến 2019 Tiểu học và Đáp án cuộc thi tìm hiểu Luật trẻ em trực tuyến 2019 khối THCS, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Quyền dân sự.
- Chia sẻ:
Nguyễn Linh An
- Ngày:
Luật Trẻ em 2016 và 14 nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
126,2 KB 15/11/2019 10:10:00 SATải file định dạng .DOC
86,4 KB 15/11/2019 10:26:08 SA
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Công dân nữ tham gia Công An nghĩa vụ cần điều kiện gì năm 2025?
-
The Civil Code Law No. 91/2015/QH13
-
Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13
-
Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
Bộ luật tố tụng dân sự 2025 số 92/2015/QH13
-
Thông tư liên tịch 05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA sửa đổi, bổ sung Luật quốc tịch Việt Nam
-
(Mới nhất) Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13
-
Luật nghĩa vụ quân sự 2024 số 78/2015/QH13
-
Nghị định 07/2025/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực
-
Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ
-
Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP
-
Quyết định 1872/QĐ-BTP 2020 thủ tục hành chính được sửa đổi lĩnh vực hộ tịch

Bài viết hay Quyền Dân sự
Thông tư 219/2016/TT-BTC về thu, nộp và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất, nhập, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam
Thủ tục hành chính lĩnh vực cấp quản lý thẻ Căn cước công dân
Thông tư hướng dẫn về hôn nhân có yếu tố nước ngoài số 02a/2015/TT-BTP
Nghị quyết 103/2015/QH13 về việc thi hành Bộ Luật tố tụng dân sự
The Civil Code Law No. 91/2015/QH13
Luật điều ước quốc tế số 108/2016/QH13
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác